SGK Ngữ Văn 8 - Hoạt động ngữ văn: Làm thơ bảy chữ

  • Hoạt động ngữ văn: Làm thơ bảy chữ trang 1
  • Hoạt động ngữ văn: Làm thơ bảy chữ trang 2
  • Hoạt động ngữ văn: Làm thơ bảy chữ trang 3
  • Hoạt động ngữ văn: Làm thơ bảy chữ trang 4
HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN : LÀM THƠ BẢY CHỮ
I - CHUẨN BỊ ở NHÀ
Khái niệm và phạm vi luyện tập
Thơ bảy chữ là hình thức thơ lấy câu thơ bảy chữ (tiếng) làm đơn vị nhịp điệu, bao gồm thơ bảy chữ cô’ thể, thơ Đường luật tám câu bảy chữ và bôn câu bảy chữ (tứ tuyệt), thơ hiện đại nhiều khổ với câu thơ bảy chữ,... Phạm vi luyện tập ở đây là thơ bôn câu bảy chữ (tứ tuyệt hay một khổ bốn câu làm theo đúng luật thơ Đường trong các thể thơ khác), giới hạn ở cách ngắt nhịp, gieo đúng vần, đúng luật bằng trắc giữa các câu.
Xem lại bài thuyết minh thể thơ đã học (bài 15).
Dòng châu : dòng nước mắt.
Phạm Tất Đắc (1910 - 1935), người làng Dũng Kim, phủ Lí Nhân (nay là huyện Lí Nhân), tỉnh Hà Nam. Là một thanh niên yêu nước, Phạm Tất Đắc hăng hái tham gia các phong trào ái quốc đương thời, đã từng bị thực dân Pháp bắt giam vì viết bài thơ Chiêu hồn nước.
Đọc kĩ các bài và khổ thơ sau, nhận xét về số câu, số chữ, cách ngắt nhịp, gieo vần và phần nào luật bằng trắc trong câu. về bố cục, nhìn chung trong một bài thơ bốn câu bảy chữ hoàn chỉnh, hai câu đầu thường tả sự vật, sự việc, câu thứ ba chuyển mạch, câu thứ tư biểu thị tư tưởng. Một khổ thơ bốn câu bảy chữ trong bài thơ nhiều khổ thì không nhất thiết theo bô" cục trên.
BÁNH TRÔI NƯỚC
Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
(Hồ Xuân Hương)
Đi, bạn ơi, đi! Sông đủ đầy.
Sống trảo sinh lực, bốc men say Sống tung sóng gió thanh cao mới Sống mạnh, dù trong một phút giây.
(Tố Hữu, Đi)
Bà tôi ở một túp lều tre,
Có một hàng cau chạy trước hè.
Một mảnh vườn bên rào giậu nứa,
Xuân về hoa cải nở vàng hoe.
(Anh Thơ, Tết quê bầ)
Sưu tầm một số bài thơ bảy chữ, chép vào vở bài tập.
Tập làm một bài thơ bốn câu bảy chữ, đề tài tự chọn. Lưu ý không được chép bài có sẵn của người khác.
II - HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
Nhận diện luật thơ
Hãy đọc, gạch nhịp và chỉ ra các tiếng gieo vần cũng như mối quan hệ bằng trắc của hai câu thơ kề nhau trong bài thơ sau :
CHIỀU
Chiều hôm thằng bé cưỡi trâu về,
Nó ngẩng đầu lên hớn hở nghe.
Tiếng sáo diều cao vòi vọi lót,
Vòm trời trong vắt ánh pha lê.
(Đoàn Văn Cừ)
Bài thơ sau của Đoàn Văn Cừ đã bị chép sai. Hãy chỉ ra chỗ sai, nói lí do và thử tìm cách sửa lại cho đúng.
TỐI
Trong túp lều tranh cánh liếp che,
Ngọn đèn mờ, toả ánh xanh xanh,
Tiếng chày nhịp một trong đêm vắng,
Như bước thời gian đếm quãng khuya.
Tập làm thơ
Hãy làm tiếp hai câu cuối theo ý mình trong bài thơ của Tú Xương mà người biên soạn đã giấu đi.
Tôi thấy người ta có bảo rằng :
Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng!
Làm tiếp bài thơ dang dở dưới đây cho trọn vẹn theo ý của mình.
Vui sao ngày đã chuyên sang hè,
Phượng đỏ sân trường rộn tiêhg ve.
Một số học sinh đọc bài thơ bốn câu bảy chữ đã làm ở nhà để cả lớp bình.
ĐỌC THÊM
CHIẾC Rổ MAY
Thuở bé nhiều hôm tôi bỏ chơi, cảm thương đứng ngó mẹ tôi ngồi.
Và bên chiếc rô’ mùi thơm cũ,
Như tâm lòng thơm của mẹ tôi.
Lơ thơ chỉ rối sợi con con Những cái kim hư, hột nút mòn Tiện tặn để dành trong lọ nhổ : vải lành gói ghém mấy khoanh tròn.
Lặng lẽ bàn tay lặng lẽ đưa Đắp từng miếng vá ấm con thơ :
Những mong đời mẹ, đời con mãi Gần gũi nhau cùng mối chỉ thưa...
Mẹ ơi! Chiếc áo con đã rách.
Con biết làm sao trở lại nhà Đê’ mẹ vá giùm ? Con thấy lạnh Gió lùa nỗi nhớ thấm vào da.
(Tế Hanh)
CUỐI THU
Cuối thu, trời biếc, lúa vàng bông,
Cỏ nhạt màu xanh, lá úa hồng.
Hôm tối chân trời sương tím phủ,
Gió đưa hương lúa bốc thơm lừng.
(Đoàn Văn Cừ)