Giải Địa Lý lớp 9 Bài 29: Vùng Tây Nguyên (tiếp theo)

  • Bài 29: Vùng Tây Nguyên (tiếp theo) trang 1
  • Bài 29: Vùng Tây Nguyên (tiếp theo) trang 2
  • Bài 29: Vùng Tây Nguyên (tiếp theo) trang 3
  • Bài 29: Vùng Tây Nguyên (tiếp theo) trang 4
  • Bài 29: Vùng Tây Nguyên (tiếp theo) trang 5
Bài29. VÙNG TÂY NGUYÊN (tiếp theo)
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT ĐƯỢC
Trình bày được tình hình phát triển và phân bế một số ngành kinh tế chủ yếu của vùng: sản xuất nông sản hàng hoá; khai thác và trồng rừng; phát triển thuỷ điện, du lịch.
Nêu các trung tâm kinh tế lớn với các chức năng chủ yếu của từng trung tâm.
Phân tích bản đồ kinh tế và số liệu thông kê để biết tình hình phát triển và phân bô" một số ngành sản xuất của vùng.
II. KIẾN THỨC Cơ BẢN
D. Tình hình phát triển kinh tế
ĩ. Nông nghiệp
Sản xuất cây công nghiệp phát triền khá nhanh. Những cây trồng quan trọng nhất là: cà phê, cao su, chè, diều,...
Nhiều địa phương có thâm canh lúa, màu lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày.
Chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò,...) được đẩy mạnh.
Trồng hoa, rau quả ôn đới nổi tiếng ở Đà Lạt.
Khó khăn: thiếu nước vào mùa khô, biến động về giá cả.
Sản xuất lâm nghiệp:
+ Kết hợp khai thác rừng tự nhiên với trồng mới, khoanh nuôi, giao khoán bảo vệ rừng; gắn khai thác với chế biến.
+ Độ che phủ rừng đạt 54,8% (năm 2003), phấn đấu năm 2010 nâng độ che phủ rừng toàn vùng lên 65%.
Công nghiệp
Chiếm tỉ lệ thấp trong cơ cấu GDP, nhưng đang chuyển biến nhanh.
Các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản phát triển khá nhanh.
Nhà máy thuỷ điện Y-a-ly có quy mô lớn đã được xây dựng trên sông Xê-xan; một số nhà máy khác đang được xây dựng.
Dịch vụ
Xuất khẩu nông sản đứng thứ hai cả nước (sau Đồng bằng sông Cửu Long) với mặt hàng chủ lực là cà phê.
Du lịch sinh thái và du lịch văn hoá phát triển, nổi bật nhất là thành phô" Đà Lạt.
Giao thông: nâng cấp các tuyến đường ngang nối với các thành phố Duyên hải Nam Trung Bộ, Hạ Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia.
E. Các trung tâm kinh tế
Thành phô' Buôn Mê Thuột: trung tâm công nghiệp, đào tạo và nghiên cứu khoa học của vùng.
Thành phô" Đà Lạt: trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học và đào tạo, đồng thời nổi tiếng về sản xuất hoa quả.
Thành phô" Plây Ku: phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, đồng thời là trung tâm thương mại, du lịch.
III. gỢi ý trả lời câu hỏi giữa bài
Dựa vào hình 29.1, hãy nhận xét tĩ lệ diện tích và sản lưựng cà phê của Tây Nguyên so với cả nước. Vì sao cây cà phê được trồng nhiều nhất ở vùng này? Dựa vào hình 29.2, xác định các vùng trồng cà phê, cao su, chè ở Tây Nguyên.
Trả lời:
So với cả nước, cây cà phê ở Tây Nguyên chiếm 85,1% về diện tích và 90,6% về sản lượng (năm 2001). Như vậy, phần lớn diện tích và sản lượng cây cà phê của nước ta tập trung ỏ' Tây Nguyên.
Nguyên nhân cây cà phê được trồng nhiều nhất ỏ' vùng này là do:
+ Có đất badan màu mõ trên diện tích rộng.
+ Khí hậu cao nguyên có một mùa mưa, một mùa khô thuận lợi
cho gieo trồng, thu hoạch, chế biến và bảo quản.
+ Thị trường về cà phê ở trong nước, đặc biệt là ỏ' nhiều nước và
khu vực được mở rộng.
-- Các vùng trồng:
+ Cà phê: Dắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Turn.
+ Cao su: Đắk Lấk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Turn.
+ Chè: Lâm Đồng, Gia Lai.
Dựa vào bảng 29.1, hãy nhận xét tình hình phát triển nông nghiệp ở Tây Nguyên. Tại sao sản xuất nông nghiệp ỏ' các tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng có giá trị cao nhất?
Trả lời: a) Nhận xét:
Tổng giá tri sản xuất nông nghiệp còn khiêm tốn, nhưng tốc độ gia tăng của vùng khá lớn (từ năm 1995 đên năm 2002, tăng gần 2,8 lần).
Tốc độ tăng của từng tỉnh cũng tương đối lớn (từ năm 1995 đến năm 2002, Kon Turn tăng 2 lần, Gia Lai tăng hơn 3 lần, Đắk Lắk tăng 2,8 lần, Lâm Đồng tăng hơn 2,7 lần).
b) Nguyên nhân về sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng có giá trị cao nhất.
Đắk Lắk: với thế mạnh là diện tích trồng cây công nghiệp có quy mô lớn, đặc biệt là đất badan, Đắk Lắk phát huy thế mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê; ngoài ra, còn trồng nhiều điều, hồ tiêu,...
Lâm Đồng: có thế mạnh sản xuất chè, hoa và rau quả ôn đới với quy mô tương đôi lớn; cây cà phê cũng được trồng nhiều ở Lâm Đồng.
Cả hai tĩnh cũng có ngành du lịch phát triển, góp phần kích cầu cho sự tiêu thụ nguồn sản phẩm nông nghiệp của hai tỉnh nói riêng và toàn vùng Tây Nguyên nói chung.
Dựa vào bảng 29.2, tính tốc độ phát triển công nghiệp của Tây Nguyên và cả nước (lấy năm 1995 = 100%). Nhận xét tình hình phát triển công nghiệp ở Tây Nguyên.
Trả lời:
Tính:
+ Tốc độ phát triển công nghiệp của Tây Nguyên từ năm 1995, đến năm 2000 là 158,3%, đến năm 2002: 191,0%.
+ Tốc độ phát triển công nghiệp của cả nước từ năm 1995, đến năm 2000 là 191,8%, đến năm 2002: 252,5%.
Nhận xét tình hình phát triển công nghiệp ở Tây Nguyên:
+ Chiếm tỉ lệ thấp trong cơ cấu GDP công nghiệp cả nước (năm 2002, Tây Nguyên chỉ chiếm chưa đầy 0,9% giá trị sản xuất công nghiệp cả nước).
+ Tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp có bước phát triển khá nhanh (tốc độ tăng trưởng từ năm 1995 đến năm 2002 là 191%).
Xác định trên hình 29.2 vị trí của nhà máy thuỷ điện Y-a-ly trên sông Xê-xan. Nêu ý nghĩa của việc phát triển thuỷ điện ỏ' Tây Nguyên.
Trả lời: Ỹ nghĩa của việc phát triển thuỷ điện ở Tây Nguyên.
Nhằm mục đích khai thác thế mạnh thuỷ năng của vùng.
Tây Nguyên được lợi thế về nguồn năng lượng, nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây công nghiệp, trồng cây lương thực và phục vụ sinh hoạt trong hoàn cảnh thiếu nước do mùa khô kéo dài.
Gián tiếp góp phần ổn định nguồn sinh thuỷ cho các dòng sông chảy về các vùng lân cận, đảm bảo nguồn nước các nhà máy thuỷ điện của các vùng này, cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt cho dân cư trong lưu vực. Các nhà máy thuỷ điện Trị An (Đồng Nai), Thác Mơ (Bình Phước), Vĩnh Sơn (Bình Định), sông Hĩnh (Phú Yên), Đa Nhim (Ninh Thuận) và một số dự án thuỷ điện dự định triển khai ít nhiều đều sử dụng nguồn nước các sông từ Tây Nguyên.
Dựa vào hình 29.2, 14.1, hãy xác định:
VỊ trí của các thành phố: Plây Ku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt.
Những quốc lộ nôi các thành phố này với Thành phố Hổ Chí Minh và các cảng biển của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
Trả lời:
Quốc lộ 19 nối Plây Ku với cảng biến Quy Nhơn.
Quốc lộ 26 nối Buôn Ma Thuột với cảng biển Nha Trang.
Quốc lộ 14 và đường Hồ Chí Minh nối các thành phố Plây Ku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt với TP. Hồ Chí Minh.
IV. GỢI Ý THựC HIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUÔÌ BÀI
1. Tây Nguyên có những diều kiện thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp'?
Trả lời:
Thuận lọi:
+ Chủ yếu là đất badan rất thích hợp để phát triển cây công nghiệp, đặc biệt là cây cà phê.
+ Khí hậu cận xích đạo thuận lợi cho cây công nghiệp dài ngày nhiệt đới (cà phê, cao su,...); vùng núi cao mát mẻ, trồng được cây cận nhiệt (chè).
+ Rừng: diện tích và trữ lượng lớn nhất cả nước.
Khó khăn:
+ Mùa khô kéo dài, dẫn tới nguy co' hạn hán và thiếu nước nghiêm trọng.
+ Vùng thưa dân, thiếu lao động và thị trường tiêu thụ tại chỗ nhỏ hẹp.
+ Là vùng còn khó khăn của đất nước.
+ Việc chặt phá rừng để làm nương rẫy và trồng cà phê, nạn săn bắt bừa bãi động vật hoang dã đã ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Tại sao nói Tây Nguyên có thế mạnh du lịch?
Trả lời:
Tây Nguyên nhiều thế mạnh du lịch sinh thái và du lịch văn hoá.
+ Có nhiều phong cảnh đẹp (thác nước, hồ nước,...).
+ Cộng đồng các dân tộc với khoảng 30% số dân ở đây là dân tộc
ít người, tạo ra bức tranh văn hoá các dân tộc rất phong phú và nhiều nét đặc thù (có cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hoá thế giới).
+ Có các di tích lịch sử - văn hoá.
Có nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn: thành phô' du lịch Đà Lạt, làng văn hoá dân tộc Buôn Đôn (Đắk Lắk),...
Sưu tầm tư liệu về thành phố Đà Lạt.
Hướng dẫn:
Sưu tầm theo các nội dung: tự nhiên, các danh thắng, dân cư, dân tộc, xã hội, văn hoá, lịch sử, danh nhân, nghề thủ công truyền thống, sản phẩm tiêu biểu, hoạt động kinh tế,...
Sưu tầm từ sách, báo, tạp chí, từ Internet,...
V. CÂU HỎI Tự HỌC
Diện tích cây cà phê của Tây Nguyên so VỚI cả nước năm 2001 chiếm
A. 85,1%.	B. 85,2%.	c.	85,3%.	D. 90,2%
Sản lượng cây cà phê của Tây Nguyên so với cả nước năm 2001 chiếm
A. 90,2%.	B. 90,4%.	c.	90,6%.	D. 90,8%.
Cây cà phê của Tây Nguyền được trồng nhiều nhất ở
A. Gia Lai.	B. Đắk Lắk.	c.	Đắk Nông.	D. Lâm Đồng.
Tỉnh có giá trị sản xuất nông nghiệp đứng đầu Tây Nguyên năm 2002 là
A. Lâm Đồng. B. Gia Lai. c. Kon Turn. D. Đắk Lắk.
Điểm nào sau đây không đúng với sự phát triển kinh tế ở Tây Nguyên'?
Có giá trị sản lượng công nghiệp cao.
Một số dự án phát triển thuỷ điện lớn đang triển khai, c. Xuất khẩu nông sản đứng thứ hai cả nước.
D. Du lịch sinh thái và văn hoá có điều kiện phát triển thuận lợi.