Giải Bài Tập GDCD 9 Bài 8. Năng động, sáng tạo

  • Bài 8. Năng động, sáng tạo trang 1
  • Bài 8. Năng động, sáng tạo trang 2
  • Bài 8. Năng động, sáng tạo trang 3
  • Bài 8. Năng động, sáng tạo trang 4
  • Bài 8. Năng động, sáng tạo trang 5
  • Bài 8. Năng động, sáng tạo trang 6
Bài	w	ZK	X
o	\Ă\G hộ\G. SÁ\G TẠO
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tìm hiểu nội dung truyện đọc
Câu hỏi: Em có nhận xét gì về việc làm của Ê-đi-xơn và Lê Thái Hoàng trong những câu chuyện mà SGK đã nêu? Hãy tìm những chi tiết trong câu chuyện thể hiện tính năng động, sáng tạo của họ.
Hướng dẫn trả lời:
— Việc làm của Ê-đi-xơn và Lê Thái Hoàng trong hai câu chuyện đều thể hiện khía cạnh khác nhau của tính năng động, sáng tạo:
+ Ê-đi-xơn: Để có đủ ánh sáng kịp thời mổ cấp cứu cho mẹ, ông đã
nghĩ ra cách đặt các tấm gương xung quanh giường mẹ và đặt các ngọn nến, đèn dầu trước gương, điều chỉnh vị trí đặt chúng sao cho ánh sáng tập trung đúng chỗ, thuận tiện để cho thầy thuốc mổ cho mẹ mình.
+ Lê Thái Hoàng: Tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra cách giải toán mới hơn, nhanh hơn; đến thư viện tìm những đề thi toán quốc tế dịch
ra tiếng Việt để làm; kiên trì làm toán; gặp những bài toán khó, Hoàng thường thức đến một, hai giờ sáng tìm được lời giải mới thôi.
Câu hỏi:
Theo em, những việc làm đó đã đem lại thành quả gì cho Ê-đi-xơn và Lê Thái Hoàng?
Hướng dẫn trả lời:
Những việc làm đó đã mang lại niềm tự hào vinh quang cho Ê-đi-xơn và Lê Thái Hoàng:
Ê-đi-xơn cứu sông được mẹ mình và sau này trở thành nhà phát minh vĩ đại trên thế giới.
Lê Thái Hoàng đạt Huy chương Đồng kì thi toán quốc tế lần thứ 39 và Huy chương Vàng kì thi toán quốc tế lần thứ 40.
Câu hỏi:
Em học tập được gì qua việc làm năng động, sáng tạo của Ê-đi-xơn và Lê Thái Hoàng?
Hướng dẫn trả lời:
Qua việc làm của Ê-đi-xơn và Lê Thái Hoàng, em học tập được ở họ đức tính năng động, sáng tạo:
Luôn tìm tòi, suy nghĩ tìm ra giải pháp tốt nhất;
Kiên trì,- chịu khó, quyết tâm vượt qua khó khăn để đạt được mục đích đề ra một cách xuất sắc nhất.
NỘI DUNG BÀI HỌC
Câu hỏi: Năng động là gì?
Hướng dẫn trả lời:
Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
Câu hỏi: Sáng tạo là gì?
Hường dẫn trả lời:
Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó, phụ thuộc vào những cái đã có.
Câu hỏi: Người lao động sáng tạo là người như thế nào?
Hưởng dẫn trả lời:
Người lao động sáng tạo là người luôn say mê, tìm tòi, phát hiện và xử lí linh hoạt các tình huống trong học tập, lao động, công tác... nhằm dạt kết quả cao.
Câu hỏi: Theo em, trong lao động, những biểu hiện như thế nào là năng động, sáng tạo và những biểu hiện như thế nào là không năng động, sáng tạo?
Hường dẫn trả lời:
Lao động năng động, sáng tạo: Chủ động, dám nghĩ, dám làm tìm ra cái mới, cách làm mới, năng suất hiệu quả cao, phấn đấu để đạt mục đích tốt đẹp.
Lao động không năng động, sáng tạo: Bị động, do dự, bảo thủ, trì trệ, không dám nghĩ, dám làm, né tránh, bằng lòng với thực tại.
Câu hỏi: Nêu những biểu hiện của sự năng động, sáng tạo trong học ' tập và không năng động, sáng tạo trong học tập.
Hướng dẫn trả lời:
Năng động, sáng tạo trong học tập: Thể hiện ở phương pháp học tập khoa học, say mê tìm tòi để phát hiện cái mới, không thoả mãn với những điều đã biết.
Không năng động, sáng tạo trong học tập: Thụ động, lười học, lười suy nghĩ, không có ý chí vươn lên giành kết quả cao nhất, học vẹt, chỉ dựa dẫm vào người khác.
Câu hỏi: Nêu những biểu hiện năng động, sáng tạo trong sinh hoạt hàng ngày và những biểu hiện không năng động, sáng tạo trong sinh hoạt hàng ngày.
Hướng dẫn trả lời:
Biểu hiện năng động, sáng tạo trong sinh hoạt hàng ngày: Lạc quan, tin tưởng, có ý thức phấn đấu vươn lên vượt khó, vượt khổ về cuộc sống vật chất và tinh thần, có lòng tin, kiên trì, nhẫn nại.
Biểu hiện không năng động, sáng tạo trong cuộc sông hàng ngày: Đua đòi, ỷ lại, không quan tâm đến người khác, lười lao động, bắt chước, thiếu nghị lực, thiếu bền bỉ, chỉ làm được dưới sự hướng dẫn của người khác.
Câu hỏi: Theo em, năng động, sáng tạo có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sông và đặc biệt trong thời đại ngày nay?
Hướng dẫn trả lời:
Năng động, sáng tạo là phẩm chất rất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại. Nó giúp con người có thể vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được mục đích đề ra một cách nhanh chóng và tốt đẹp. Nhờ năng động, sáng tạo mà con người đã làm nên những kì tích vẻ vang, mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước.
Câu hỏi: Để trở thành người năng động, sáng tạo chúng ta phải làm gì? Hướng dẫn trả lời:
Năng động, sáng tạo là kết quả của quá trình rèn luyện siêng năng, tích cực của mỗi người trong học tập, lao động và cuộc sông.
Để trở thành người năng động, sáng tạo, mỗi học sinh cần tìm ra cách học tập tốt nhất cho mình, có phương pháp học tập đúng đắn, có kế hoạch và tích cực vận dụng những điều đã biết vào cuộc sống.
BÀI TẬP
Bài tập 1:
Theo em, những hành vi nào sau đây thể hiện tính năng động, sáng tạo hoặc không năng động, sáng tạo? Vì sao?
Trong giờ học các môn khác, Nam thường đem bài tập môn Toán hoặc rqôn Tiếng Anh ra làm bài;
Ngồi trong lớp, Thắng thường chú ý nghe thầy cô giảng bài, khi có điều gì không hiểu là Thắng mạnh dạn hỏi ngay;
Trong học tập, bao giờ An cũng làm theo những điều của thầy cô đã nói;
Vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên anh Văn cho rằng mình cần phải làm bất cứ cách nào để tăng thêm thu nhập;
đ) Sau khi đã cân nhắc và bàn bạc kĩ lưỡng, ông Thận quyết định xin vay vốn ngân hàng để đầu tư sản xuất;
Mặc dù trình độ học vấn không cao, song ông Luỹ luôn tự tìm tòi học hỏi để tìm ra cách làm riêng của mình;
Đang là sinh viên, song anh Quang thường hay bỏ học để làm kinh tế thêm;
Khi tìm hiểu bất cứ vấn đề gì, Minh thường đặt câu hỏi “vì sao” và trao đổi lại với thầy cô, bạn bè hoặc tìm đọc thêm những sách báo có liên quan để tìm lời giải đáp.
Hướng dẫn trả lời:
Hành vi (b), (đ), (e), (h) thể hiện tính năng động, sáng tạo. Bởi vì:
+ (b) Thắng say mê học tập, không thoả mãn với những điều đã biết,
+ (e), (đ) Ông Thận, ông Lũy là những người dám nghĩ, dám làm để tìm ra cái mới.
+ (h) Minh là người say mê tìm tòi phát hiện ra cái mới.
Những biểu hiện đó chứng tỏ họ là những người năng động, sáng tạo.
Hành vi (a), (c), (d), (g), không thể hiện năng động, sáng tạo. Bởi họ là những người bị thụ động trong công việc, học tập và làm việc tuỳ tiện.
Bài tập 2: Em tán thành hay không tán thành với những quan điểm nào sau đây? Vì sao?
Học sinh nhỏ tuổi chưa thể sáng tạo được;
Năng động, sáng tạo là phẩm chất riêng của những thiên tài;
Chỉ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mới cần đến sự năng động;
Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần có của con người trong nền kinh tế thị trường;
đ) Người năng động, sáng tạo thì càng vất vả;
Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần có của người lao động trong mọi thời đại.
Hưởng dẫn trả lời:
Em tán thành với quan điểm (d), (e). Bởi vì năng động, sáng tạo là phẩm chát cần có của mỗi người trong học tập, trong lao động và trong cuộc sống hàng ngày, nhất là trong thời đại ngày nay khi nền kinh tế thị trường phát triển. Để hội nhập và phát triển, sự năng động, sáng tạo là vô cùng cần thiết không thể thiếu được.
Em không tán thành với quan điểm (a), (b), (c), (đ). Bởi vì, lứa tuổi nào, lĩnh vực nào cũng cần năng động, sáng tạo.
Bài tập 3: Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện tính năng động, sáng tạo?
Dám làm mọi việc để đạt được mục đích của mình;
Dám làm những việc khó khăn mà người khác né tránh;
Biết suy nghĩ để tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau trong học tập và trong công việc;
Có ý kiến riêng và biết bày tỏ ý kiến của mình;
đ) Chỉ làm theo những điều đã được hướng dẫn, chỉ bảo.
Hưởng dẫn trả lời:
Hành vi (b), (c), (d) thể hiện tính năng động sáng tạo.
Bài tập 4: Vì sao học sinh phải rèn luyện tính năng động, sáng tạo?
Để rèn luyện đức tính đó cần phải làm gì?
Hướng dẫn trả lời:
Học sinh cần phải rèn luyện tính năng động, sáng tạo vì đức tính này sẽ giúp các em tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm, linh hoạt xử lí các tình huống trong học tập, lão động... nhằm đạt kết quả cao trong mọi công việc.
Để trở thành người năng động sáng tạo, học sinh cần tìm ra cách học tập tốt nhất cho mình, có phương pháp học tập đúng đắn, có kế hoạch và tích cực vận dụng những điều đã biết vào cuộc sông.
Bài tập 5: Hãy nêu một khó khăn mà em đã gặp phải trong học tập hoặc trong cuộc sống và tự xây dựng kế hoạch để khắc phục khó khăn đó.
Khó khăn em có thể gặp phải: Học kém một môn nào đó. Chẳng hạn: Tiếng Anh, hay Toán, Lý... em phầi có kế hoạch học tập hợp lí, cần cù, chịu khó, đầu tư thời gian cho những môn học mình còn yếu; hoặc em có tật nói ngọng, nói lắp thì em phải chịu khó luyện nói để khắc phục những khiếm khuyết của mình; hoặc gia đình nghèo, khó khăn về kinh tế thì em sắp xếp thời gian học tập và giúp đỡ gia đình một cách hợp lí.
Bài tập 6: Em hãy SƯU tầm một số câu tục ngữ, ca dao hoặc danh ngôn nói về tính năng động, sáng tạo.
Hướng dẫn trả lời:
Tục ngữ:
Học một biết mười.
Ca dao:
“Non cao cũng có đường trèo Đường dẫu hiểm nghèo củng có lối đi.”
Danh ngôn:
“Sáng tạo là chứng chỉ duy nhất của thiên tài”.
(Ngạn ngữ Pháp)