SGK Hóa Học 8 - Bài 37: Axit - Bazơ - Muối

  • Bài 37: Axit - Bazơ - Muối trang 1
  • Bài 37: Axit - Bazơ - Muối trang 2
  • Bài 37: Axit - Bazơ - Muối trang 3
  • Bài 37: Axit - Bazơ - Muối trang 4
  • Bài 37: Axit - Bazơ - Muối trang 5
	 AXIT - BAZƠ - MUỐI
Chúng ta đã làm quen với một loại hợp chất có tên là oxit. Trong các hợp chất vô cơ còn có các loại hợp chất khác: Axit, bazơ, muối. Chúng là những chất như thế nào ? Có công thức hoá học và tên gọi ra sao ? Được phân loại như thế nào ?
I - AXIT
Khái niệm
Trả lời câu hỏi
Hãy kể tên 3 chất là axit mà em biết.
Nhận xét thành phần phân tử của các axit đó. Thử nêu định nghĩa của axit theo nhận xét trên.
Nhận xét
Một số axit thường gặp : Axit clohiđric HC1, axit sunfuric HỌSO4, axit nitric
hno3.
Trong thành phần phân tử của các axit trên đây đều có 1 hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit (-C1, = SO4, -NO3 ; mỗi gạch ngang biểu thị một hoá trị).
Kết luận
Phân tửaxit gồm có một hay nhiều nguyên tửhiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế hằng các nguyên tử kim loại.
Công thức hoá học
Công thức hoá học của axit gồm một hay nhiều nguyên tử H và gốc axit.
Phân loại
Dựa vào thành phần phân tử, axit được chia ra làm 2 loại: Axit không có oxi (HC1, H2S...) và axit có oxi (H2SO4, H3PO4, HNO3, H2SO3...).
Tên gọi
à) Axit không có oxi
Tên axit : axit + tên phi kim + hiđric.
Thí dụ
HC1 : axit clohiđric ; H2S : axit sunfuhidric
Gốc axit
tương ứng là : - Cl : clorua ;	- s : sunfua.
b) Axit có oxi
-Axit có nhiều nguyên tửoxi:
Tên axit: axit + tên của phi kim + ic.
Thí dụ
HNO3 : axit nitric ; H9SO4 : axit sunfuric ; H3PO4 : axit photphoric
NO3 : nitrat ;	= SO4 : sunfat ; = PO4 : photphat.
Axit có ít nguyên tử oxi:
Tên axit : axit + tên phi kim + ơ.
Thí dụ :	H2SO3 : axit sunfuro
= SO3 : sunfit.
II - BAZƠ
Khái niệm
Trả lời câu hỏi
Hãy kể tên 3 chất là bazơ mà em biết.
Nhận xét thành phần phân tử của các bazơ. Thử nêu định nghĩa của bazơ.
Nhận xét
Một số bazơ thường gặp : NaOH, Ca(OH)2, Cu(OH)2.
Trong thành phần phân tử của bazơ có 1 nguyên tử kim loại và 1 hay nhiều nhóm - OH.
Kết luận
Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (- OH).
Công thức hoá học
Công thức hoá học của bazơ gồm một nguyên tử kim loại (M) và một hay nhiều nhóm hiđroxit - OH. Do nhóm - OH có hoá trị I nên kim loại có hoá trị bao nhiêu thì phân tử bazơ có bấy nhiêu nhóm - OH : M(OH)n , n = hoá trị của kim loại.
Tên gọi
Bazơ được gọi tên theo trình tự :
Tên bazơ: tên kim loại (kèm hoá trị nếu kim loại có nhiều hoá trị) + hiđroxit NaOH : natri hiđroxit;
Ca(OH)? : canxi hiđroxit;
Cu(OH)ọ : đồng(II) hiđroxit;
Fe(OH)3 : sắt(III) hiđroxit.
Phân loại
Các bazơ được chia làm 2 loại tuỳ theo tính tan của chúng.
Bazơ tan được trong nước gọi là kiềm.
Thí dụ : NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2.
Bazơ không tan trong nước
Thí dụ : Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3.
Ill - MUỐI
Khái niệm
Trả lời câu hỏi
Kể tên một số muối thường gặp.
Nhận xét thành phần phân tử của muối.
Nhận xét
Một số muối thường gặp : NaCl, CuSO4, NaNO3, NaọCO3, NaHCOy
Trong thành phần phân tử của muối có nguyên tử kim loại và gốc axit.
Kết luận
Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.
Công thức hoá học
Công thức hoá học của muối gồm 2 phần : kim loại và gốc axit.
Thí dụ Gốc axit :
NaọCO3, = CO3,
(cacbonat)
NaHCO3
-HCO3
(hiđrocacbonat)
Tên gọi
Muối được gọi tên theo trình tự sau :
Tên muối : tên kim loại (kèm hoá trị nếu kim loại có nhiều hoá trị) + tên gốc axit.
Na2SO4	:	natri sunfat;
Na2SO3	:	natri sunfit;
ZnCl2	:	kẽm clorua ;
Fe(NO3)3	:	sắt(III) nitrat;
KHCO3 : kali hiđrocacbonat.
Phân loại
Theo thành phần, muối được chia ra hai loại : muối trung hoà và muối axit.
Muối trung hoà
Muối trung hoà là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử hiđro có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại.
Thí dụ : Na2SO4, Na2CO3, CaCO3.
Muối axit
Muối axit là muối mà trong đó gốc axit còn nguyên tử hỉđro H chưa được ■ thay thế bằng nguyên tử kim loại. Hoá trị của gốc axit bằng số nguýên tử
hiđro đã được thay thế bằng nguyên tử kim loại.
Thí dụ : NaHSO4, NaHCO3, Ca(HCO3)2.
Phân tử axỉt gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axỉt, các nguyên tử hiđro này có thể thay thê bằng nguyên tủ kim loại. Thí dụ : HCl - axit clohiđric, H2SO3 - axit sunfurơ, H2SO4 — axit sunfuric.
Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (— OH). Thí dụ : NaOH — natri hiđroxit, Ca(OH)2 - canxỉ hiâroxit, Fe(OH)3 — sắt(III) hiđroxit.
Phán tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit. Thí dụ : NaCl — natri clorua, BaSO4 - bari sunfat, NaHCO3 - natri hiđrocacbonat.
9.HOÁ HỌC 8-A
Đọc thêm
Axit sunfuric H2SO4, axit clohiđric HC1, axit nitric HNO3 là những axit quan
trọng trong sản xuất và đời sống. Axit axetic có trong giấm ăn, axit xitric có trong quả chanh.
Natri hiđroxit (xút ăn da) NaOH, kali hiđroxit KOH, canxi hiđroxit Ca(OH)2 (nước vôi) là những bazơ quan trọng.
BÀI TẬP
Hãy chép vào vở bài tập các câu sau đây và thêm vào chỗ trống những từ thích hợp :
Axit là hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều 	 liên kết với
	Các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng	Bazơ là hợp
chất mà phân tử có một	liên kết với một hay nhiều nhóm	
Hãy viết công thức hoá học của các axit có gốc axit cho dưới đây và cho biết tên của chúng :
- Cl, . = so3, = so4, - HSO4, = co3, = PO4, = s, - Br, - NO3.
Hãy viết công thức hoá học của những oxit axit tương ứng với những axit sau : H2SO4, h2so3, h2co3, hno3, H3PO4.
Viết công thức hoá học của bazơ tương ứng với các oxit sau đây :
Na2O, Li2O, FeO, BaO, CuO, AI2O3.
Viết công thức hoá học của oxit tương ứng với các bazơ sau đây :
Ca(OH)2, Mg(OH)2, Zn(OH)2, Fe(OH)2.
Đọc tên của những chất có công thức hoá học ghi dưới đây :
HBr, H2SO3, H3PO4, H2SO4 ;
Mg(OH)2, Fe(OH)3, Cu(OH)2 ;
130
Ba(NO3)2, AI2(SO4)3, Na2SO3, ZnS, Na2HPO4, NaH2PO4.