Giải Địa Lý lớp 9 Bài 14: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông

  • Bài 14: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông trang 1
  • Bài 14: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông trang 2
  • Bài 14: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông trang 3
  • Bài 14: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông trang 4
Bài 14.	GIAO THÔNG VẬN TẢI
VÀ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT ĐƯỢC
Trình bày được tình hình phát triển và phân bô' của một số ngành dịch vụ: giao thông vận tải, bưu chính viễn thông.
Xác định trên bản đồ một số tuyến đường giao thông quan trọng, một số’ sân bay, bến cẳng lớn.
II. KIẾN THỨC Cơ BẢN
A. Giao thông vận tải
ỉ. Ý nghĩa
Thực hiện các mối liên hệ kinh tế trong nước và ngoài nước.
Nhờ vào việc phát triển giao thông vận tải, nhiều vùng khó khăn đã có cơ hội để phát triển.
Giao thông vận tải ở nước ta đã phát triển đầy đủ các loại hình
Các loại hình: đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không, đường ống.
Trong cơ cấu khối lượng hàng hoá vận chuyển năm 2002, đường bộ chiếm tỉ trọng cao nhất (67,68%), sau đó đến đường sông; đường hàng không chiếm tỉ trọng nhỏ nhất, sau đó đến đường sắt.
Đường bộ:
+ Tổng chiều dài: 205 nghìn km, trong đó có hơn 15 nghìn km đường quốc lộ.
+ Chuyên chở được nhiều hàng hoá và hành khách nhất, được đầu tư nhiều nhất.
+ Các tuyến quan trọng: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 5, Quốc lộ 8, Quốc lộ 51, Quốc lộ 22, đường Hồ Chí Minh.
Đường sắt:
+ Tổng chiều dài: 2.632km
+ Tuyến quan trọng nhất: đường sắt Thống Nhất - Hà Nội - TP Hồ Chí Minh.
Đường sông:
+ Mới được khai thác ở mức độ thấp.
+ Tập trung ở lưu vực vận tải sông Cửu Long (4.500km) và lưu vực vận tải sông Hồng (2.500km).
Đường biển:
+ Gồm vận tải ven biển và vận tải quốc tế.
+ Hoạt động vận tải biển quốc tế được đẩy mạnh.
+ Ba cảng biển lớn nhất: Hải Phòng, Đà Nang và Sài Gòn.
Đường hàng không:
+ Hàng không Việt Nam đã và đang phát triển đội máy bay theo hướng hiện đại hoá.
+ Mạng nội địa có 24 đường bay đến 19 sân bay địa phương.
+ Mạng quốc tế ngày càng được mỏ' rộng trực tiếp nối Việt Nam
với nhiều nước trên thế giới.
Đường ống: ngày càng phát triển, chủ yếu chuyên chở dầu mỏ và khí.
B. Bưu chính viễn thông
Những dịch vụ cơ bản của bưu chính viễn thông: điện thoại, điện báo, truyền dẫn số liệu, Internet, phát hành báo chí, chuyển bưu kiện, bưu phẩm...
Bưu chính có những bước phát triển mạnh mẽ:
+ Mạng bưu cục không ngừng được mở rộng và nâng cấp.
+ Nhiều dịch vụ mới với chất lượng cao ra đời (chuyển phát
nhanh, chuyển tiền nhanh, điện hoa, tiết kiệm qua bưu điện,...).
Mật độ điện thoại tăng rất nhanh, năm 2001 đạt 6,0 máy/1.000 dân.
Toàn mạng lưới điện thoại đã tự động hoá, tới hơn 90% số xã trong cả nước.
Năng lực mạng viễn thông quốc tế và liên tỉnh được nâng lên vượt bậc. Các dịch vụ nhắn tin, điện thoại di động, thư điện tử,... phát triển tới hầu hết các tỉnh.
Ngành viễn thông đi thẳng vào hiện đại. Hiện có 6 trạm thông tin vệ tinh, ba tuyến cáp quang biển quốc tế.
Nước ta hoà mạng Internet vào cuối năm 1997. số thuê bao đang tăng rất nhanh.
GỢl ¥ TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI
Quan sát bảng 14.1, hãy cho biết loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hoá? Tại sao? Ngành nào có tĩ trọng tăng nhanh nhất? Tại sao?
Trả lời:
Loại hình vận tải có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hoá là đường bộ (đường ôtô) vì ngành này chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu hàng hoá vận chuyển. Đây là loại phương tiện vận tải đảm đương phần chủ yếu nhất nhu cầu vận tải trong nước (cả về hàng hoá và hành khách).
Ngành có tỉ trọng tăng nhanh nhất là vận tải đường hàng không. Nguyên nhân do phải đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá và hành khách (trong, ngoài nước) tăng rất nhanh của nền kinh tế và ưu điểm của loại hình vận tải này. Tuy nhiên, tỉ trọng của loại hình này còn nhỏ.
Dựa vào hình 14.1, hãy xác định các tuyến đường bộ xuất phát từ Thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Trả lời:
Các tuyến đường bộ xuất phát từ Thủ đô Hà Nội: Quốc lộ 2, Quốc lộ 3, Quốc lộ 5, Quốc lộ 6.
Các tuyến đường xuất phát từ TP. Hồ Chí Minh: Quốc lộ 22, Quốc lộ 20, Quốc lộ 51.
Dựa vào hình 14.1, hãy kể tên các tuyến đường sắt chính.
Trả lời:
Hà Nội - TP. HỒ Chí Minh.
Hà Nội - Lào Cai.
Hà Nội - Lạng Sơn.
Hà Nội - Hải Phòng.
GỢI ý THực hiện câu hỏi và bài tập cuối bài
Trong các loại hình giao thông ở nước ta, loại hình nào mới xuất hiện trong thời gian gần đây?
Trả lời: loại hình đường ôhg.
Dựa vào hình 14.1, hãy kể tên và xác định các quốc lộ chính.
Trả lời: Các quốc lộ chính: 1A, 5, 18, 51, 22, đường Hồ Chí Minh.
Xác định trên hình 14.1 các cảng biển ở các vùng của nước ta.
Trả lời:
Trung du và miền núi Bắc Bộ: cảng Hạ Long.
Đồng bằng sông Hồng: cảng Hái Phòng.
Bắc Trung Bộ: cảng Vinh, Huê.
Duyên hải Nam Trung Bộ: cảng Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Cam Ranh.
Đông Nam Bộ: cảng Vũng Tàu.
Đồng bằng sông Cửu Long: cảng Rạch Giá.
Việc phát triển các dịch vụ điện thoại và Internet tác động như thế nào đến đời sông kinh tế - xã hội nước ta?
Trả lời:
Đảm bảo thông tin, liên lạc phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.
Tạo điều kiện để người dân tiếp thu các thành tựu về khoa học công nghệ, văn hoá, xã hội, làm phong phú đời sông văn hoá và nâng cao trình độ nhận thức mọi mặt.
Tạo điều kiện cho sự hội nhập với thế giới.
V. CÂU HỎI Tự HỌC
1. Khối lượng hàng hoá vận chuyển năm 2002 lớn nhất thuộc về
A. đường bộ. c. đường biển.
B. đường sắt. D. đường sông.
2. Khối lượng hàng hoá vận chuyển năm 2002 nhỏ nhất tliuộc về
A. dường bộ. c. đường biển.
3. Tuyến dường bộ quan trọng nhất nước ta là
B. đường hàng không. D. đường sông.
A. Quốc lộ 1A. c. Quốc lộ 5.
B. Đường Hồ Chí Minh. D. Quốc lộ 51.
4. Mạng lưới đường sông dài nhất là ở lưu vực vận tải
A. sông Hồng, c. sông Cửu Long.
5. Hoạt động nào sau đáy thuộc về bưu chính?
B. sông Thái Bình. D. sông Đồng Nai.
A. Internet, c. điện báo.
B. chuyển bưu phẩm. D. truyền dẫn số liệu