Giải Bài Tập GDCD 9 Bài 6. Hợp tác cùng phát triển

  • Bài 6. Hợp tác cùng phát triển trang 1
  • Bài 6. Hợp tác cùng phát triển trang 2
  • Bài 6. Hợp tác cùng phát triển trang 3
  • Bài 6. Hợp tác cùng phát triển trang 4
  • Bài 6. Hợp tác cùng phát triển trang 5
  • Bài 6. Hợp tác cùng phát triển trang 6
  • Bài 6. Hợp tác cùng phát triển trang 7
  • Bài 6. Hợp tác cùng phát triển trang 8
Ilựp TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thiếu tướng - phi công vũ trụ v.v Go-rơ-bát-cô cùng phi công vũ trụ đầu tiên của Việt Nam - Trung tướng Phạm Tuân trong buổi mít tinh kỉ niệm 20 năm chuyến bay vũ trụ hợp tác Việt - Xô.
Cầu Mĩ Thuận, biểu tượng của sự hợp tác Việt Nam - õ-xtrây-li-a. (Ảnh: Thế Thuần - Thông tấn xã Việt Nam)
Các bác sĩ Việt Nam và Hoa Kì tiến hành ca mổ "phẫu thuật nụ cười"
cho trẻ em tại Bệnh viện Đà Nang.
(Ảnh: Công Điểu - Thông tấn xã Việt Nam)
Câu hỏi: Qua thông tin về Việt Nam tham gia các tổ chức quôc tế và
quan hệ thương mại với các quốc gia, em có suy nghĩ gì?
Iỉường dẫn trả lời:
Việt Nam tham gia vào các tổ chức quốc tế trên nhiều lĩnh vực: thương mại, y tế, lương thực, nông nghiệp, giáo dục, khoa học... với nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới. Đó là sự hợp tác toàn diện góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước.	<*•
Câu hỏi: Người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ là ai? Vào thời gian nào? Hướng dẫn trả lời:
Người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ là Anh hùng Phạm Tuân, chụyến bay vào ngày 24 - 7 - 1980.
Câu hỏi: Bức ảnh chụp Thiếu tướng - phi công vũ trụ v.v Go-rơ-bát-cô cùng với phi công vũ trụ đầu tiên của Việt Nam — Trung tướng Phạm Tuân có ý nghĩa gì?
Hướng dẫn trả lời:
Bức ảnh chụp nhân dịp mít tinh kỉ niệm 20 năm chuyến bay vũ trụ hợp tác Việt - Xô (24 - 7 - 1980 -» 24 - 7 - 2000). Với sự giúp đỡ của
Liên Xô, Trung tướng Phạm Tuân - người đầu tiên của Việt Nam bay vào vũ trụ thể hiện tình đoàn kết hợp tác giữa Việt Nam — Liên Xô (cũ) trên lĩnh vực vũ trụ.
Câu hỏi: Bức ảnh cầu Mĩ Thuận nói lên điều gì?
Hường dẫn trả lời:
Cầu Mĩ Thuận là biểu tượng hợp tác trên lĩnh vực giao thông vận tải giữa Việt Nam và Ô-xtrây-li-a.
Câu hỏi: Bức ảnh các bác sĩ Việt Nam và Hoa Kì đang làm gì? Việc làm đó thể hiện điều gì?
Hướng dẫn trả lời:
Bức ảnh các bác sĩ Việt Nam và Hoạ Kì hợp tác tiến hành ca mổ “phẫu thuật nụ cười” cho trẻ em tại Bệnh viện Đà Nẵng. Bức ảnh thể hiện sự hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kì trên lĩnh vực y tế và nhân đạo.
NỘI DUNG BÀI HỌC
Câu hỏi: Nêu một số thành quả của sự hợp tác giữa nước ta với các nước khác mà em biết.
Hường dẫn trả lời:
Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình;
Cầu Thăng Long;
Khu chế xuất lọc dầu Dung Quất;
Đường hầm Hải Vân;
Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Trung ương Huế....
Câu hỏi: Quan hệ hợp tác với các nước sẽ giúp chúng ta điều kiện gì? Hường dẫn trả lời:
Vốn;
Trình độ quản lí;
Khoa học - công nghệ...
Câu hỏi: Sự hợp tác với các nước có tác dụng gì?
Hướng dẫn trả lời:
Giúp chúng ta tiếp cận với trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến;
Nâng cao trình độ nhận thức lí luận, thực tiễn và quản lí;
Có cơ hội để giao lưu với bạn bè quôc tế;
Tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam phát triển, nâng cao đời sông vật chất và tinh thần của nhân dân....
Câu hỏi: Hợp tác là gì?
Hướng dẫn trả lời:
Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.
Câu hỏi: Theo em, để hợp tác có hiệu quả cần dựa trên những cơ sở nào? Hướng dẫn trả lời:
Hợp tác phải dựa trên cơ sở bình đẳng;
Hai bên cùng có lợi;
Không làm phương hại đến lợi ích của những người khác.
Câu hỏi: Sự hợp tác với các nước khác đã mang lại lợi ích gì cho nước ta và các nước khác?
Hướng dẫn trả lời:
Hợp tác quốc tế để cùng nhau giải quyết những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu;
Giúp đỡ tạo điều kiện cho các nước nghèo phát triển;
Để đạt được mục tiêu hoà bình cho toàn nhân loại.
Câu hỏi: Em có biết những vân đề bức xúc có tính toàn cầu mà các nước trên thế giới đang đối mặt là gì không?
Hướng dẫn trả lời:
Những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu:
+ Môi trường;
+ Hạn chế bùng nổ dân số;
+ Khắc phục tình trạng đói nghèo;
+ Phòng ngừa đẩy lùi những bệnh hiểm nghèo;
+ Thiên tai;
+ Chiến tranh, khủng bô', xung đột sắc tộc....
Câu hỏỉ: Vì sao sự hợp tác quốc tế là cần thiết?
Hướng dẫn trả lời:
Trong bôi cảnh thế giới đang đứng trước những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu (bảo vệ môi trường, hạn chế bùng nổ dân sô', khắc phục tình trạng đói nghèo...) mà không một quốc gia, dân tộc riêng lẻ nào có thể tự giải quyết, thì sự hợp tác quốc tế là một vấn đề quan trọng, rất cần thiết và tất yếu.
Câu hỏi: Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề hợp tác là gì? Hường dẫn trả lời:
Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới theo nguyên tắc:
+ Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau;
+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;
+ Không dùng vũ lực hoặc đe doạ vũ lực;
+ Bình đẳng cùng có lợi;
+ Giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng thương lượng hoà bình;
+ Phản đối mọi âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền.
Câu hỏi: Theo em, trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cần có sự hợp tác không?
Hướng dẫn trả lời:
Trong cuộc sông hằng ngày, chúng ta luôn rất cần có sự hợp tác:
+ Hợp tác trao đổi giúp đỡ nhau trong mọi công việc: học tập, lao
động, công tác, làm ăn, trong hoạt động tập thể...
+ Sự hợp tác sẽ đem lại hiệu quả cao trong công việc.
Câu hỏi: Trách nhiệm của bản thân em trong việc rèn luyện tinh thần hợp tác là gì?
Hướng dẫn trả lởi:
Rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong học tập, lao động, hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
Luôn quan tâm đến tình hình thế giới và trong nước.
Có thái độ hữu nghị, đoàn kết với người nước ngoài và giữ phẩm chất tot đẹp của người Việt Nam trong quan hệ giao tiếp...
BÀI TẬP
Bài tập 1:
Hãy nêu các ví dụ về sự hợp tác quốc tế trong vấn đề bảo vệ môi trường, chông đói nghèo, phòng chống HIV/AIDS, đấu tranh chống khủng bô'...
Hướng dẫn trả lời:
Hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực môi trường: Nhằm giúp Việt Nam cải thiện môi trường, hình thành ngành công
nghiệp môi trường và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) đã phối hợp với Hội Môi trường Đô thị Việt Nam (VUREA) thực hiện “Chương trình hợp tác, đề cử chuyên gia kĩ thuật sang hướng dẫn, đào tạo cho các công ti thành viên của Hội, thu gom, vận chuyển, quản lí và xử lí chất thải”.
Việt Nam - Lào hợp tác nỗ lực xoá đói giảm nghèo: Ngày 25/3/2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Bộ trưởng Cao Đức Phát và Bộ trưởng Phát triển nông thôn và Xoá đói giảm nghèo Lào, ngài Onneua Phommachan đã có buổi hội đàm nhằm thúc đẩy các chương trình hợp tác trong công tác xoá đói giảm nghèo của hai nước.
Việt Nam — Bra-xin: Tổng thông Bra-zin Luiz Inacio Lula da Silva cho rằng Việt Nam là đồng minh của Bra-xin trong WTO về nông nghiệp và mong muôn đoàn kết với Việt Nam để chông đói nghèo.
Việt - Mĩ phôi hợp phòng chông HIV/AIDS: Ngày 7/6/2006 tại Hà Nội, Đại sứ quán Mĩ và Bộ Y tế Việt Nam đã công bô" Kế hoạch hoạt động quốc gia 2006 của Mĩ nhằm trợ giúp Việt Nam trong công tác phòng ngừa HIV/AIDS, điều trị và chăm sóc người nhiễm HIV.
Mĩ — Việt trao đổi hợp tác an ninh — quân sự: Trong chuyến thăm Việt Nam, chiều 4 - 12 - 2007, Đại sứ Stephen D. Mull, Trợ lý Ngoại trưởng Mĩ phụ trách vấn đề chính trị - quân sự đã có cuộc gặp gỡ báo chí, khẳng định triển vọng hợp tác an ninh - quân sự hai nước rất tươi sáng. Trong thời gian làm việc ở Việt Nam, Đại sứ Mull đã gặp Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công an. Hai bên đã cùng thảo luận về mối quan hệ trong lĩnh vực an ninh. Phía Mĩ chủ trương tàng cường sự trợ giúp cho quân đội và công an Việt Nam về khả năng cứu trợ nhân đạo và đối phó với thảm hoạ. Hai nước cũng tăng cường hợp tác trong lĩnh vực chống khủng bô" và phổ biến vũ khí hạt nhân.
Bài tập 2:
Hãy tìm hiểu và giới thiệu với bạn bè trong tổ, trong lớp về một công trình hợp tác quôc tế ở địa phương em hoặc của nước ta.
Hường dẫn trả lời:
Dự án hầm Hải Vân - bước ngoặt quan trọng trong hợp tác Việt — Nhật: Hầm Hải Vân là hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á, xuyên qua đèo
Hải Vân, nôĩ liền tỉnh Thừa Thiên - Huế với thành phô' Đà Nang ở miền Trung Việt Nam.
Dự án xây dựng Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân được Thủ tướng phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 905/QĐ-TTg ngày 30/9/1998, được khởi công ngày 27/8/2000 và chính thức bước vào xây dựng tháng 10/2000. Dự án được chia làm 10 gói thầu: 1 gói thầu tư vấn, 5 gói thầu xây dựng và 4 gói thầu cung cấp lắp đặt thiết bị phục vụ vận hành và khai thác đường hầm. Dự án được đầu tư bằng nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản thông qua Ngân hàng Hợp tác Quôc tế Nhật Bản (JBIC) và vôn đôì ứng của Chính phủ Việt Nam do Ban Quản lí dự án 85 thuộc Bộ Giao thông Vận tải làm đại diện chủ đầu tư.
(Nguồn: Internet)
Đường hầm chính: dài 6.280m, rộng 10m, độ cao xe cho phép đi qua là 7,5m.
Đường hầm thoát hiểm: dài 6.280m, rộng 4,7m, cao 3,8m.
Đường hầm thông gió: dài 1.810m, rộng 8,2m, cao 5,3m.
Để bảo đảm an toàn giao thông và ứng phó với các tình huống khẩn cấp, trong hầm được trang bị các hệ thông: đèn chiếu sáng, thông gió, báo cháy và chữa cháy, điện thoại khẩn cấp, phát thanh radio, camera quan sát (52 cái) cũng như hệ thông giám sát và điều khiển giao thông. Công trình còn chứa hầm lọc bụi tĩnh điện dài 153m, rộng 10,2m, cao 6,7m. Thể tích đất đá phải đào khi xây hầm là 600.000m3.
Nhờ hệ thống trang thiết bị hiện đại, mọi hoạt động trong Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân đều được truyền dẫn phản ánh về văn phòng trung tâm để phân tích và xử lí. Các hoạt động của toàn bộ hệ thống thiết bị trong hầm được điều khiển qua hệ thống mạng máy tính với các chương trình được lập và cài đặt sẵn để đảm bảo an toàn và tiết kiệm năng lượng.
Dự án này đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự hỗ trợ phát triển của Nhật Bản đôi với Việt Nam. Sau khi hoàn thành, hầm đường bộ đèo Hải Vân sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động công nghiệp và thương mại của Việt Nam, kể cả các nước láng giềng, bởi nó là phần quan trọng nhất của hành lang kinh tế Đông Tây!
Ngày 05 - 6 - 2005, công trình Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân được chính thức khánh thành, trở thành hầm đường bộ dài nhất khu vực Đông Nam Á và cũng là một trong 30 hầm lớn và hiện đại nhất thế giới tính đến thời điểm đó. Gông trình sau khi hoàn thành sẽ rút ngắn quãng đường chạy xe từ 22km (nếu qua đèo Hải Vân) xuôhg còn 12km (nếu chạy qua hầm).