SGK Ngữ Văn 7 - Đức tính giản dị của Bác Hồ

  • Đức tính giản dị của Bác Hồ trang 1
  • Đức tính giản dị của Bác Hồ trang 2
  • Đức tính giản dị của Bác Hồ trang 3
  • Đức tính giản dị của Bác Hồ trang 4
  • Đức tính giản dị của Bác Hồ trang 5
BÀI 23
Kết quẵ cần đạt
Hiểu được đức tính giản dị là một phẩm châí cao quý của Bác Hồ. Nắm được nghệ thuật nghị luận của bài vân, đặc biệt là cách nêu luận cứ, chọn lọc dẫn chứng, chứng minh kêíhợp với bình luận và biểu cảm.
Nắm được các khái niệm câu chủ động, câu bị động và mục đích của việc chuyển đôi câu chủ động thành câu bị động.
Làm tốt bài văn chứng minh cho một nhận định về một vấh đề xã hội gần gũi.
VĂN BẢN
ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BẤC HỒ
Điều rất quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhát quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyên đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.
Rất lạ lùng, rất kì diệu là trong 60 năm của một cuộc đời đầy sóng gió diễn ra ở rất nhiều nơi trên thế giới cũng như ở nước ta, Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một người chiến sĩ cách mạng, tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch^), tuyệt đẹp.
Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lôi sổng. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ằn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. ơ việc làm nhó đó, chúng ta càng thấy Bác quý họng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phát hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã^ biết bao ! Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn : việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thê’ của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn... Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thê’ đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đâu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!
Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành(3\ thanh tao theo kiểu nhà hiền triết^ ẩn dật(5\ Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay.
[...] Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. Suy cho cùng, chân những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị : "Không có gì quý hơn độc lập, tự do", "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thê’ cạn, núi có thê’ mòn, song chân lí ây không bao giờ thay đổi"... Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập^ vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
(Phạm Văn Đồng( *\ toong Hồ Chủ tịch, hình ảnh của dân tộc,
tinh hoa của thời đại, NXB Sự thật, Hà Nội, 1974)
Chú thích
(★) Phạm Văn Đồng (1906 - 2000) : Nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn hoá lớn, quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ông tham gia cách mạng từ năm 1925, đã giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, từng là Thủ tướng Chính phủ trên ba mươi năm. Ông là học trò và người cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phạm Văn Đồng có nhiều công trình, bài nói và viết về văn hoá, văn nghệ, về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân văn hoá của dân tộc. Những tác phẩm của Phạm Văn Đồng lôi cuốn người đọc bằng tư tưởng sâu sắc và giản dị, tình cảm sôi nổi, lời văn trong sáng, hấp dẫn. Bài Đức tính giản dị của Bác Hồ (tên bài do người soạn sách đặt) trích từ bài Chủ tịch Hồ Chí Minh, tính hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại - diễn văn trong Lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1970).
Thanh bạch : trong sạch, giản dị trong lôi sổng.
Tao nhã: thanh cao và lịch sự.
Tu hành : rời bỏ cuộc đời bình thường để sống theo những quy định chặt chẽ của một tôn giáo nào đó.
Hiền triết: người có tư tưởng, đức độ và hiểu biết cao sâu, được người đời tôn sùng.
Ân dật: ở ẩn, xa lánh xã hội và vui với cảnh sống an nhàn.
Chân lí : sự phản ánh sự vật, hiện tượng của hiện thực vào nhận thức con người một cách đúng đắn, khách quan.
Thâm nhập : vào sâu bên trong (thâm : sâu, nhập : vào).
ĐỌC-HIỂU VẦN BẢN
Nêu luận điểm chính của toàn bài trong đoạn mở đầụ. Đê’ làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh ở những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác ?
Tìm hiểu trình tự lập luận của tác giả trong bài, và trên cơ sở đó, nêu bô" cục của bài văn.
Đọc đoạn văn từ "Con người của Bác" đến "Nhất, Định, Thắng, Lợi !" và nhận xét về nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn này.
Những chứng cứ ở đoạn này có giàu sức thuyết phục không ? Vì sao ?
"Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đâ"u tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất".
Trong đoạn văn trên, tác giả đã dùng những phép lập luận nào để người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác ?
Theo em, đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn này là gì ?
Ghi nhớ
Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ : giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết, ơ Bác, sự gián dịhoà hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp. Bài văn vừa có những chứng cứ cụ thể và nhận xét sâu sắc, vừa thấm đượm tình cảm chân thành.
LUYỆN TẬP
Hãy tìm một số ví dụ về sự giản dị trong đời sông và trong thơ văn của Bác.
Qua bài văn này, em hiểu như thế nào là đức tính giản dị và ý nghía của nó trong cuộc sống ?
ĐỌC THÊM
HỒ CHỦ TỊCH, HÌNH Ảnh của dân tộc
Hồ Chủ tịch là người Việt Nam, Việt Nam hơn người Việt Nam nào hết. Ngót ba mươi năm, bôn tẩu(a) bốn phương trời, Người vẫn giữ thuần tuý phong độ, ngôn ngữ, tính tình của một người Việt Nam. Ngôn ngữ của Người phong phú, ý vị như ngôn ngữ người dân quê Việt Nam; Người khéo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biếm kín đáo và thú vị. Làm thơ, Người thích lối ca dao vì ca dao là Việt Nam cũng như núi Trường Sơn, hồ Hoàn Kiếm hay Đồng Tháp Mười vậy. Mấy mươi năm xa cách quê hương, Người không quên mùi vị những thức ăn đặc biệt Việt Nam như cà muối, dưa chua, tương ớt, và ngày thường bây giờ, Người vẫn ưa thích những thứ ây. Ngay sau khi về nước, gặp Tết, Người không quên mừng tuổi đồng bào hàng xóm và quà bánh cho trẻ em, tuy chỉ có mấy đồng xu, nhưng cũng bọc giấy hồng đơn^ cẩn thận, tiêm tất(c\ Bình sinh(d) như thế, đứng địa vị Chủ tịch Chính phủ kháng chiến kêu gọi'quốc dân, Người dùng những lời nói thống thiết đi sâu vào tâm hồn Việt Nam : "Nhiễu điều phủ lẩy giá gương, Người trong một nước thì thương nhau cùng".
(Phạm Văn Đồng,
trong Hồ Chủ tịch, hình ảnh của dân tộc,
tinh hoa của thời đại, Sđd)
Bôn tẩu : vất vả ngược xuôi khắp nơi đê’ lo công việc (bôn : chạy ; tẩu : đi).
Hồng đơn (cũng gọi: hồng điều) : màu đỏ tươi.
Tiêm tất (tươm tất): có đủ những gì để tạm đáp ứng yêu cầu (thường về sinh hoạt vật chất), gây cảm giác hài lòng.
Bình sinh : suốt cuộc đời.