Giải Bài Tập GDCD 9 Bài 15. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân

  • Bài 15. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân trang 1
  • Bài 15. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân trang 2
  • Bài 15. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân trang 3
  • Bài 15. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân trang 4
  • Bài 15. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân trang 5
  • Bài 15. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân trang 6
  • Bài 15. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân trang 7
  • Bài 15. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân trang 8
  • Bài 15. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân trang 9
  • Bài 15. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân trang 10
  • Bài 15. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân trang 11
Bài	VI PHẠM PIIÁP LUẬT
15	VÀ TRÁCII MIIỆM PHÁP LÍ CLA CÔNG DÂN
ĐẶT VẤN ĐỂ
Câu hỏi: Em hãy nhận xét các hành vi trong phần đặt vân đề và cho biết những người thực hiện hành vi mắc lỗi gì?
Hướng dẫn trả lời:
Hành vi (1): Xây nhà cao tầng, không giấy phép -> Xây nhà trái phép; đổ phế thải xuống công thoát nước.
Hành vi (2): Đua xe, vượt đèn đỏ -> Vi phạm Luật An toàn giao thông
Hành vi (3): Tâm thần, đập phá -» Mắc lỗi nhưng không vi phạm pháp luật
Hành vi (4): Cướp giật dây chuyền, túi xách —> Tội trộm, cướp.
Hành vi (5): Vay tiền dây dưa không trả —> Xâm phạm tài sản của người khác.
Hành vi (6): Chặt cây, tỉa cành không đặt điểm báo Vi phạm nội quy an toàn lao động.
Câu hỏi:
Những hành vi đó đã gây hậu quả gì?
Hướng dẫn trả lời:
Hành vi (1): Xây nhà cao tầng, không giấy phép, đổ phế thải xuống công thoát nước -» Gây tắc công, ngập nước, vi phạm quy định về xây dựng.
Hành vi (2): Đua xe, vượt đèn đỏ -> Gây thiệt hại về người và của.
Hành vi (3): Tâm thần, đập phá -> Làm hỏng mất tài sản quý.
Hành vi (4): Cướp giật dây chuyền, túi xách —> Gây tổn thất tài chính cho người khác.
Hành vi (5): Vay tiền dây dưa không trả -» Gây tổn thất tiền bạc của người khác.
Hành vi (6): Chặt cây, tỉa cành không đặt điểm báo -» Làm cho người đi đường bị thương.
Câu hỏi:
Trong các hành vi trên, hành vi nào vi phạm pháp luật hay không vi phạm pháp luật?
Hưởng dẫn trả lời:
Các hành vi: (1), (2), (4), (5), (6) là những hành vi vi phạm pháp luật;
Hành vi: (3) là hành vi không vi phạm pháp luật;
Vì, hành vi (3) là người bị mắc bệnh tâm thần, họ không cố ý, không ý thức được hành vi của mình.
Câu hỏi:
Theo em, người thực hiện hành vi trên sẽ phải chịu trách nhiệm gì đôĩ với hậu quả gây ra?
Hướng dẫn trả lời:
Các hành vi trên (trừ hành vi (3)) phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi của mình.
NỘI DUNG BÀI HỌC
Câu hỏi:
Theo em, thế nào là quan hệ xã hội?
Hướng dẫn trả lời:
Quan hệ xã hội là những quan hệ xuất hiện trong quá trình hoạt động xã hội của con người. Ví dụ: quan hệ giữa cha, mẹ và con cái; quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Câu hỏi:
Thế nào quan hệ pháp luật?
Hướng dẫn trả lời:
Quan hệ pháp luật là các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh. Các bên tham gia đó có quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định. Ví dụ: quan hệ giữa cha, mẹ và con chịu sự điều chỉnh trong chương IV của Luật Hôn nhân và Gia đình (chương: Quan hệ giữa cha mẹ và con), vì thế đây là quan hệ pháp luật.
Câu hỏi:
Vi phạm pháp luật là gì?
•	Hường dẫn trả lời:
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Câu hỏi:
Để xác định một hành vi có vi phạm pháp luật hay không, cần xác định thêm một sô' yếu tố nào?
Hướng dẫn trả lời:
Để xác định một hành vi có vi phạm pháp luật hay không, cần xác định thêm một sô' yếu tô' sau:
Đó phải là một hành vi.
Các hành vi đó trái với quy định của pháp luật.
Người thực hiện hành vi đó có lỗi (cô' ý hoặc vô ý).
Người thực hiện hành vi phải là người có năng lực trách nhiệm pháp lí.
Câu hỏi:
Theo em, thê' nào là một hành vi?
Hường dẫn trả lời:
Hành vi này có thể là một hành động cụ thể (ví dụ: ăn trộm) hoặc không hành động (ví dụ: thấy người bị tai nạn nhưng không làm gì để cứu giúp). Nếu chỉ là ý định, ý tưởng nào đó thì không thể bị coi là vi phạm pháp luật.
Câu hỏi:
Ý định, ý tưởng phạm tội trong suy nghĩ có phải là hành vi vi phạm pháp luật hay không?
Hường dẫn trả lời:
Ý. định, ý tưởng phạm tội trong suy nghĩ không phải là hành vi vi phạm pháp luật, nhưng nếu đem ý định đó ra đe doạ người khác thì lại bị coi là hành vi vi phạm pháp luật vì sự đe doạ là ý định được thể hiện bằng lời nói và hành động được coi là hành vi đe doạ.
Câu hỏi:
Các hành vi như thê' nào là trái với quy định của pháp luật?
Hường dẫn trả lời:
Các hành vi là trái với quy định của pháp luật, thể hiện ở các điểm sau:
+ Khống thực hiện những điều pháp luật quy định.
+ Thực hiện không đúng những điều pháp luật yêu cầu.
+ Làm những điều mà pháp luật câ'm.
Câu hỏi:
Người thực hiện hành vi phải là người có năng lực trách nhiệm pháp lí có nghĩa là gì?
Hường dẫn trả lời:
Người thực hiện hành vi phải là người có năng lực trách nhiệm pháp lí có nghĩa là: người đó phải có khả năng nhận thức và điều khiển được việc làm của mình và chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Trường hợp những hành vi trái pháp luật do người mất trí hoặc trẻ em (chưa đến tuổi theo quy định của pháp luật) thực hiện thì không coi là vi phạm pháp luật.
Câu hỏi:
Có các loại vi phạm pháp luật nào?
Hường dẫn trả lời:
+ Vi phạm pháp luật hình sự;
+ Vi phạm pháp luật hành chính;
+ Vi phạm pháp luật dân sự;
+ Vi phạm kỉ luật;
Câu hỏi:
Thế nào là vi phạm pháp luật hình sự?
Hướng dẫn trả lời:
Vi phạm pháp luật hình sự là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ luật Hình sự.
Càu hỏi:
Thế nào là vi phạm pháp luật hành chính?
Hường dẫn trả lời:
Vi phạm pháp luật hành chính là hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm.
Câu hỏi:
Hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật dân sự?
Hường dẫn trả lời:
Hành vi vi phạm pháp luật dân sự là hành vi trái pháp luật, xâm hại tới các quan hệ tài sản (quan hệ sở hữu, chuyển dịch tài sản...) và quan hệ pháp luật dân sự khác được pháp luật bảo vệ, như quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp...
Câu hỏi:
Nhiều khi để phân biệt giữa hành vi vi phạm pháp luật hành chính và hành vi vi phạm luật hình sự người ta dựa vào điều gì?
Hường dẫn trả lời:
Nhiều khi sự phân biệt giữa hành vi vi phạm pháp luật hành chính và hành vi vi phạm luật hình sự chỉ dựa vào sự khác nhau ở mức độ nguy hiểm của hành vi.
Ví dụ:
+ Hành vi trôn thuế với số tiền dưới 50 triệu đồng thì đó là hành vi vi phạm pháp luật hành chính và sẽ bị xử lí hành chính; nếu số’ tiền trôn thuế từ 50 triệu đồng trở lên thì đó là hành vi vi phạm pháp luật hình sự và sẽ bị xét xử theo Điều 161 về tội trôn thuế trong Bộ luật Hình sự năm 1999.
+ Hành vi cố ý gây thương tích, tuỳ theo tỉ lệ thương tật, nếu tỉ lệ thương tật dưới 11% thì xử lí theo Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính; nếu tỉ lệ thương tật từ 11% trở lên thì xử lí theo Điều 104 hoặc 105 Bộ luật Hình sự.
Câu hỏi:
Hành vi như thế nào là vi phạm kỉ luật?
Hướng dẫn trả lời:
Hành vĩ vi phạm kỉ luật là những hành vi trái với những quy định, quy tắc, quy chế, xác định trật tự, kỉ luật trong nội bộ cơ quan, xí nghiệp, trường học.
Câu hỏi:
Trách nhiệm pháp lí là gì?
Hướng dẫn trả lời:
Nhà nước ban hành luật và đặt ra các quy định pháp luật để quản lí đất nước, quản lí xã hội. Mỗi người chỉ được phép lựa chọn cách xử sự phù hợp với các quy định của pháp luật. Nếu làm trái họ sẽ phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình - đó chính là trách nhiệm pháp lí.
Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ đặc biệt mà các cá nhân, tổ chức, cơ quan vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do Nhà nước quy định.
Câu hỏi:
Có các loại trách nhiệm pháp lí nào?
Hướng dẫn trả lởi:
+ Trách nhiệm hình sự;
+ Trách nhiệm dân sự;
+ Trách nhiệm hành chính;
+ Trách nhiệm kỉ luật;
Câu hỏi:
Thế nào là trách nhiệm hình sự?
Hường dẫn trả lời:
Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm của người phạm tội phải chọn hình phạt và các biện pháp tư pháp được quy định trong Bộ luật Hình sự, nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền và lợi ích của người phạm tội. Trách nhiệm hình sự do toà án áp dụng đối với người có hành vi phạm tội.
Câu hỏi:
Trách nhiệm hành chính là gì?
Hướng dẫn trả lời:
Trách nhiệm hành chính là trách nhiệm của người (cơ quan, tổ chức) vi phạm nguyên tắc quản lí nhà nước phải chịu các hình thức xử lí hành chính do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng.
Câu hỏi:
Trách nhiệm dân sự là gì?
Hướng dẫn trả lời:
Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm của người (cơ quan, tổ chức) có hành vi vi phạm pháp luật dân sự phải chịu các biện pháp nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của các quyền dân sự bị vi phạm.
Câu hỏi:
Thế nào là trách nhiệm kỉ luật?
Hướng dẫn trả lời:
Trách nhiệm kỉ luật là trách nhiệm của người vi phạm kỉ luật phải chịu các hình thức kỉ luật do thủ trưởng cơ quan, xí nghiệp, trường học áp dụng đối với cán bộ, công nhân viên, học sinh của cơ quan, tổ chức mình.
Câu hỏi:
Theo em, những tình huống trong phần đặt vấn đề, hành vi nào phải chịu trách nhiệm pháp lí, hành vi nào không? Vi phạm pháp luật loại nào?
Hường dẫn trả lời:
Hành vi (1), (2), (4), (5), (6) phải chịu trách nhiệm pháp lí;
Hành vi (3) không chịu trách nhiệm pháp lí;
Hành vi (1): vi phạm pháp luật hành chính;
Hành vi (2): vi phạm pháp luật dân sự;
Hành vi (3): không vi phạm pháp pháp luật;
Hành vi (4): vi phạm pháp luật hình sự;
Hành vi (5): vi phạm pháp luật dân sự;
Hành vi (6): vi phạm kỉ luật.
Câu hỏi:
Em hiểu thế nào là năng lực trách nhiệm pháp lí?
Hướng dẫn trả iời:
Năng lực trách nhiệm pháp lí là khả năng nhận thức, điều khiển được việc làm của mình, được tự do lựa chọn cách xử sự và chịu trách nhiệm về hành vi đó.
Câu hỏi:
Cơ quan được quyền áp dụng trách nhiệm pháp lí đối với người vi phạm pháp luật?
Hướng dẫn trả lời:
Chỉ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Toà án, cơ quan quản lí nhà nước...) mới được quyền áp dụng trách nhiệm pháp lí đối với người vi phạm pháp luật.
Câu hỏi:
Về nội dung, trách nhiệm pháp lí là gì?
Hướng dẫn trả lời:
Về nội dung, trách nhiệm pháp lí là sự áp dụng các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước.
Câu hỏi:
về hình thức, trách nhiệm pháp lí là gì?
Hướng dẫn trả lời:
Về hình thức, trách nhiệm pháp lí là sự bắt buộc thực hiện quy định của pháp luật.
Câu hỏi:
Ý nghĩa của việc áp dụng chế độ trách nhiệm pháp lí là gì?
Hướng dẫn trả lời:
Ý nghĩa của việc áp dụng chế độ trách nhiệm pháp lí là:
Trừng phạt, ngăn ngừa, cải tạo người vi phạm, pháp luật, giáo dục cho họ ý thức tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật.
Răn đe mọi người không được vi. phạm pháp luật, giáo dục ý thức tôn trọng và châp hành pháp luật.
Hình thành, bồi dưỡng lòng tin vào pháp luật và công lí trong nhân. dân.
Ngăn chặn, hạn chế, từng bước xoá bỏ hiện tượng vi phạm pháp luật trong mọi lĩnh vực của đời sông xã hội.
Câu hỏi: Thế nào là các biện pháp tư pháp?
Hướng dẫn trả lời:
Các biện pháp tư pháp là những biện pháp cưỡng chế hình sự, được áp dụng đối với người có hành vi phạm tội trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.
Các biện pháp tư pháp không phải là hình phạt.
Câu hỏỉ: Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999, có các biện
pháp tư pháp nào?
Hường dẫn trả lời:
Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999, có các biện pháp tư pháp là:
+ Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm (Điều 41);
+ Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công
khai xin lỗi (Điều 42);
+ Bắt buộc chữa bệnh (Điều 43).
Câu hỏi:
Những quy định áp dụng trách nhiệm pháp lí nhằm mục đích gi? Hường dẫn trả lời:
Răn đe mọi người không được vi phạm pháp luật;
Trừng phạt, ngăn ngừa, cải tạo, giáo dục người vi phạm pháp luật;
Ngăn chặn, hạn chế, xoá bỏ vi phạm pháp luật trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội;
Hình thành, bồi dưỡng lòng tin và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật. Câu hỏi: Người vi phạm pháp luật sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
Hướng dẫn trả lời:
Người vi phạm pháp luật sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lí tuỳ theo hành vi vi phạm mà xử phạt theo luật định.
Câu hỏi:
Vì sao Nhà nước quy định người nào vi phạm pháp luật sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lí tuỳ theo hành vi vi phạm mà xử phạt theo luật định?
Hường dẫn trả lời:
Nhà nước quy định như vậy là để bảo vệ sự tôn nghiêm của pháp luật.
BÀI TẬP
Bài tập 1:
Em hãy xác định các hành vi sau đây vi phạm pháp luật ghhành chính, dân sự,... hay vi phạm kỉ luật. Đánh dấu X vào ô thích hợp.
TT
Hành vi
Vi phạm pháp luật hành
chính
Vi phạm pháp luật hình sự
Vi phạm pháp luật dân sự
Vi phạm kỉ luật
1
Thực hiện không đúng các quy định trong hợp đồng thuê nhà
-
2
Giao hàng không đúng chủng loại, mẫu mã trong hợp đồng mua bán hàng hoá
3
Trộm cắp tài sản của công dân
4
Lấn chiếm vỉa hè, lòng đường
5
Giở tài liệu xem bài trong giờ kiểm tra
6
Vi phạm nội quy an toàn lao động của xí nghiệp
7
Đi xe máy 70 phân khối không có giấy phép lái xe
Hướng dẫn trả lời:
Đánh dấu X vào ô: Vi phạm pháp luật hành chính với các hành vi (4), (7).
Đánh dấu X vào ô: Vi phạm pháp luật hình sự với hành vi (3).
Đánh dấu X vào ô: Vi phạm pháp luật dân sự với các hành vi (1), (2).
Đánh dấu X vào ô: Vi phạm kỉ luật với các hành vi (5), (6).
Bài tập 2: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào không phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi của mình? Vì sao?
Một người lái xe uống rượu, không làm chủ được tay lái đã đâm vào xe máy của người đi đường;
Một em bé lên 5 tuổi, nghịch lửa làm cháy gian bếp của nhà hàng xóm.
Hường dẫn trả lời:
Trường hợp (b) không phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi của mình; vì em bé mới 5 tuổi (chưa đến tuổi quy định pháp luật), do đó không coi là vi phạm pháp luật, nên không phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi của mình.
Bài tập 3: Tú (14 tuổi - học sinh lớp 9) ngủ dậy muộn nên mượn xe máy của bố để đi học. Qua ngã tư gặp đèn đỏ, Tú không dừng lại, phóng vụt qua và chẳng may va vào ông Ba - người đang đi đúng phần đường của mình, làm cả hai cùng ngã và ông Ba bị thương nặng.
Hãy nhận xét hành vi của Tú. Nêu các vi phạm pháp luật mà Tú đã mắc và trách nhiệm của Tú trong sự việc này.
Hường dẫn trả lời:
Hành vi của Tú là sai trái đối với quy định của pháp luật.
Các vi phạm pháp luật mà Tú mắc phải:
+ Đi xe máy khi chưa đủ tuổi quy định;
+ Vượt đèn đỏ -> gây hậu quả: ông Ba bị thương nặng.
Trách nhiệm của Tú trong sự việc này:
+ Tú và gia đình Tú phải xin lỗi ông Ba và có trách nhiệm bồi dưỡng, chăm sóc ông Ba;
+ Bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
Bài tập 4:
Trong các ý kiến sau, ý kiến nào đúng? Vì sao?
Bất kì ai phạm tội cũng đều phải chịu trách nhiệm hình sự;
Trẻ em dù có phạm tội nặng đến đâu cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự;
Những người mắc bệnh tâm thần không phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình;
Người dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự;
đ) Người dưới 18 tuổi không phải chịu trách nhiệm hành chính;
Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra;
Hường dẫn trả lời:
Ý kiến đúng: (c), (e)
Ý kiến sai: (a), (b), (d), (đ)
Bài tập 5: Theo em, vi phạm đạo đức có phải là vi phạm pháp luật không? Hãy so sánh sự giông nhau, khác nhau giữa trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm pháp lí?
Hướng dẫn trả lời:
Vi phạm đạo đức không phải là vi phạm pháp luật.
Giống nhau:
+ Là những quan hệ xã hội và các quan hệ xã hội này được pháp luật điều chỉnh, nhằm làm cho quan hệ giữa người với người ngày càng tốt đẹp, công bằng, trật tự, kỉ cương.
+ Mọi người đều phải hiểu biết và tuân theo các quy tắc, quy định mà đạo đức và pháp luật đưa ra.
Khác nhau:
+ Trách nhiệm đạo đức:
Bằng tác động của dư luận - xã hội tự giác thực hiện;
Lương tâm cắn rứt.
+ Trách nhiệm pháp lí:
Bắt buộc thực hiện;
* Phương pháp cưỡng chế của Nhà nước.