Giải bài tập Vật lý 9 Bài 55: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu

  • Bài 55: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu trang 1
  • Bài 55: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu trang 2
  • Bài 55: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu trang 3
  • Bài 55: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu trang 4
MÀU SẮC CÁC VẬT DUÚt ÁNH SẮNG TRẮNG
VÀ DƯỚI Anh sang màu
A - KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Khi nhìn thấy vật màu nào thì có ánh sáng màu đó đi từ vật đến mắt ta.
Vật màu trắng có khả năng tán xạ tất cả các ánh sáng màu.
Vật màu nào thì tán xạ mạnh ánh sáng màu đó, nhưng tán xạ kém ánh sáng màu khác.
Vật màu đen không có khả năng tán xạ bất kì ánh sáng màu nào.
B - HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI TRONG SGK VÀ GIẢI BÀI TẬP TRONG SBT
Cl. Đặt các vật dưới ánh sáng trắng :
Khi nhìn thấy vật màu trắng, vật màu đỏ, vật màu xanh lục thì đã có ánh sáng trắng, ánh sáng đỏ, ánh sáng lục từ vật đó đến mắt ta.
Khi nhìn thấy vật màu đen có nghĩa là không có ánh sáng nào truyền từ vật tới mắt. Sở dĩ ta nhìn thấy vật đó vì có ánh sáng từ các vật bên cạnh vật đó đến mắt ta.
C2. - Chiếu ánh sáno đỏ vào vật có màu đỏ, ta nhìn thấy vật đó vẫn có màu đỏ. Vật màu đỏ tán xạ tốt ánh sáng đỏ.
Chiếu ánh sáng đỏ vào vật có màu xanh lục, ta thấy vật đó có màu gần như đen. Vậy vật màu xanh lục tán xạ rất kém ánh sáng màu đỏ.
Chiếu ánh sáng đỏ vào vật có màu đen, ta thấy vật đó có màu đen. Vậy vật màu đen không tán xạ ánh sáng đỏ.
Chiếu ánh sáng đỏ vào vật có màu trắng thì ta nhìn thấy vật đó có màu đỏ vì màu trắng tán xạ tốt ánh sáng đỏ. •
C3. - Chiếu ánh sáng xanh lục vào vật có màu đỏ, ta nhìn thấy vật có màu gần như đen. Vây vật màu đỏ tán xạ rất kém ánh sáng xanh lục.
Chiếu ánh sáng xanh lục vào vật có màu xanh lục, ta nhìn thấy vật có màu xanh lục. Vậy vật màu xanh lục tán xạ tốt ánh sáng xanh lục.
Chiếu ánh sáng xanh lục vào vật có màu đen, ta nhìn thấy vật có màu đen. Vậy vật màu đen không tán xạ ánh sáng xanh lục.
Chiếu ánh sáng xanh lục vào vật có màu trắng, ta nhìn thấy vật có màu xanh lục. Vậy vật màu trắng tán xạ tốt ánh sáng xanh lục.
C4. Ban ngày, lá cây ngoài đường có màu xanh vì chúng tán xạ tốt ánh sáng xanh trong chùm sáng trắng của Mặt Trời. Trong đêm tối, ta thấy chúng có màu đen vì chúng không có ánh sáng chiếu đến nên không có hiện tượng tán xạ xảy ra.
C5. Đặt một tấm kính đỏ trên một tờ giấy trắng, rồi chiếu sánh sáng trắng vào tấm kính thì ta sẽ thấy tờ giấy màu đỏ vì : ánh sáng đỏ trong chùm sáng trắng đi qua được tấm kính đỏ, rồi chiếu vào mặt tờ giấy trắng. Tờ giấy trắng tán xạ tốt ánh sáng đỏ. Ánh sáng này lại truyền qua tấm kính đỏ theo chiều ngược lại rồi đi vào mắt ta.
Chú ý : Không được nhìn vào tấm kính theo phương phản xạ ánh sáng. Vì khi đó ánh sáng phản xạ trên bề mật của tấm kính sẽ truyền vào mắt ta làm ta bị loá mắt và nhìn thấy ánh sáng trắng.
Nếu thay tờ giấy trắng bang tờ giấy xanh thì ta sẽ thấy tờ giấy gần như màu đen vì tờ giấy xanh tán xạ rất kém ánh sáng đỏ.
C6. Trong chùm sáng trắng có đủ các ánh sáng màu từ đỏ đến tím. Vì vậy, khi đặt một vật màu đỏ dưới ánh sáng trắng thì ta sẽ nhìn thấy vật có màu đỏ vì vật đó tán xạ tốt ánh sáng đỏ trong chùm sáng trắng. Tương tự như vậy, nếu đặt một vật màu xanh dưới ánh sáng trắng, ta sẽ thấy vật có màu xanh vì vật màu xanh tán xạ tốt ánh sáng xanh trong chùm ánh sáng trắng.
55.1. c ;	55.2. a-3;b-4;c-2;d-l.
a) Lúc chập tối thì ánh trăng có màu vàng.
b) Người con gái trong câu ca dao tranh thủ lúc trời mát mẻ về chiều tối để tát nước. Người con trai đứng trên bờ nhìn thấy ánh trăng phản xạ trên mặt nước trong gầu nước của cô gái nên mới có câu thơ "... múc ánh trăng vàng đổ đi".
55.4*. Thí nghiệm : Nhỏ vài giọt mực xanh vào một cốc nước đầy rồi khuấy cho tan đều thành cốc nước màu xanh nhạt. Chia lượng nước màu xanh nhạt đó vào hai chiếc cốc thuỷ tinh hình trụ có đáy trong suốt giống hệt nhau sao cho một cốc rất vơi còn một cốc khá đầy. Đặt hai cốc lên trên một tờ giấy trắng.
Nếu nhìn theo phương ngang vào thành cốc thì thấy nước ở trong hai cốc có màu xanh như nhau.
Nếu nhìn theo phương thẳng đứng vào mặt nước trong cốc thì ta thấy nước trong cốc vơi sẽ có màu xanh nhạt hơn nước ở trong cốc đầy.
Giải thích : Mỗi lớp nước màu coi như một tấm lọc màu. Ánh sáng truyền qua lớp nước màu càng dày thì coi như nó truyền qua tấm lọc màu càng dày nên màu của nó càng thẫm. Vì vậy :
Nếu nhìn theo phương ngang thì lớp nước màu mà ánh sáng truyền qua trong hai cốc là như nhau.
Nếu nhìn theo phương thẳng đứng vào mặt nước thì khi ánh sáng truyền từ trên xuống, gặp tờ giấy trắng sẽ bị tán xạ trở lại, đi vào nước lần thứ hai, rồi đến mắt. Vì ta coi lớp nước là tấm lọc màu nên ở đây chỉ có màu xanh đi qua được. Tấm lọc màu này có bề dày bằng hai lần chiều dày của lớp nước có
trong cốc. Do đó ở cốc đầy nước, ánh sáng phải truyền qua một tấm lọc màu rất dày nên màu xanh của nó sẫm. Còn ở cốc nước vơi thì ánh sáng truyền qua "tấm lọc màu" mỏng hơn nhiều nên màu xanh của nó nhạt.
Từ kết qua thí nghiệm trên, ta có thể giải 'thích được khi nhìn xuống mặt nước biển ta thấy nó có màu xanh nhưng khi múc nước biển đựng vào một cái cốc ta lại thấy nước biển không có màu xanh nữa vì : Mỗi lớp nước biển vừa có khả năng tán xạ rất yếu ánh sáng xanh, vừa là một tấm lọc màu xanh rất nhạt. Lớp nước biển đựng trong một cái cốc không đủ để làm cho chùm sáng sau khi đi qua nó có màu xanh. Tuy nhiên, khi truyền qua lớp nước biển dày hàng kilômét rồi quay trở lại thì ánh sáng sẽ có màu xanh thầm.
c - BÀI TẬP BỔ SUNG
55a. Dưới ánh sáng đỏ ta nhìn thấy một tờ giấy có màu đỏ. Hỏi dưới ánh sáng trắng thì tờ giấy đó có thể có màu nào dưới đây ? Hãy tìm phương án sai.
A. Màu đỏ. B. Màu trắng. c. Màu chàm. D. Màu da cam.
55b. Nhìn vào một bể cá cảnh, ta nhìn thấy màu sắc của tất cả các vật và cá có trong bể. Đó là vì nước trong bể cá
tán xạ kém tất cả các ánh sáng màu.
tán xạ tốt tất cả các ánh sáng màu. c. hấp thụ tất cả các ánh sáng màu.
D.'bho tất cả các ánh sáng màu đi qua.