Giải Địa Lý lớp 9 Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ

  • Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ trang 1
  • Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ trang 2
  • Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ trang 3
  • Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ trang 4
  • Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ trang 5
  • Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ trang 6
Bài23. VÙNG BAC trung bộ
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT ĐƯỢC
Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.
Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
Xác định được vị trí, giới hạn của vùng trên bân đồ.
Sử dụng bản đồ tự nhiên, dân cư để phân tích và trình bày về đặc điểm tự nhiên, dân cư của vùng Bắc Trung Bộ.
II. KIẾN THỨC Cơ BẢN
Các tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên — Huế.
Diện tích: 51.513km2
Dân số: 10,3 triệu người (năm 2002)
VỊ trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
Lãnh thổ: hẹp ngang, kéo dài từ dãy Tam Điệp đêh dãy Bạch Mã.
VỊ trí địa lí: phía tây giáp CHDCND Lào, phía đông là Biển Đông.
Ý nghĩa của vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ đối với phát triển kinh tế - xã hội:
+ Cầu nối giữa miền Bắc và miền Nam.
+ Vị trí trung chuyển của Lào và Đông Bắc Thái Lan ra Biển Đông.
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Từ Bắc vào Nam: khác biệt giữa phía bắc và phía nam dãy Hoành Sơn.
+ Phía bắc Hoành Sơn: tài nguyên rừng giàu có hơn, khoáng sản nhiều loại: sắt, vàng, mangan, crôm, titan, thiếc, đá vôi, sét, cao lanh.
+ Phía nam Hoành Sơn: tài nguyên rừng kém hơn, khoáng sản hầu như không đáng kể.
Từ tây sang đông, các tĩnh trong vùng đều có núi, gò đồi, đồng bằng, biển và hải đảo.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm; mùa mưa chậm dần vào thu đông. Trong mùa mưa thường có bão và lũ lụt.
Vùng giàu có tài nguyên rừng.
Biển giàu tôm, cá.
c. Đặc điểm dân cư, xã hội
Địa bàn cu' trú của 25 dân tộc.
Có sự khác biệt từ đông sang tây về dân cư và hoạt động kinh tế.
+ Đồng bằng ven biển phía đông: chủ yếu là người Kinh. Hoạt động
kinh tế: sản xuất cây lương thực, cây công nghiệp hàng năm, đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ.
+ Miền núi, gò đồi phía tây: chủ yếu là các dân tộc: Thái, Mường, Tày, Mông, Bru — Vân Kiều,... Hoạt động kinh tế chủ yếu: nghề rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm, canh tác trên nương rẫy; chăn nuôi trâu, bò đàn,...
Tỉ lệ hộ nghèo, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao hơn mức bình quân của cả nước; mật độ dân số và tuổi thọ trung bình thấp hơn; GDP/người và tỉ lệ dân số’ thành thị thấp hơn nhiều so với cả nước. Đời sống dân cư, đặc biệt ở vùng cao, biên giới, hải đảo còn nhiều khó khăn.
Vùng có nhiều di tích lịch sử - văn hoá. Người dân có truyền thống lao động cần cù, dũng cảm, giàu nghị lực trong đấu tranh với thiên tai và chông ngoại xâm.
III. GỢI ý trả lời câu hỏi giữa bài
Quan sát hình 23.1, hãy xác định giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vììng Bắc Trung Bộ.
Trả lời:
Bắc Trung Bộ hẹp ngang, kéo dài. Phía bắc giáp vùng Đồng bằng sông Hồng, phía nam giáp Duyên hải Nam Trung Bộ, phía tây giáp Lào, phía đông là Biến Đông.
Bấc Trung Bộ là cầu nối Bắc Bộ với các vùng phía nam; là cửa ngô của các nước Tiểu vùng sồng Mê Công ra Biển Đông và ngược lại. Bắc Trung Bộ như là ngã tư đường đối với trong nước và các nước trong khu vực.
Quan sát hình 23.1 và dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết dải núi Trường Sơn Bắc ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu ở Bắc Trung Bộ?
Trả lời: Sườn tây và sườn đông gây nên khí hậu khác nhau:
Về mùa hạ, phía đông dãy Trường Sơn chịu hiệu ứng phơn với gió Tây Nam gây ra thời tiết rất khô nóng.
Về mùa đông, sườn đông Trường Sơn là sườn đón gió mùa đông Bắc, gây mưa.
Dựa vào hình 23.1 và 23.2, hãy so sánh tiềm năng tài nguyên rừng và khoáng sản phía bắc và phía nam dãy Hoành Sơn.
Trả lời:
Phía bắc dãy Hoành Sơn: tiềm năng rừng và khoáng sản lớn hơn ở phía nam. Các loại khoáng sản ở đây có là: sắt, crôm, thiếc, đá xây dựng.
Phía nam Hoành Sơn có vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng với động Phong Nha được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, là tài nguyên quan trọng để phát triển du lịch.
Bằng kiến thức đã học, hãy nêu các loại thiên tai thường xảy ra ở Bắc Trung Bộ.
Trả lời: Bão, lụt, gió phơn Tây Nam khô nóng, cát lấn, cát bay, hạn hán.
Quan sát bảng 23.1, hãy cho biết những khác biệt trong cư trú và hoạt động kinh tế giữa phía đông và phía tây của Bắc Trung Bộ.
Trả lời:
Phía đông (các đồng bằng ven biển): Chủ yếu là người Kinh. Hoạt động kinh tế: sản xuất lương thực, cây công nghiệp hàng năm, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản; sản xuâ"t công nghiệp, thương mại, dịch vụ.
Phía tây (miền núi, gò đồi): Chủ yếu các dân tộc: Thái, Mường, Tày, Mông, Bru - Vân Kiều,... Hoạt động kinh tế: nghề rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm, canh tác trên nương rẫy, chăn nuôi trâu, bò đàn.
Dựa vào bảng 23.2, hãy nhận xét sự chênh lệch các chỉ tiêu của vùng so với cả nước.
Trả lời:
Bấc Trung Bộ nhỏ hơn cả nước về: mật độ dân sô", GDP/người (chỉ bằng 1/2 của cả nước), tuổi thọ trung bình và tỉ lệ dân số thành thị (gần bằng 1/2 cả nước).
Các chỉ tiêu của Bắc Trung Bộ cao hơn cả nước là: tĩ lệ hộ nghèo, tỉ lệ người lớn biết chữ, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số.
GỢl ý THựC hiện CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUÔÌ BÀI
Điều kiện tự nhiên ở Bắc Trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì đô"i với sự phát triển kinh tế - xã hội?
Trả lời:
Thuân lợi:
+ Dải đồng bằng ven biển là nơi trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây lương thực.
+ Vùng gò đồi có diện tích tương đối rộng thuận lợi cho chăn nuôi gia súc lớn; một sô" nơi có đất badan, hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày.
+ Tỉnh nào cũng có biển, tạo điều kiện cho phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản phát triển.
+ Độ che phủ rừng đứng thứ hai cả nước (sau Tây Nguyên) với nhiều loài thực, động vật có giá trị cao.
+ Tài nguyên du lịch đa dạng: các bãi biển, di tích lịch sử - văn hoá,.... Đặc biệt, có Di sản thiên nhiên thế giới là Phong Nha - Kẻ Bảng và các Di sản văn hoá thế giới: cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế.
Klió khăn: bão, lũ lụt, hạn hán, gió phơn Tây Nam khô nóng, cát bay, cát chảy,...
Phân bố dân cư ở Bắc Trung Bộ có những đặc điểm gì?
Trả lời: Chênh lệch giữa phía đông và phía tây:
Ở đồng bằng ven biển chủ yếu là người Kinh sinh sống, mật độ dân số cao.
Các gò đồi phía tây là địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc ít người, dân cư thưa thớt.
Sưu tầm tư liệu (bài viết, ảnh) và viết tóm tắt, giới thiệu về vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng hoặc thành phố Huế.
Hướng dẫn:
Sưu tầm theo chủ đề: thiên nhiên, con người, hoạt động kinh tế, văn hoá của các di sản.
Nguồn SƯU tầm: sách, báo, tạp chí hình, Internet, đĩa CD-ROM Atlat Địa lí Việt Nam,...
CÂU HỎI Tự HỌC
So với phía bắc Hoành Sơn, phía nam Hoành Sơn có
khoáng sản phong phú hơn.
tỉ lệ đất lâm nghiệp có rừng lớn hơn. c. diện tích đồng bằng rộng hơn.
D. đầm phá ven biển nhiều hơn.
Loại thiển tai ảnh liưòng nhiều đến phía nam dãy Hoành Sơn là
A. gió Tây khô nóng.	B. hạn hán.
c. cát bay, cát chảy.	D. lũ lụt.
Hoạt động kinh tế chủ yếu ở miền núi, gò đồi phía tây Bắc Trung Bộ là
trồng cây công nghiệp lâu năm.
sản xuất lương thực.
c. trồng cây công nghiệp hàng năm.
D. đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản.
Các dân tộc ít người chủ yếu ở Bắc Trung Bộ là
Thái. Mường, Tày, Nùng, Bru - Vân Kiều.
Thái, Mường, Tày, Dao, Bru - Vân Kiều, c. Thái, Mường, Tày, Mông, Bru - Vân Kiều.
D. Thái, Mường, Tày, Ê-đê, Bru - Vân Kiều.
Chi tiêu ở Bắc Trung Bộ cao hơn cả nước là
Á. mật độ dân số.	B. tỉ lệ hộ nghèo,
c. tuổi thọ trung bình.	D. tỉ lệ dân số thành thị.