SGK Ngữ Văn 7 - Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) Rèn luyện chính tả

  • Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) Rèn luyện chính tả trang 1
  • Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) Rèn luyện chính tả trang 2
BÀI 34
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (phần Tiếng Việt)
RÈN LUYỆN CHÍNH TẢ
- NỘI DUNG LUYỆN TẬP
Tiếp tục làm các dạng bài tập khắc phục những lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương như ở học kì I.
Đối với các tỉnh miền Bắc
Viết đúng tiếng có các phụ âm đầu dễ mắc lôi, ví dụ : tr/ch; s/x; r/d/gi; 1/n.
Đối với các tĩnh miến Trung, miên Nam
Viết đúng tiếng có các phụ âm cuối dễ mắc lỗi, ví dụ : c/t; n/ ng.
Viết đúng tiếng có các dâ'u thanh dễ mắc lỗi, ví dụ : dấu hổi/dâ'u ngã.
Viết đúng tiếng có các nguyên âm dễ mắc lỗi: i/iê ; o/ô.
Viết đúng tiếng có các phụ âm đầu dễ mắc lỗi, ví dụ : v/d.
- MỘT SỐ HÌNH THỨC LUYỆN TẬP
Viết những đoạn, bài chứa các âm, dấu thanh dễ mắc lỗi
Các dạng bài viết:
Nghe - viết một đoạn (bài) thơ hoặc văn xuôi có độ dài khoảng 100 chữ.
Nhớ — viết một đoạn (bài) thơ hoặc văn xuôi có độ dài khoảng 100 chữ.
Làm các bài tập chính tả a) Điền vào chỗ trổng :
- Điền một chữ cái, một dâ'u thanh hoặc một vần vào chỗ trống, ví dụ :
+ Điền ch hoặc tr vào chỗ trống : ...ân lí, ...ân châu, ...ân trọng, ...ân thành.
+ Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã trên nhung chữ (tiếng) được in đậm : mâu chuyện, thân mâu, tình mâu tử, mâu bút chì.
Điền một tiếng hoặc một từ chứa âm, vần dễ mắc lỗi vào chỗ trông, ví dụ :
+ Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống : (giành, dành) ... dụm, để..., tranh ..., ... độc lập.
+ Điền các tiếng sĩ hoặc sỉ vào chỗ thích hợp : liêm ..., dũng....... khí,... vả.
Tìm từ theo yêu cầu :
Tìm từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất, ví dụ :
+ Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái bắt đầu bằng ch (chạy) hoặc bằng tr (trèo).
+ Tìm các từ chỉ đặc điểm, tính chất có thanh hỏi (khoẻ) hoặc thanh ngã (rõ).
Tìm từ hoặc cụm từ dựa theo nghĩa và đặc điểm ngữ âm đã cho sẵn, ví dụ tìm những từ chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa như sau :
+ Trái nghĩa với chân thật;
+ Đồng nghĩa với từ biệt;
+ Dùng chày và cối làm cho giập, nát hoặc tróc lớp ngoài.
Đặt câu phân biệt các từ chứa những tiếng dễ lẫn, ví dụ :
Đặt câư với mỗi từ : lên, nên.
Đặt câu để phân biệt các từ : vội, dội.
Lập số tay chính tả