SGK Ngữ Văn 8 - Hai chữ nước nhà (trích)

  • Hai chữ nước nhà (trích) trang 1
  • Hai chữ nước nhà (trích) trang 2
  • Hai chữ nước nhà (trích) trang 3
  • Hai chữ nước nhà (trích) trang 4
  • Hai chữ nước nhà (trích) trang 5
  • Hai chữ nước nhà (trích) trang 6
BÀI 17
Kết quả cẩn đạt
cảm nhận được tâm sự yêu nước của Trần Tuấn Khải và giọng điệu trữ tình thôhg thiết của đoạn trích bầỉ thơ Hai chữ nước nhà.
Biết nhận dạng và làm được câu thơ bảy chữ.
Vận dụng được các kiến thức đã học để làm tốt bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì I theo tinh thần tích hợp.
VĂN BẢN
HAI CHỮ NƯỚC NHÀ
(Trích)
Chôn ải Bắcd) mây sầu ảm đạm,
. Cõi giời Nam gió thảm đìu hiu,
Bốn bề hổ thét chim kêu,
Đoái nom® phong cảnh như khêu bất bình.
Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước, Chút thân tàn lần bước dặm khơi,
Trông con tầm tã châu rơi,
Con ơi, con nhớ lấy lời cha khuyên.
Giống Hồng Lạc hoàng thiên® đã định, Mây ngàn năm suy thịnh® đổi thay,
Giời Nam riêng một cõi này,
Anh hùng hiệp nữ ® xưa nay kém gì !
Than vận nước gặp khi biến đổi,
Đê’ quân Minh thừa hội® xâm lăng,
Bốn phương khói lửa bừng bừng,
Xiết bao thảm hoạ xương rừng máu sông !
Nơi đô thị thành tung quách vỡ,
Chốn nhân gian bỏ vợ lìa con,
Làm cho xiêu tán hao mòn,
Lạ gì khác giống dễ còn thương đâu !
Thảm vong quốíc® kê’ sao xiết kể,
Trông cơ đồ® nhường xé tâm caxr,
Ngậm ngùi đất khóc giời than, Thương tâm nòi giống lầm than nỗi này !
Khói Nùng Lĩnh® như xây khối uât, Sóng Hồng Giang nhường vật cơn sầu,
Con ơi! Càng nói càng đau,
Lâ'y ai tế độd°) đàn saud1) đó mà ?
Cha xót phận tuổi già sức yêu,
Lỡ sa cơ đành chịu bó tay,
Thân lươn bao quản vũng lầy,
Giang sơn gánh vác sau này cậy con.
Con nên nhó' tổ tông khi trước,
Đã từng phen vì nước gian lao,
Bắc Nam bờ cõi phân mao/12)
Ngọn cờ độc lập máu đào còn dây...
(Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên), Trần Tuân Khải (*), Tính tuyển văn học Việt Nam (1900 - 1945), tập 7, quyển 1, NXB Khoa học xã hội, 2004)
Chú thích
(★) Trần Tuấn Khải (1895 - 1983), bút hiệu Á Nam, quê ở làng Quang Xán, xã Mĩ Hà, huyện Mĩ Lộc, rinh Nam Định. Ông thường mượn những đề tài lịch sử hoặc những biểu tượng nghệ thuật bóng gió để bộc lộ nỗi đau mat nước, nỗi căm giận bọn cướp nước và bè lũ tay sai, nhằm khích lệ tinh thần yêu nước của đồng bào và bày tỏ khát vọng độc lập, tự do của mình. Tho’ Trần Tuẩh Khải vào những năm 20 của thế kỉ XX được truyền tụng rộng rãi, nổi tiếng nhất là những bài hát theo các làn điệu dân ca và những bài thơ theo các thê’ loại cổ truyền của dân tộc như lục bát, song thất lục bát. Tác phẩm chính : các tập thơ Duyên nợ phù sinh I, II (1921 và 1923) ; Bút quan hoài I, II (1924 và 1927) ; Với sơn hà I, II (1936 và 1949),...
Hai chữ nước nhà là bài thơ mở đầu tập Bút quan hoài I (1924), lây đề tài lịch sử thời quân Minh xâm lược nước ta : Nguyễn Phi Khanh (cha Nguyên Trãi) bị giặc bắt đem sang Trung Quốc, Nguyễn Trãi đi theo, nhưng tới biên giới phía Bắc, Nguyễn Phi Khanh đã khuyên con nên quay trở về đê’ lo tính việc trả thù nhà, đền nợ nước. Á Nam đã mượn lời người cha dặn dò con đê’ gửi gắm tâm sự yêu nước của mình. Đoạn trích trên đây là phần mở đầu của bài thơ.
Ải Bắc: biên giới phía Bắc giữa nước ta và Trung Quốc thời đó, nằm ở tính Lạng Sơn.
Đoái nom : ngoảnh lại mà trông.
Hoàng thiên : trời, cách gọi trang trọng.
Súy thịnh : suy yếu, thịnh vượng ; ý nói trong quá trình lịch sử, đất nước có lúc hùng mạnh, có lúc suy'yếu.
Hiệp nư: người phụ nữ làm việc nghĩa hiệp. Có bản chép là liệt nữ, nghía là những người phụ nữ dám hi sinh vì nghĩa lớn.
Thừa hội: lợi dụng cơ hội.
Vong quốc: mất nước.
Cơ đồ: cơ nghiệp lớn lao và vững chắc, ỏ dây chỉ đất nước do cha ông gây dựng bao đời.
Nùng Lỉnh : núi Nùng, còn gọi là Long Đỗ (rốn rồng). Tương truyền vua Lí Thái Tô’ đã dựng chính điệiì trên núi này, hiện chỉ còn vết tích, nằm giữa thành cô’ Hà Nội (không phải quả núi đất trong vườn Bách Thảo mà lâu nay vẫn gọi nhầm là núi Nùng). Núi này cùng với sông Hồng (còn gọi là sông Nhị) vẫn được xem là biểu tượng của Thăng Long, của đất nước ta xưa.
Tê'độ : cứu vớt chúng sinh ra khỏi bê’ khô’ (theo giáo lí của đạo Phật).
Đần sau : thế hệ sau.
Phân mao: chia ngọn cỏ. Sách xưa chép, những nơi giáp giới nước ta với Trung Quốc thì ngọn cỏ ngả ra hai bên, nghĩa là nửa đường bên kia thì ngọn cỏ ngả về Trung Quốc, mà bên này thì ngọn cỏ ngả về ta, cho nên gọi là phân mao.
ĐỌC-HIỂU VẦN BẢN
Đọc diễn cảm đoạn thơ. Em có nhận xét gì về giọng điệu của đoạn thơ này ? Thê’ thơ truyền thông song thất lục bát (mà em đã làm quen qua đoạn trích tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc học ở lớp 7) đã góp phần vào việc thê’ hiện giọng điệu đó như thế nào ?
Đoạn thơ có thê’ chia làm ba phần : 8 câu đầu, 20 câu tiếp theo và 8 câu cuối. Em hãy tìm hiểu ý chính từng phần.
ở 8 câu thơ đầu, hãy tìm và phân tích những chi tiết nghệ thuật biểu hiện :
Bối cảnh không gian.
Hoàn cảnh éo le và tâm trạng của hai nhân vật cha và con.
Trong bối cảnh không gian và tâm trạng ấy, lời khuyên của người cha có ý nghĩa như thế nào ?
Phân tích đoạn thơ thứ hai.
Tâm sự yêu nước của tác giả thể hiện qua những tình cảm nào ?
- lìm hiểu sức gợi cảm của đoạn thờ (chú ý cách biểu hiện cảm xúc của tác giả và cả bối cảnh tâm trạng của người đương thời vào đầu những năm 20 của thế kỉ XX).
Trong phần cuối đoạn thơ, người cha nói đến cái thế bất lực của mình và sự nghiệp của tô’ tông là đê’ nhằm mục đích gì ?
Ghi nhớ
Qua đoạn trích bài thơ Hai chữ nước nhà, Á Nam Trần Tuấn Khải đã mượn một cầu chuyện lịch sử có sức gợi cảm lớn để bộc lộ cảm xúc của mình và khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào. Tình cảm sâu đậm, mãnh liệt đối với nước nhà, sự lựa chọn thể thơ thích hợp và giọng điệu trữ tình thốhg thiết của tác giả đã tạo nên giá trị đoạn thơ trích.
LUYỆN TẬP
Người ta nói thơ Trần Tuân Khải vẫn sử dụng nhiều hình ảnh, từ ngữ có tính chất ước lệ, sáo mòn. Hãy tìm trong đoạn thơ này một số hình ảnh, từ ngữ như thế và cho biết tại sao nó vẫn có sức truyền cảm mạnh mẽ.
ĐỌC THÊM
CHIÊU HỒN NƯỚƠa)
(Trích)
Cũng nhà cửa, cũng giang sanT),
Thế mà nước mất nhà tan hỡi trời!
Nghĩ lắm lúc đang cười hoá khóc,
Muốn ra tay ngang dọc, dọc ngang.
Vạch trời thét một tiếng vang,
Cho thân tan với giang san nước nhà !...
Chiêu hồn nước: gọi hồn đất nước, mà hồn đất nước ở đày có nghĩa là chủ quyền độc lập đã mất. Bài thơ được viết năm 1926, là tâm sự yêu nước nung nấu của tác giả, nó đã được truyền tụng rộng rãi và có sức lay động mạnh mẽ, đặc biệt là trong giới thanh niên, học sinh khi đó.
Giang san (giang sơn) : sông núi, ngụ ý non sông đất nước.
... Non sông vẫn non sông gâm vóc,
Cổ cây xem vẫn mọc tốt tươi.
Người xem cũng dáng con người,
Cũng tai cũng mắt như đời khác chi.
cảnh như thế, tình thì nhừ thế,
Sống mà chi, sống để mà chi ?
Đời người đến thế còn gì!
Nước non đến thế còn gì nước non !
Nghĩ thân thế héo hon tấc dạ,
Trông non sông lã chã dòng châu(a\
Một mình cảnh vắng đêm thâu Muốn đem máu đỏ nhuộm màu giang san...
(Phạm Tất Đắc^, trong Thơ văn yêu nước
và cách mạng đầu thê'kỉ XX, Sđd)