Giải Địa Lý lớp 9 Bài 26: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ ( tiếp theo)

  • Bài 26: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ ( tiếp theo) trang 1
  • Bài 26: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ ( tiếp theo) trang 2
  • Bài 26: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ ( tiếp theo) trang 3
  • Bài 26: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ ( tiếp theo) trang 4
  • Bài 26: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ ( tiếp theo) trang 5
  • Bài 26: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ ( tiếp theo) trang 6
Bài 26. VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ (tiếp theo)
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT ĐƯỢC
Trình bày được một sô" ngành kinh tê" tiêu biểu của vùng: chăn nuôi bò, khai thác, nuôi trồng rừng và chê" biến thuỷ sản; du lịch, vận tải biển; cơ khí, chê" biến lương thực, thực phẩm...
Nêu được tên các trung tâm kinh tê" chính.
Nhận biết vị trí, giới hạn và vai trò của vùng kinh tê" trọng điểm miền Trung.
Phân tích số liệu thống kê, biểu đồ kinh tế, bản đồ kinh tế để nhận biết đặc điểm kinh tế của vùng.
ĨI. KIẾN THỨC Cơ BẢN
Tình hình phát triển kinh tế
Nông nghiệp
Thế mạnh: chăn nuôi bò, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản (chiếm 27,4% giá trị thuỷ sản của cả nước; xuất khẩu: mực, tôm, cá đông lạnh).
Quỹ đất nông nghiệp hạn chế. Sản lượng lương thực bình quân đầu người thấp hơn cả nước.
Nghề làm muối, chế biến thuỷ sản khá phát triển, nổi tiếng là muối Cà Ná, Sa Huỳnh, nước mắm Nha Trang, Phan Thiết.
Việc trồng rừng phòng hộ, đồng thời xây dựng hệ thống hồ chứa nước đang đươc chú ý phát triển.
Công nghiệp
Cơ cấu công nghiệp khá đa dạng, gồm có: luyện kim, cơ khí, chế biến thực phẩm, chế biến lâm sản, sản xuất hàng tiêu dùng (dệt, may,...), khai thác khoáng sản (cát, titan,...).
Trung tâm cơ khí sửa chữa, cơ khí lắp ráp: Đà Nẵng, Quy Nhơn.
So với cả nước, sự tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng còn chậm.
Dịch vụ
Hoạt động vận tải trung chuyển trên các tuyến Bắc — Nam diễn ra sôi động.
Các thành phố cảng biển vừa là đầu môì giao thông thuỷ bộ, vừa là cơ sở xuất nhập khẩu quan trọng của các tỉnh trong vùng và Tây Nguyên.
Du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng, phát triển dựa trên các bãi biển nổi tiếng (Non Nước, Nha Trang, Mũi Né,...) và các quần thể di sản văn hoá (Phô" cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn).
Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Các trung tâm kinh tế: Đà Nang, Quy Nhơn, Nha Trang thành phố biển với các hoạt động xuất, nhập khẩu, du lịch nhộn nhịp; đồng thời đều là cửa ngõ của Tây Nguyên ra Biển Đông).
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (gồm thành phô" Đà Nẵng và các tỉnh: Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định) có tầm quan trọng không chỉ với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ mà với cả Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.
III. GỢI ý trả lời câu hỏi giữa bài
Vì sao chăn nuôi bò, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản là thế mạnh của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
Trả lời:
Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều thuận lợi về đều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phát triển chăn nuôi bò, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.
Sô" lượng đàn bò lớn (1.008,6 nghìn con, năm 2002). Sản lượng thuỷ sản lớn (521,1 nghìn tấn, năm 2002).
Quan sát hình 26.1, hãy xác định các bãi tôm, bãi cá. Bằng sự hiểu biết giải thích vì sao vùng biển Nam Trung Bộ nổi tỉếng về nghề làm muôi, đánh bắt và nuôi thuỷ sản biển?
Trả lời:
Các bãi tôm, bãi cá: Đà Nẵng, Quảng Ngãi - Bình Định, Khánh Hoà, Ninh Thuận - Bình Thuận, Hoàng Sa - Trường Sa.
Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nghề làm muối và khai thác, nuôi trồng thuỷ sản.
+ Quanh năm nắng, nhiệt độ trung bình cao, độ mặn của nước biển cao, dọc ven biển ít cửa sông,...
+ Vùng nước mặn, nước lợ ven bờ thích hợp cho nghề nuôi trồng thuỷ sản (nuôi tôm hùm, tôm sú).
+ Trên một số đảo ven bờ từ tỉnh Quảng Nam đến Khánh Hoà có nghề khai thác tổ chim yến (yến sào) đem lại giá trị kinh tế cao.
+ Gần các ngư trường trọng điểm (Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu; ngư trường Hoàng Sa - Trường Sa), có nhiều bãi tôm, cá gần bờ.
Dựa vào bảng 26.2, hãy nhận xét sự tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ so với cả nước.
Trả lời: Thời kì 1995 - 2002, giá trị sản xuất công nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ tăng 2,6 lần. Nhịp độ tăng chênh lệch không lớn so với nhịp độ tăng trưởng của cả nước (2,5 lần).
Xác định trên hình 26.1 vị trí của các thành phố Đà Nang, Quy Nhơn, Nha Trang. Vì sao các thành phố này được coi là cửa ngõ của Tây Nguyên?
Trả lời:
Thành phô" Đà Nẵng: là một trong những đầu mô"i giao thông quan trọng của Tây Nguyên. Nhiều hàng hoá và hành khách của Tây Nguyên được vận chuyển theo Quô"c lộ 14 đến Đà Nẵng để ra ngoài Bắc hoặc một số địa phương của Duyên hải Trung Bộ. Một bộ phận hàng hoá qua cảng Đà Nẵng để xuất khẩu. Ngược lại, hàng hoá và hành khách nhiều vùng trong cả nước, chủ yếu từ ngoài Bắc và hàng hoá nhập khẩu qua cảng Đà Nẵng vào Tây Nguyên.
Quy Nhơn: là cửa ngõ ra biển của Gia Lai, Kon Turn.
Thành phô" Nha Trang (Khánh Hoà) trao đổi hàng hoá và dịch vụ trực tiếp với Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) bằng Quốc lộ 26.
Tuy Hoà (Phú Yên) giao thương với Gia Lai, Kon Tum bằng Quốc lộ 25.
Trong khuôn khổ hợp tác ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Chương trình phát triển kinh tế vùng ba biên giới Đông Dương đang được thiết kế và triển khai, bao gồm địa bàn 10 tỉnh: Gia Lai, Kon Turn, Đắk Lắk, Đắk Nông (Việt Nam); 3 tỉnh phía Hạ Lào và 3 tỉnh Đông Bắc Cam-pu-chia. Cùng với đường Hồ Chí Minh, các tuyến quốc lộ trên kết nối các thành phô" - cảng biển với cáe cửa khẩu biên giới: Bờ Y, Lệ Thanh, Bu Prang, tạo thành bộ khung lãnh thổ phát triển cho cả vùng Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.
IV. GỌI Ý THựC HIỆN CÂU IIỎI VÀ BÀI TẬP CUÔÌ BÀI
Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế hiển như thê" nào?
Trả lời:
Khai thác biển và nuôi trồng, chê" biến thuỷ sản:
+ Ngu' nghiệp là thế mạnh của vùng, chiếm 27,4% giá trị thuỷ sản khai thác của cả nước (năm 2002).
+ Nuôi tôm sú, tôm he ở các vụng, vịnh biển ven bờ được đẩy mạnh. + Chê" biến thuỷ sản khá phát triển, nổi tiếng với nước mắm
Nha Trang, Phan Thiết.
+ Xuất khẩu mực, tôm, cá đồng lạnh.
Hoạt động của các cảng biển: các cảng biển Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang có hoạt động xuất, nhập khẩu với quy mô ngày càng tăng, đặc biệt là cảng Đà Nẵng và Quy Nhơn.
Hoạt động du lịch biển: sôi động, quanh năm ở các bãi biển với những cơ sở du lịch nổi tiếng, đặc biệt là ở Nha Trang.
Nghề làm muối khá phát triển, nổi tiếng là Sa Huỳnh, Cà Ná.
Dựa vào bảng sô liệu trang 99 SGK (Bảng 26.3. Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản theo các tỉnh, năm 2002), vẽ biểu đồ cột thể hiện diện tích nuôi trồng thuỷ sản ở các tỉnh, thành phô của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002 và nêu nhận xét.
Hướng dẫn:
Vẽ biểu đồ: vẽ biểu đồ cột.
+ Trên trục hoành, xác định 8 điểm tương ứng với 8 tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Trục tung thể hiện diện tích nuôi trồng thuỷ sản (nghìn ha). Chia đều trục tung thành 6 mức, mỗi mức tương ứng một nghìn ha. Đỉnh đầu trục tung vẽ mũi tên và ghi đơn vị: nghìn ha.
+ Biểu đồ có 8 cột, mỗi cột tương ứng với diện tích của một tỉnh, bắt đầu từ thành phố Đà Nẵng, kế đó là các tỉnh khác trong vùng và kết thúc là Bình Thuận. Chiều cao mỗi cột ứng với số diện tích được ghi ở trục tung. Trên đầu mỗi cột ghi rõ số diện tích thể hiện.
+ Tên biểu đồ: Biểu đồ diện tích nuôi trồng thuỷ sản ở các tỉnh, thành phố của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nám 2002.
Nêu tầm quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đối với sự phát triển kinh tế ỏ' Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
7'rd lời:
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm các tỉnh và thành phố: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
Là cơ sở để nâng cao trình độ phát triển kinh tế của các vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Tác động mạnh đến sự chuyển dịch cơ câu kinh tế của các vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
V. CÂU HỎI Tự HỌC
A. chăn nuôi bò. c. nuôi trồng thuỷ sản.
1. Thế mạnh của Duyên hải Nam Trung Bộ không phải là
B. khai thác thuỷ sản. D. trồng cây lương thực.
Trong tổng giá trị thuỷ sản khai thác của cả nước năm 2002, Duyên hải Nam Trung Bộ chiếm
A. 27,2%.	B.	27,3%.	c. 27,4%.	D. 27,5%.
Nghề làm muối ở Duyên hài Nam Trung Bộ nổi tiếng ở
A. Sa Huỳnh.	B.	Cam Ranh.	c. Nam Ô.	D. Phan Rí.
Bãi biển nào sau dây	không thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Non Nước.	B.	Nha Trang,	c. Mũi Né.	D. Lăng Cô.
Các trung tâm công nghiệp lớn ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang.
Đà Nẵng, Quy Nhơn, Phan Thiết, c. Đà Nẵng, Quy Nhơn, Hội An.
D. Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Thiết.