Giải bài tập Vật lý 9 Bài 49: Mắt cận và mắt lão

  • Bài 49: Mắt cận và mắt lão trang 1
  • Bài 49: Mắt cận và mắt lão trang 2
  • Bài 49: Mắt cận và mắt lão trang 3
  • Bài 49: Mắt cận và mắt lão trang 4
MẮT CẬN VÀ MẮT LÃO
A - KIẾN THÚC TRỌNG TÂM
Mắt cận
Mắt cận nhìn rõ những vật ở gần nhưng không nhìn rõ những vật ở xa. Kính cận là thấu kính phân kì. Mắt cận phải đeo kính phân kì để nhìn rõ những vật ở xa.
Mắt lão
Mắt lão nhìn rõ những vật ở xa, nhưng không nhìn rõ những vật ở gần. Kính lão là thấu kính hội tụ. Mắt lão phải đeo kính hội tụ để nhìn rõ các vật ở gần.
B - HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI TRONG SGK VÀ GIẢI BÀI TẬP TRONG SBT
cx. Những biểu hiện của tật cận thị là :
Khi đọc sách, phải đặt sách gần mắt hơn bình thường ;
Ngồi dưới lớp, nhìn chữ viết trên bảng thấy mờ ;
Ngồi trong lớp, nhìn không rõ các vật ngoài sân trường.
C2. Mắt cận không nhìn rõ những vật ở xa mắt. Điểm cực viễn Cv của mắt cận ở gần mắt hơn bình thường.
C3. Để kiểm tra xem kính cận có phải là thấu kính phân kì hay không ta có thể làm một trong ba cách sau :
Cách ỉ : Đưa kính cận ra hứng ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng ngọn đèn lén tờ giấy. Nếu trên tờ giấy xuất hiện một vùng sáng rộng thì đó là thấu kính phân kì.
Cách 2 : Đưa kính cận lại gần dòng chữ trên trang sách. Nếu nhìn qua kính thấy hình ảnh dòng chữ cùng chiều, nhỏ hơn dòng chữ khi nhìn trực tiếp thì đó là thấu kính phân kì.
Cách 3 : Dùng tay so sánh độ dày phần rìa và phần giữa của mắt kính. Nếu thấy phần giữa lõm vào thì đó là thấu kính phân kì.
Chú ý : Chỉ dùng cách thứ 3 đối với kính của người bị cận thị nặng (mắt kính dày). Mắt kính mỏng thì dùng tay không so sánh được độ dày phần rìa và phần giữa của mắt kính.
(J4. Vẽ ảnh của vật AB tạo bởi kính cận (Hình 49.1).
Nhìn vào hình 49.1 ta thấy :
Khi không đeo kính, mắt cận không nhìn rõ vật AB vì vật nằm xa mắt hơn điểm cực viễn Cv của mắt.
Khi đeo kính, muon nhìn rõ ảnh A'B' của vật AB thì ảnh A'B' phải hiện lên trong khoảng từ điểm cực cận Cc tới điểm cực viễn Cv của mắt, có nghĩa là phải nằm gần mắt hơn so với điểm cực viễn Cv.
C5. Muốn biết một kính lão có phải thấu kính hội tụ hay không ta nhận biết bằng một trong ba cách sau :
Cách 1 : Đưa kính ra hứng ánh nắng mặt trời hoặc ánh sáng của ngọn đèn trên trần lên một tờ giấy. Nếu trên tờ giấy xuất hiện một điểm sáng chói thì đó là thấu kính hội tụ.
Cách 2 : Đưa kính lại gần dòng chữ trên trang sách. Nhìn qua mắt kính, nếu thấy hình ảnh dòng chữ cùng chiều, to hơn dòng chữ khi quan sát trực tiếp thì đó là thấu kính hội tụ.
Cách 3 : Dùng tay nhận biết độ dày phần giữa mắt kính. Nếu thấy phần giữa lồi ra thì đó là thấu kính hội tụ.
Chú ý : Chỉ dùng cách thứ 3 đối với mắt kính dày (kính của người bị lão thị nặng). Mắt kính mỏng thì dùng tay không so sánh được độ dày phần rìa và phần giữa của mắt kính.
C6. Vẽ ảnh của vật AB tạo bởi kính lão (Hình 49.2).
Nhìn vào hình 49.2 ta thấy :
Khi không đeo kính, mắt lão không nhìn rõ vật AB vì vật nằm gần mắt hơn điểm cực cận Cc của mắt.
Khi đeo kính, muốn nhìn rõ ảnh A'B' của vật AB thì ảnh A'B' phải hiện lên xa mắt hơn điểm cực cận Cc của mắt.
D.
a - 3 ; b - 4 ; c - 2 ; d - 1.
Khi không đeo kính thì người đó nhìn rõ vật xa nhất là 50 cm.
49.4*. Hình 49.3.
Muốn nhìn rõ vật thì ảnh phải hiện lên ở điểm cực cận của mắt.
Xét A FOI, ta có hệ thức : AB _ FA _ 25	1
OI - FO - 50 - 2
AB 1 A'B' " 2 AB OA 1 A'B' ~ OA' - 2
Vậy OA’ = 2OA = 50 cm = OF.
*
Khi không đeo kính, nhìn rõ được vật gần nhất cách mắt 50 cm.
c.	49.6. A. 49.7. B.	49.8. c.
a - 4 ; b-3; c-1; d-2.
a - 3 ; b - 4 ; c - 1 ; d-2.
c - BÀI TẬP BỔ SUNG
49a. Một bạn học sinh chỉ nhìn rõ các vật cách mắt từ 15 cm đến 50 cm. Hỏi :
Mắt bạn đó có mắc tật gì ?
Để khắc phục tật đó, bạn học sinh phải đeo kính có tên gọi là gì ? Mắt kính của bạn ấy là thấu kính hội tụ hay phân kì ?
Thấu kính đó phải có tiêu cự bao nhiêu là hợp lí ?
49b. Một người chi nhìn rõ các vật cách mắt từ 40 cm trở ra. Hỏi :
Mắt người đó mắc tật gì ?
Để khắc phục tật này, người đó phải đeo kính có tên gọi là gì ? Mắt kính của người ấy là thấu kính hội tụ hay phân kì ?
Khi nhìn một vật ở xa, người đó có phải đeo kính hay không ?
49c. Bạn Tâm không bị tật ở mắt nhưng mượn kính của m'ẹ đeo vào để nhìn một dòng chữ trên trang sách thì thấy dòng chữ nhỏ hơn so với khi nhìn không đeo kính. Nếu Tâm mượn kính của bác Thanh đeo thì lại nhìn thấy dòng chữ đó to lên. Vậy mắt của bác và mẹ bị tật gì ?