SGK Sinh Học 12 - Bài 43. Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái

  • Bài 43. Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái trang 1
  • Bài 43. Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái trang 2
  • Bài 43. Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái trang 3
  • Bài 43. Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái trang 4
Hình 39.1. A - Mèo rùng săn bắt thò ;
B - Đổ thị biến động số luọng thó và mèo rùng Canada,
theo chu kì 9-10 năm.
43 9 TRAO ĐOI VAT CHAT TRONG HÊ SINH THAI
I - PHIÊN MÃ
Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái được thực hiện trong phạm vi quần xã sinh vật và giữa quần xã sinh vật với sinh cảnh cùa nó.
I - TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG QUẦN XÃ SINH VẬT
Chuỗi thức ăn
I
Sau đây là sơ đồ minh hoạ chuồi thức ăn trên đồng ngô (a) và chuồi thức ăn trong hồ nuôi cá (b):
a : Cây ngô —► Sâu ăn lá ngô —*- Nhái —► Rắn hổ mang —► Diều hâu
b : Tảo lục đơn bào —► Tôm —► Cá rô —► Chim bói cá
Từ các ví dụ trên có thê nêu khái quát : Một chuồi thức ăn gồm nhiều loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mồi loài là một mắt xích của chuồi. Trong một chuỗi, một mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước, vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau.
Trong hệ sinh thái có hai loại chuồi thức ăn :
Chuồi thức ăn gồm các sinh vật tự dưỡng, sau đến là động vật ăn sinh vật tự dưỡng và tiếp nữa là các loài động vật ăn động vật.
Chuồi thức ăn gồm các sinh vật phân giải mùn bã hữu cơ, sau đến các loài động vật ăn sinh vật phân giải và tiếp nữa là các loài động vật.ăn động vật.
Luúi thúc ăn
Trong quần xã sinh vật, một loài sinh vật không chỉ tham gia vào một chuồi thức ăn mà còn tham gia đồng thời vào các chuồi thức ăn khác tạo thành một lưới thức ăn (hình 43.1). Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp.
Hình 43.1. Một luúi thức ăn trong hệ sinh thái rùng
3. Bậc dinh duũng
Trong một lưới thức ăn, tất cả các loài có cùng mức dinh dường hợp thành một bậc dinh dường. Có nhiều bậc dinh dưỡng :
Bậc dinh dưỡng cấp 1 (sinh vật sản xuất) gồm các sinh vật có khả năng tổng hộp chất hữu cơ từ chất vô cơ của môi trường.
Bậc dinh dưỡng cấp 2 (sinh vật tiêu thụ bậc 1) gồm các động vật ăn sinh vật sản xuất. Ị
Bậc dinh dưỡng cấp 3 (sinh vật tiêu thụ bậc 2) gồm A các động vật ăn thịt, chúng ăn các sinh vật tiêu thụ bậc 1.
Bậc dinh dưỡng cấp 4,
5,...(sinh vật tiêu thụ bậc 3 và bậc 4,...) gồm các động vật ăn thịt động vật, chúng ăn sinh vật tiêu thụ bậc 2 (bậc 3,...).
Măt Trài
b
Thực vật nổi
Động vật không xương sống
Cá nhỏ
Cá lớn
Hình 43.2. Các bậc dinh duõng cùa một quần xã sinh vật (A)
và vi dụ vé bậc dinh duõng của một quẩn xã sinh vật ò biền (B)
Bậc cuối cùng gọi là bậc dinh dưỡng cấp cao nhất (hình 43.2).
▼ Hãy ghi chứ tên các bậc dinh dưỡng thay cho các chữ a, b, c,... trong hình 43.2.
II - THÁP SINH THÁI
Lưới thức ăn và bậc dinh dưỡng được xây dựng nhằm mô tả quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã. Trong môi quan hệ này, độ lớn của các bậc dinh dưỡng là không ngang bằng nhau. Độ lớn của các bậc dinh dưỡng được xác định bằng sô lượng cá thể, sinh khôi hoặc năng lượng ở mồi bậc dinh dưỡng.
Để xem xét mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn bộ quần xã, người ta xây dựng các tháp sinh thái. Tháp sinh thái bao gồm nhiều hình chữ nhật xếp chồng lên nhau. Các hình chữ nhật có chiều cao bằng nhau, còn chiều dài thì khác nhau biêu thị độ lớn của mồi bậc dinh dưỡng.
Có 3 loại tháp sinh thái (hình 43.3) :
Tháp sô lượng được xây dựng dựa trên sô lượng cá thể sinh vật ở mồi bậc dinh dưỡng.
Tháp sinh khôi xây dựng dựa trên khôi lượng tổng số của tất cả các sinh vật trên một đơn vị diện tích hay thể tích ở mồi bậc dinh dưỡng.
Tháp năng lượng là hoàn thiện nhất, được xây dựng dựa trên sô năng lượng được tích luỹ trên một đơn vị diện tích hay thể tích, trong một đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng.
a
5C
Chó hoang
cây có/ha •
400g/ha	Chuột
500g/ha
Sâu bọ
Cây cỏ
2,1 X 106 calo
c
Hình 43.3. Tháp sinh thái: tháp số luọng (a); tháp sinh khối (b); tháp năng luụng (c)
13 - SINHHOC12 - A
Trao đổi vật chất trong quần xã sinh vật được thực hiện qua chuỗi và lưới thức ăn. Một chuỗi thức ăn gồm nhiều loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong một chuỗi thức ăn, một mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước, vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau.
Trong lưới thức ăn, một loài có thể tham gia đồng thời vào nhiều chuỗi thức ăn khác. Một lưới thức ăn có nhiều bậc dinh dưỡng : sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ bậc 1, sinh vật tiêu thụ bậc 2,... cho tới các sinh vật tiêu thụ bậc cuối cùng.
Có 3 loại tháp sinh thái : tháp số lượng, tháp sinh khối và tháp năng lượng.
Câu hỏi và bài tập
Thế nào là chuỗi và lưới thức ăn ? Cho ví dụ minh hoạ về 2 loại chuỗi thức ăn.
. Cho ví dụ về các bậc dinh dưỡng của 1 quần xã tự nhiên và 1 quần xã nhân tạo.
Phân biệt 3 loại tháp sinh thái.
Hãy chọn phương án trả lời đúng.
Quan sát một tháp sinh khối, chúng ta có thể biết được những thông tin nào sau đây ?
Các loài trong chuỗi và lưới thức ăn.
Năng suất của sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.
c. Mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn bộ quẩn xã.
D. Quan hệ giữa các loài trong quần xã.
13- SINHHOC12 - B