Giải Bài Tập GDCD 9 Bài 16. Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân

  • Bài 16. Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân trang 1
  • Bài 16. Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân trang 2
  • Bài 16. Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân trang 3
  • Bài 16. Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân trang 4
  • Bài 16. Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân trang 5
  • Bài 16. Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân trang 6
  • Bài 16. Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân trang 7
  • Bài 16. Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân trang 8
Bài QUYEN THAM GIA QUẢN LÍ NHÀ NIĨỚC,
16	QUẢN LÍ XÃ HỘI CỦA CÔNG DÂN
ĐẶT VẤN ĐỀ	
Tìm hiểu nội dung đặt vấn đề
Câu hỏi:
ơ lớp 6, 7, 8, các em đã học, công dân có các quyền cơ bản nào?
Hường dẫn trả lời:
Ớ lớp 6, em đã được học:
+ Quyền và nghĩa vụ học tập;
+ Quyền được pháp luật bảo vệ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm;
+ Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở;
+ Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại điện tín
ơ lớp 7, em đã được học:
+ Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam;
+ Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
ơ lớp 8, em đã được học:
+ Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình;
+ Quyền sở hữu tài sản + Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân;
+ Quyền tự do ngôn luận.
Câu hỏi: Vì sao công dân có được những quyền đó?
Hường dẫn trả lời:
Công dân có được những quyền đó là vì Nhà nước ta do chính nhân dân xây dựng lên để phục vụ lợi ích của mình. Nhà nước quy định như vậy là để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của nhân dân.
Câu hỏi: Những quy định được nêu trong phần đặt vấn đề thể hiện quyền gì của người dân?
Hướng dẫn trả lời:
Những quy định thể hiện quyền:
+ Tham gia góp ý kiến dự thảo, sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992;
+ Tham gia bàn bạc và quyết định các công việc của xã hội.
Câu hỏi: Nhà nước ban hành những quy định trên để làm gì?
Hướng dẫn trả lời:
Những quy định đó là để xác định quyền và nghĩa vụ của công dân đốì với đất nước trên mọi lĩnh vực.
Câu hỏi: Liên hệ với tình hình ở trường, lớp (hoặc địa phương) và cho biết, em (hoặc gia đình) được tham gia bàn bạc hay quyết định những công việc gì của trường, lớp (hoặc địa phương)?
Hường dẫn trả lời:
Đôi với em:
+ Góp ý kiến về vấn đề giải quyết tình trạng ách tắc giao thông sau những giờ tan học ở cổng trường;
+ Tham gia ý kiến trong những giờ sinh hoạt lớp; tham gia ý kiến trong những buổi gặp mặt ban cán sự lớp với Ban giám hiệu nhà trường, với thầy cô giáo.
+ Góp ý kiến xây dựng kế hoạch hoạt động của Đoàn, Đội; kế hoạch tuần của lớp...
Đôĩ với gia đình em ở địa phương:
+ Tham gia góp ý kiến xây dựng, sửa đổi Hiến pháp, pháp luật;
+ Chất vấn đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân về các
lĩnh vực trong đời sống, xã hội;
+ Tô" cáo, khiếu nại những việc làm sai trái của các cơ quan quản lí nhà nước;
+ Tham gia bàn bạc, quyết định chủ trương xây dựng các công trình phúc lợi công cộng;
+ Tham gia xây dựng các quy ước của xã, phường về nếp sông văn minh và chông tệ nạn xã hội...
NỘI DUNG BÀI HỌC
Câu hỏi:
Theo em, ngoài các quyền các em đã học, công dân còn có quyền gì?
Hướng dẫn trả lời:
Ngoài các quyền em đã học, công dân còn có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội.Câu hỏi:
Vì sao công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội? Hường dẫn trả lời:
Công dân có được quyền tham gia quản lí nhà nước vì nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân xây dựng lên để phục vụ lợi ích của mình;
Nhân dân có quyền, có trách nhiệm giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức nhà nước; đồng thời có nghĩa vụ thực hiện tốt chính sách và pháp luật của nhà nước, giúp đỡ, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức nhà nước thực thi công cụ.
Câu hỏi: Cơ sở của quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân là gì?
Hường dẫn trả lời:
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả mọi quyền lực của nhà nước đều thuộc về nhân dân. Nhân dân ta đã lập ra nhà nước, bầu ra những đại biểu ưu tú, thay mặt mình tham gia vào bộ máy và các cơ quan nhà nước để quản lí đất nước, quản lí xã hội. Tất cả những quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân đều được quy định trong Hiến pháp 1992.
Câu hỏi: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là gì?
Hướng dẫn trả lời:
Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội gồm 3 quyền riêng biệt:
+ Tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội (bầu
cử đại biểu tham gia vào các cơ quan quyền lực nhà nước...)
+ Tham gia bàn bạc các công việc của đất nước, của địa phương,
đơn vị, tổ chức, phát biểu ý kiến và biểu quyết khi Nhà nước trưng cần dân ý.
+ Tham gia thực hiện và giám sát, đánh giá các công việc chung. Câu hỏi: Công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí
xã hội bằng cách nào?
Hường dẫn trả lời:
Công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội bằng 2 phương thức:
+ Trực tiếp: Tự mình tham gia các công việc thuộc về quản lí nhà nước, bàn bạc, dóng góp ý kiến và giám sát hoạt động của các cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước.
+ Gián tiếp: Thông qua các đại biểu do mình bầu ra (đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân các câp) để họ kiến nghị lên các cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc qua thư góp ý, kiến nghị trên các phương tiện thông tin đại chúng...
Câu hỏi: Ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã nội của công dân?
Hường dẫn trả lời:
Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là quyền chính trị quan trọng nhất của công dân, là cơ sở pháp lí để bảo đảm Nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân.
Đảm bảo cho cống dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện trách nhiệm công dân đôi với Nhà nước và xã hội.
Chỉ trên cơ sở quyền này người dân mới có thể trực tiếp bầu ra cơ quan quyền lực, thay mặt mình quản lí đất nước, tham gia xây dựng Hiến pháp và pháp luật, tham gia thực hiện, giám sát mọi công việc của đất nước.
Câu hỏi:
Trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo cho nhân dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội?
Hướng dẫn trả lời:
Nhà nước ban hành các quy định pháp luật, tạo cơ sở pháp lí khẳng định công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội.
Buộc các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội tạo cơ chế thuận lợi cho người dân thực hiện quyền, tổ chức thanh tra, giám sát, bảo đảm các điều kiện cho công dân thực hiện quyền của mình.
Câu hỏi: Trách nhiệm của công dân?
Hướng dẫn trả lời:
Công dân có quyền và có trách nhiệm tham gia vào các công việc của Nhà nước, của xã hội để đem lại lợi ích cho xã hội và cho bản thân;
Hiểu rõ nội dung, ý nghĩa và cách thực hiện.
Câu hỏi: Vì sao Nhà nước quy định công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội?
Hường dẫn trả lời:
Nhà nước quy định công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội nhằm tạo điều kiện và đảm bảo cho công dân thực sự làm chủ Nhà nước, làm chủ xã hội, phát huy cao độ quyền làm chủ của công dân, tạo sức mạnh tổng hợp tập trung xây dựng và quản lí đất nước.
Câu hỏi: Để thực hiện tốt quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội, công dân cần có điều kiện gì?
Hường dẫn trả lời:
Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của công dân; công dân phải hiểu rõ nội dung quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội, phải không ngừng học tập nâng cao nhận thức và năng lực để sử dụng có hiệu quả quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội, đem lại lợi ích cho đất nước và cho bản thân mình.
Câu hỏi:
Học sinh thực hiện quyền này như thế nào ở nhà trường và ở địa phương nơi cư trú?
Hướng dẫn trả lời:
Phải học tập tốt, lao động tot và rèn luyện ý thức kỉ luật;
Tham gia góp ý, xây dựng lớp, chi đoàn;
Tham gia các hoạt dộng ở địa phương (bài trừ tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông...)
BÀI TẬP
Bài tập 1:
Trong các quyền của công dân dưới đây, quyền nào thể hiện sự tham gia của công dân vào quản lí nhà nước, quản lí xã hội?
Quyền bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân;
Quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ;
Quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng Nhân dân;
Quyền được học tập;
đ) Quyền được -khiếu nại, tố cáo;
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể;
Quyền tự do kinh doanh;
Quyền giám sát, kiểm tra hoạt động của cơ quan nhà nước.
Hướng dẫn trả lời:
Các quyền: (a), (c), (đ), (h) là quyền thể hiện sự tham gia của công dân về quản lí nhà nước, quản lí xã hội.
Bài tập 2:
Em tán thành quan điểm nào dưới đây? Vì sao?
Chỉ cán bộ công chức nhà nước mới có quyền tham gia quản lí nhà nước;
Tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là quyền của mọi người;
Tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là quyền và trách nhiệm của mọi công dân.
Hường dẫn trả lời:
Em tán thành với quan điểm (c), bởi vì công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội và công dân có trách nhiệm giám sát hoạt động của cầc cơ quan, tổ chức nhà nước.
Bàỉ tập 3:
Trong các hình thức thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội dưới đây, hình thức nào là trực tiếp, hình thức nào là gián tiếp?
Tham gia bầu cử đại biểu Quôc hội;
Tham gia ứng cử đại biểu Hội đồng Nhân dân địa phương;
Tham gia ý kiến vào dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của địa phương;
Giám sát hoạt động của Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân địa phương.
đ) Góp ý cho hoạt động của cán bộ, công chức nhà nước trên báo, đài...;
Kiến nghị với các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp.
Hướng dẫn trả lời:
Các hình thức trực tiếp: (a), (b), (c), (d)
Các hình thức gián tiếp: (đ), (e)
Bài tập 4:
Em cùng các bạn trong nhóm hãy thảo luận và góp ý kiến cho nhà trường và Ban Dân số’, Gia đình và Trẻ em ở địa phương về các vấn đề có liên quan đến trẻ em. Ví dụ: Làm thế nào để đảm bảo quyền vui chơi giải trí của trẻ em? Làm thế nào để trẻ em lang thang cơ nhỡ được học tập? Cần làm gì để xây dựng và bảo đảm môi trường giáo dục tốt xung quanh trường học?... (hay bất kì vấn đề nào em thấy là cần thiết và có ích cho trẻ em).
Hướng dẫn trả lời:
Để bảo đảm quyền vui chơi giải trí của trẻ em, nhà trường cần tổ chức tốt cho học sinh các hoạt động ngoài giờ lên lớp như: đi dã ngoại,
tổ chức cắm trại, tổ chức liên hoan văn nghệ... Ớ địa phương: tổ chức các khu vui chơi dành cho trẻ em như công viên dành cho trẻ, nhà văn hoá thiếu nhi...
Để trẻ bảo đảm môi trường giáo dục tốt xung quanh trường học: Nhà trường và địa phương phối kết hợp để giải toả các tụ điểm bán hàng rong ở cổng trường, nhà hàng, quán karaoke phải thực hiện đúng quy định của địa phương về vệ sinh, an ninh, trật tự...
Để trẻ em lang thang cơ nhỡ được học tập, nhà trường, địa phương làm tốt công tác phổ cập giáo dục: mở lớp học tình thương, động viên giáo viên, đoàn viên tham gia giảng dạy ở các lớp tành thương, miễn học phí, cấp học bổng... Thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục, huy động sự đóng góp của các lực lượng trong xã hội để giúp đỡ trẻ cơ nhỡ được đến trường...
Bài tập 5:
Trong dịp tổng kết các hoạt động về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Ban Dân sô", Gia đình và Trẻ em phường, bạn Vân - một học sinh lớp 9, rất muôn tham gia ý kiến về các quyền của trẻ em nhưng lại băn khoăn không hiểu mình có được tham gia góp ý kiến không? Theo em, Vân có được quyền tham gia góp ý kiến không? Vì sao? Vân có thể tham gia ý kiến bằng cách nào? Việc tham gia góp ý kiến của Vân thể hiện quyền gì của công dân?
Hường dẫn trả lời:
Bạn Vân có quyền tham gia góp ý kiến, bởi vì Vân thực hiện quyền của công dân tham gia góp ý kiến cho các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Ban Dân sô", Gia đình và Trẻ em phường.
Vân có thể tham gia góp ý kiến bằng cách trực tiếp có ý kiến ngay trong buổi tổng kết.
Việc tham gia góp ý kiến thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội, đánh giá các hoạt động của các tổ chức xã hội mà cụ thể là Ban Dân sô", Gia đình và Trẻ em phường.
Bài tập 6:
Theo em, vì sao Hiến pháp quy định công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội?
Hướng dẫn trả lời:
Vì, Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực cao nhất trong hệ thông pháp luật Việt Nam. Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật.
Hiến pháp quy định công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là nhà nước đảm bảo và không ngừng tạo điều kiện để công dân phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của mình. Công dân có quyền và có trách nhiệm tham gia vào các công việc của Nhà nước, của xã hội để đem lại lợi ỉch cho xã hội và cho bản thân.