Giải Bài Tập GDCD 9 Bài 3. Dân chủ và kỉ luật

  • Bài 3. Dân chủ và kỉ luật trang 1
  • Bài 3. Dân chủ và kỉ luật trang 2
  • Bài 3. Dân chủ và kỉ luật trang 3
  • Bài 3. Dân chủ và kỉ luật trang 4
  • Bài 3. Dân chủ và kỉ luật trang 5
  • Bài 3. Dân chủ và kỉ luật trang 6
  • Bài 3. Dân chủ và kỉ luật trang 7
Bài	DÂN CHẺ VÀ KỈ LUẬT
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chuyện của lớp 9A và Chuyện ở một công tỉ Câu hỏi:
Hãy nêu những chi tiết thể hiện việc làm phát huy dân chủ trong Chuyện của lớp 9A.
Hướng dẫn trả lời:
— Những việc làm thể hiện việc phát huy dân chủ:
+ Họp bàn xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp;
+ Các bạn sôi nổi thảo luận;
+ Đề xuất chỉ tiêu cụ thể;
+ Đề xuất các biện pháp thực hiện;
+ Tự nguyện tham gia vào các hoạt động tập thể;
+ Thành lập “Đội Thanh niên cờ đỏ”.
Câu hỏi:
Hãy nêu những chi tiết thể hiện việc làm không phát huy dân chủ trong Chuyện ở một công ti.
Hường dẫn trả lời:
Những việc làm thể hiện không phát huy dân chủ:
+ Công nhân không được bàn bạc, góp ý những yêu cầu của giám đôc đôì với mọi người trong sản xuất;
+ Yêu cầu lao động quá căng thẳng, thiếu phương tiện lao động, lương thấp, ốm đau không được chăm sóc -+ sức khoẻ công nhân giảm sút;
+ Công nhân kiến nghị đòi cải thiện điều kiện lao động, cải thiện đời sông vật chất và tinh thần không được giám đốc châp nhận.
Câu hỏi:
Phân tích sự kết hợp dân chủ và kỉ luật^của lớp 9A.
Hướng dẫn trả lời:
Khi họp bàn xây dựng kế hoạch năm học của lớp, biện pháp dân chủ thể hiện ở chỗ:
+ Mọi người cùng được tham gia bàn bạc;
+ Thể hiện ý thức tự giác của mọi người;
+ Biện pháp tổ chức thực hiện;
Biện pháp kỉ luật:
+ Các bạn tuân thủ quy định tập thể;
+ Cùng thông nhất hành động;
+ Nhắc nhở, đôn đốc nhau thực hiện.
Câu hỏi:
Hãy nêu tác dụng của việc phát huy dân chủ và thực hiện kỉ luật của tập thể lớp 9A dưới sự chỉ đạo của thầy giáo chủ nhiệm.
Hướng dẫn trả lời:
Nhờ việc phát huy dân chủ và thực hiện kỉ luật mà tập thể lớp 9A dưới sự chỉ đạo của thầy giáo chủ nhiệm đã phát huy được ý thức tập thể của lớp; nhờ có biện pháp tổ chức thực hiện mà mọi khó khăn đã được khắc phục, kế hoạch đã được thực hiện trọn vẹn.
Câu hỏi:
Việc làm của ông giám đốc ở câu chuyện thứ 2 đã có tác hại như thế nào? Vì sao?
Hướng dẫn trả lời:
Việc làm của ông giám đốc có tác hại đã làm cho công nhân bất mãn nên kết quả sản xuất giảm sút và công ti bị thua lỗ nặng nề.
Bởi vì, ông giám đốc là người độc đoán, chuyên quyền và gia trưởng.
Câu hỏi:
Từ hai câu chuyện trên, chúng ta có thể rút ra bài học gì?
Hướng dẫn trả lời:
Từ hai câu chuyện trên, chúng ta rút ra được bài học về việc phát huy tính dân chủ, kỉ luật của thầy giáo chủ nhiệm và tập thể lớp 9A; phê phán sự thiếu dân chủ của ông giám đôc đã gây nên hậu quả xấu cho công ti. Dân chủ và kỉ luật là sức mạnh của tập thể.
NỘI DUNG BÀI HỌC
Câu hỏi: Thế nào là dân chủ?
Hường dẫn trả lời:
Dân chủ là mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội.
Mọi người phải được biết, được cùng tham gia bàn bạc;
Mọi người góp phần thực hiện và giám sát những công việc chung của tập thể hoặc của xã hội có liên quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước.
Câu hỏi: Kỉ luật là gì?
Hướng dẫn trả lời:
Kỉ luật là tuân theo những quy định chung của cộng đồng hoặc của một tổ chức xã hội, nhằm tạo ra sự thông nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc vì mục tiêu chung.
Câu hỏi: Em hãy nêu những biểu hiện thể hiện tính dân chủ mà em biết? Hướng dẫn trả lời:
Những biểu hiện thể hiện tính dân chủ:
+ Học sinh được tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch năm học của lớp. + Công nhân được tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch, góp ý cho
ban giám đốc của công ti, của nhà máy;
+ Cán bộ, nhân viên được tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch của
cơ quan, góp ý cho lãnh đạo cơ quan...
+ Cử tri tham gia chất vấn đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng
Nhân dân...
Câu hỏi:
Những biểu hiện của tính kỉ luật là gì?
Hướng dẫn trả lời:
Những biểu hiện của tính kỉ luật:
+ Tất cả học sinh đi học phải đúng giờ, nghỉ học phải có đơn xin phép của cha mẹ hoặc người đỡ đầu;
+ Học sinh không được ăn quà vặt trong lớp;
+ Thầy cô giáo lên lớp phải đúng giờ...
+ Cán bộ, công nhân viên... nghỉ việc phải có lí do, phải là đơn xin phép, phải có sự đề nghị của cán bộ y tế (nếu bị bệnh);
+ Công nhân phải đảm bảo kĩ thuật an toàn trong lao động sản xuất... Câu hỏi:
Nêu những biểu hiện thiếu dân chủ mà em biết.
Hướng dẫn trả lời:
Những biểu hiện thiếu dân chủ:
+ Biết bạn mình có khuyết điểm nhưng ngại không góp ý;
+ Bô" mẹ, thầy cô giáo, người lớn chưa lắng nghe ý kiến của trẻ;
+ Khi lớp bị xếp hạng thi đua hàng tuần kém, giáo viên chủ nhiệm
không tìm hiểu nguyên nhân, chỉ trách phạt học sinh...
Câu hỏi:
Em hãy nêu những việc làm thiếu tính kỉ luật.
Hường dẫn trả lời:
— Những việc làm thiếu tính kỉ luật:
+ Học sinh trôn học, làm việc riêng trong giờ học;
+ Học sinh không mặc đồng phục, không mang bảng tên, nữ mặc
quần chật, váy ngắn, nam học sinh tóc dài... khi đêh trường;
+ Cán bộ, nhân viên đang giờ làm việc bỏ ra ngoài làm việc riêng...
+ Công nhân không thực hiện đúng kỉ luật an toàn trong sản xuất; + Cầu thủ xô xát nhau trên sân cỏ, không tuân theo quyết định của
trọng tài...
Câu hỏi:
Dân chủ và kỉ luật có môì quan hệ như thế nào?
Hường dẫn trả lời:
Dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: Dân chủ là để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào những công việc chung. Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả.
Câu hỏi:
Tác dụng của việc phát huy dân chủ và kỉ luật trong cuộc sông, trong lao động và hoạt động xã hội là gì?
Hướng dẫn trả lời:
Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ góp phần:
+ Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động của
mọi người;
+ Tạo cơ hội cho mọi người phát triển;
+ Xây dựng , được quan hệ xã hội tốt đẹp và nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động, tổ chức tốt các hoạt động xã hội.
Câu hỏi:
Em hiểu gì về chủ trương của Đảng thể hiện qua câu: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”?
Hướng dẫn trả lời:
Dân biết: Mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước phải phổ biến đến từng người dân.
Dân bàn: Mọi người dân có quyền tham gia ý kiến xây dựng dự thảo sửa đổi Hiến pháp, pháp luật, các chủ trương của phường, xã...
Dân làm: Thực hiện đúng chủ trương, pháp luật của Nhà nước...
Dân kiểm tra: Góp ý, chất vấn đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp...
Câu hỏi:
Theo em, chúng ta cần rèn luyện tính dân chủ, kỉ luật như thế nào? Hường dẫn trả lời:
Mọi người cần tự giác chấp hành lđ luật.
Cán bộ lãnh đạo và các tổ chức xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện để mọi người được phát huy dân chủ.
Học sinh phải vâng lời cha mẹ, thầy cô giáo. Thực hiện đúng quy định của lớp, của trường, phát huy quyền dân- chủ và có ý thức kỉ luật của một công dân.
BÀI TẬP
Bài tập 1:
Theo em, những việc làm nào sau đây có nội dung thể hiện tính dân chủ, tính kỉ luật và việc làm nào không? Vì sao?
Nhà trường tổ chức cho học sinh học tập nội quy của trường; học sinh được thảo luận và thông nhất thực hiện nội quy;
Ông Bính - tổ trưởng tổ dân phô" - quyết định mỗi gia đình nộp 5.000 đồng để làm quỹ thăm hỏi những gia đình gặp khó khăn;
Nam đến trường dự sinh hoạt chi đoàn theo kế hoạch;
Thầy chủ nhiệm giao cho Hùng điều khiển buổi sinh hoạt lớp cuối tuần, mọi người đã tích CƯC phát biểu ý kiến;
Trong một trận đấu bóng, các cầu thủ xô xát với nhau trên sân cỏ, không tuân theo quyết định của trọng tài.
Hường dẫn trả lời:
Những hoạt động thể hiện tính dân chủ là: (a), (c), (d).
(a) Nhà trường đã tạo điều kiện cho học sinh được thảo luận nội quy và thông nhất thực hiện, đây là một việc làm phát huy quyền dân chủ của học sinh.
Nam đã thể hiện quyền dân chủ của mình là sinh hoạt chi đoàn theo kế hoạch.
Thẩy chủ nhiệm đã tạo điều kiện cho Hùng phát huy vai trò trách nhiệm của người cán bộ lớp.
Những hoạt động thiếu tính dân chủ: (b), ông Bính đã tự quyẽt định số’ tiền mỗi gia đình phải nộp mà không thông qua bàn bạc với các hộ gia đình, đây là việc làm thiếu dân chủ.
Hoạt động thể hiện thiếu tính kỉ luật là (e): Các cầu thủ không thực hiện đúng quy định kỉ luật trận đâu và tôn trọng quyết định của trọng tài.
Bài tập 2
Hãy kể lại một việc làm của em về thực hiện tốt tính dân chủ và tính kỉ luật của nhà trường?
Hướng dẫn trả lời:
Trong giờ sinh hoạt lớp vào thứ 7, sau khi bạn lớp trưởng nhận xét những mặt ưu, khuyết điểm của lớp trong tuần qua và đề nghị các bạn cho ý kiến, trong đó có một giờ học Giáo dục Công dân bạn Khuê đã đưa bài tập Sử ra để làm, vì thế cô giáo đã trừ điểm thi đua của lớp. Em đã có ý kiến góp ý cho bạn Khuê phải thực hiện nghiêm túc kỉ luật giờ học: Giờ nào việc nấy, nếu bạn làm như vậy là không những vi phạm nội quy học tập, kỉ luật của nhà trường mà còn thể hiện thái độ không tôn trọng cô giáo bộ môn Giáo dục Công dân.
Bài tập 3: Hãy phân tích và chứng minh nhận định: “Dân chủ và kỉ luật là sức mạnh của một tập thể”.
Hường dẫn trả lời:
Dân chủ là để .mọi người thể hiện và phát huy tiềm năng trí tuệ của mình đóng góp vào những công việc của tập thể, dân chủ tạo ra hoạt động công khai; kỉ luật là điều kiện tạc nên tính thống nhất trong hành động, kỉ luật là điều kiện đảm hảo cho dân ẽhủ được thực hiện có hiệu quả; phạt huy dân chủ và kỉ luật là khai thác có hiệu quả tiềm năng của quần chúng, là sức mạnh của một tập thể biết đoàn kết, thông nhất trong hành động để đạt hiệu quả cao trong công việc.
Bài tập 4: Theo em, để thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật trong nhà trường, học sinh chúng ta cần phải làm gì?
Hướng dẫn trả lời:
- Để thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật trong nhà trường, học sinh chúng ta cần phải:
+ Có ý thức rèn luyện, có ý thức tổ chức kĩ luật;
+ Thực hiện đúng nội quy của nhà trường, của lớp đề ra;
+ Tham gia phát biểu xây dựng bài;
+ Tham gia góp ý xây dựng kế hoạch của lớp, góp ý xây dựng trong những giờ sinh hoạt lốp;
+ Dân chủ nhưng cần có tổ chức, có ý thức xây dựng tập thể lớp.
Bài tập 5:
Em hãy SƯU tầm những câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về dân chủ, kỉ luật.
Hưởng dẫn trả lời:
Tục ngữ:
Muốn tròn phải có khuôn Muốn vuông phải có thước.
Đất có lề, quê có thói.
Quân pháp hất vị thân.
Ca dao:
“Bề trên ở chẳng kỉ cương
Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa”.
Danh ngôn:
“Nước ta là nước dân chủ
Bao nhiều lợi ích đều vì dân
Bao nhiêu quyền hạn đều của dân
Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân”