Giải bài tập Vật lý 9 Bài 25: Sự nhiễm từ của sắt, thép - Nam châm điện

  • Bài 25: Sự nhiễm từ của sắt, thép - Nam châm điện trang 1
  • Bài 25: Sự nhiễm từ của sắt, thép - Nam châm điện trang 2
  • Bài 25: Sự nhiễm từ của sắt, thép - Nam châm điện trang 3
sụ NHIỄM Ttr CỦA SẮT, THÉP - NAM CHÂM ĐIỆN
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
sắt, thép, niken, côban và các vật liệu từ khác đặt trong từ trường đều bị nhiễm từ.
Sau khi đã bị nhiễm từ, sắt non không giữ được từ tính lâư dài, còn thép thì giữ được từ tính lâu dài.
Có thể làm tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật bằng cách tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây hòặc tăng số vòng của ống dây.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI TRONG SGK VÀ GIẢI BÀI TẬP TRONG SBT
Cl. Khi ngắt dòng điện chạy qua ống dây thì lõi sắt non mất hết từ tính còn lõi thép vẫn giữ được từ tính.
C2. - Nam châm điện gồm một ống dây dẫn trong có lõi sắt non.
- Các con số hàng dọc : Nếu nối chốt 0 và 1000 với hai cực của nguồn điện thì số vòng dây của ống dây được sử dụng là 1000, nối chốt 0 và 1500 thì số vòng dây của ống dây được sử dụng là 1500, nối chốt 1000 và 1500 thì số vòng dây của ống dây được sử dụng là 500.
Các con số hàng ngang : 1 A là cường độ dòng điện lớn nhất cho phép qua ống dây ; 22 Q là điện trở của ống dây.
C3. - Các nam châm điện a, b và c ; d và e có cường độ dòng điện bằng nhau nhưng số vòng dây khác nhau. Các nam châm điện c và d có số vòng dây bằng nhau nhưng cường độ dòng điện khác nhau.
Nam châm điện b mạnh hơn nam châm điện a. Nam châm điện d mạnh hơn nam châm điện c. Nam châm điện e mạnh hơn nam châm điện b và d.
C4. Khi chạm mũi chiếc kéo vào đầu thanh nam châm thì mũi kéo bị nhiễm từ. Mặt khác kéo được làm bằng thép nên sau khi không còn tiếp xúc với nam châm nữa, nó vẫn giữ được từ tính lâu dài và trở thành nam châm vĩnh cửu nên hút được các vụn sắt.
C5. Chí cần ngắt dòng điện đi qua ống dây dẫn của nam châm.
C6. Lợi thế của nam châm điện so với nam châm vĩnh cửu :
Có thể làm tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật bằng cách tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây hoặc tăng số vòng của ống dây.
Chỉ cần ngắt dòng điện đi qua ống dây là nam châm điện mất hết từ tính.
Có thể thay đổi tên từ cực của nam châm điện bằng cách đổi chiều dòng điện qua ống dây.
a) Không.
b) Vì khi ngắt dòng điện đi qua ống dây thì lõi thép vẫn còn giữ được từ tính và trở thành nam châm vĩnh cửu, khi đó nam châm điện mất ý nghĩa sử dụng.
a) Mạnh hơn.
b) Dùng quy tắc nắm tay phải xác định được chiều của các đường sức từ đi ra ở đầu A nên đầu A là cực Bắc.
a) Được. Vì các kẹp sắt được đặt trong từ trường
của nam chàm thì bị nhiễm từ.
Xem hình 25.1.
Khi đặt các vật bằng sắt, thép gần nam châm thì chúng bị nhiễm từ và trở thành các nam châm, đầu đặt gần nam châm là từ cực khác tên với từ cực của nam châm nên bị nam châm hút.
A ;	25.5. D ;	25.6. A ;	25.7. B ;
c. BÀI TẬP BỔ SUNG
25a. Một ống dây có lõi sắt non đang có dòng điện chạy qua,
nếu rút lõi sắt ra thì từ trường của ống dây tăng lên.
nếu đổi chiều dòng điện thì sự nhiễm từ của lõi sắt tăng lên. c. nếu ngắt dòng điện thì lõi sắt hầu như mất từ tính.
D. nếu tăng cường độ dòng điện thì từ trường của ống dây giảm.
25b. Chọn câu đúng khi nói về nam châm điện.
Nam châm điện có cấu tạo gồm một ống dây dẫn trong đó có lõi thép.
Các nam châm điện có số vòng dây quấn như nhau thì hút các vật với lực từ như nhau.
c. Muốn tăng lực từ của nam châm điện chỉ có thể tãng cường độ dòng điện qua ống dây dẫn.
D. Muốn giảm lực từ của nam châm điện có thể giảm cường độ dòng điện hoặc giảm số vòng dây của ống dây dẫn.