SGK Tiếng Việt 2 - Tuần 8 - Chủ điểm: THẦY CÔ

  • Tuần 8 - Chủ điểm: THẦY CÔ trang 1
  • Tuần 8 - Chủ điểm: THẦY CÔ trang 2
  • Tuần 8 - Chủ điểm: THẦY CÔ trang 3
  • Tuần 8 - Chủ điểm: THẦY CÔ trang 4
  • Tuần 8 - Chủ điểm: THẦY CÔ trang 5
  • Tuần 8 - Chủ điểm: THẦY CÔ trang 6
  • Tuần 8 - Chủ điểm: THẦY CÔ trang 7
Giờ ra chơi, Minh thầm thì với Nam : "Ngoài phố có gánh xiếc. Bọn mình ra xem đi !"
Nghe vậy, Nam không nén nổi tò mò. Nhưng cổng trường khoá, trốn ra sao được. Minh bảo :
Tớ biết có một chỗ tường thủng.
Hết giờ ra chơi, hai em đã ở bên bức tường. Minh chui đầu ra. Nam đẩy Minh lọt ra ngoài. Đến lượt Nam đang cố lách ra thì bác bảo vệ vừa tới, nắm chặt hai chân em : "Cậu nào đây ? Trốn học hả ?" Nam vùng vẫy. Bác càng nắm chặt cổ chân Nam. Sợ quá, Nam khóc toáng lên.
Bỗng có tiếng cô giáo :
Bác nhẹ tay kẻo cháu đau. Cháu này là học sinh lớp tôi.
Cô nhẹ nhàng kéo Nam lùi lại rồi đỡ em ngồi dậy. Cô phủi đất cát lấm lem trên người Nam và đưa em về lớp.
Vừa đau vừa xấu hổ, Nam bật khóc. Cô xoa đầu Nam và gọi Minh đang thập thò ở cửa lớp vào, nghiêm giọng hỏi :
Từ nay các em có trốn học đi chơi nữa không ?
Hai em cùng đáp :
- Thưa cô, không ạ. Chúng em xin lỗi cô.
Cô hài lòng, bảo hai em về chỗ, rồi tiếp tục giảng bài.
Theo NGUYÊN VĂN THỊNH
Q - Gánh xiếc: nhóm xiếc nhỏ thường đi biểu diễn nhiều nơi.
Tò mò : muốn biết mọi chuyện.
Lách : lựa khéo để qua chỗ chật hẹp.
Lấm lem : bị dính bẩn nhiều chỗ.
Thập thò : ló ra rồi lại ẩn đi.
®	1. Giờ ra chơi, Minh rủ Nam đi đâu ?
Các bạn ấy định ra phố bằng cách nào ?
Khi Nam bị bác bảo vệ giữ lại, cô giáo làm gì ?
Cô giáo làm gì khi Nam khóc ?
Người mẹ hiền trong bài là ai ?
Kể chuyện
1. Dựa theo tranh vẽ, kể lại tùng đoạn của câu chuyện Người mẹ hiền bằng lòi của em :
Dụng lại câu chuyện theo vai: nguôi dẫn chuyện, Minh, Nam, bác bảo vệ, cô giáo.
Chính tá Lnbfec
Tập chép : Người mẹ hiền (từ Vừa đau vừa xấu hổ... đến Chúng em xin lỗi cô.) (?) Trong bài chính tả có những dấu câu nào ?
Điền vào chỗ trông ao hay au ?
Một con ngựa đ..., cả tàu bỏ cỏ.
Trèo c... ngã đ...
(3). Điền vào chỗ trông :
r, d hay gi ?
con ...ao, tiếng ...ao hàng, ...ao bài tập về nhà
dè ...ặt, ...ặt giũ quần áo, chỉ có ...ặt một loài cá
uôn hay uông ?
M/. biết phải hỏi, m..'. giỏi phải học.
Không phải bò Không phải trâu
nước ao sâu
Lên cày r.,. cạn..
Câu đố
Tập dọc
Bàn tay dịu dàng
Bà của An mới mất nên An xin nghỉ học mấy ngày liền. Sau đám tang bà, An trở lại lớp, lòng nặng trĩu nỗi buồn. Thế là chẳng bao giờ An còn được nghe bà kể chuyện cổ tích, chẳng bao giờ An còn được bà âu yếm, vuốt ve...
Nhớ bà, An ngồi lặng lẽ. Thầy giáo bước vào lóp. Thầy bắt đầu kiểm tra bài làm ở nhà của học sinh.
Khi thầy đến gần, An thì thào buổn bã :
Thưa thầy, hôm nay em chưa làm bài tập.
Thầy nhẹ nhàng xoa đầu An. Bàn tay thầy dịu dàng, đầy trìu mến, thưong yêu. An nói tiếp :
Nhưng sáng mai em sẽ làm ạ I
Tốt lắm I Thầy biết em nhất định sẽ làm I - Thầy khẽ nói vói An.
Phỏng theo XU-KHÔM-UN-XKI
( Mạnh Hưởng dịch)
0	- Âu yếm : biểu lộ tình thương yêu bằng cử chỉ, lời nói.
Thì thào : nói rất nhỏ với người khác.
Trìu mến : biểu lộ sự quý mến bằng cử chỉ, lời nói.
(?)	1. Tim những từ ngữ cho thấy An rất buồn khi bà mới mất.
Vì sao thầy giáo không trách An khí biết bạn ấy chưa làm bài tập ?
Tim những từ ngữ thể hiện tình cảm của thầy giáo đối với An.
Luyện từ và câu
Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật và sự vật trong nhũng câu sau :
Con trâu ăn cỏ.
Đàn bò uống nước dưới sông.
Mặt trời toả ánh nắng rực rỡ.
Chọn từ trong ngoặc đon thích họp vói mỗi chỗ trống :
(giơ, đuổi, chạy, nhe, luồn)
Con mèo, con mèo
... theo con chuột
... vuốt, ... nanh
Con chuột ... quanh
Luồn hang ... hốc.
Đồng dao
Có thể đặt dấu phẩy vào nhũng chỗ nào trong mỗi câu sau ?
Lớp em học tập tốt lao động tốt.
Cô giáo chúng em rất yêu thương quý mến học sinh.
Chúng em luôn kính trọng biết ơn các thầy giáo cô giáo.
Tập viểt
2. Viết úng dụng :
Góp sức chung tay.
Tập dọc
Truyện vui
Đổi giày
Có cậu học trò nọ vội đến trường nên xỏ nhầm giày, một chiếc cao, một chiếc thấp. Bước tập tễnh trên đường, cậu lẩm bẩm :
Quái lạ, sao hôm nay chân mình một bên dài, một bên ngắn ? Hay là tại đường khấp khểnh ?
Vừa tói sân trường, cậu gặp ngay thầy giáo. Thấy cậu bé đi chân thấp chân cao, thầy bảo :
Em đi nhầm giày rồi. về đổi giày đi cho dễ chịu !
Cậu bé chạy vội về nhà. Cậu lôi từ gầm giường ra hai chiếc giày, ngắm đi ngắm lại, rồi lắc đầu nói:
Đôi này vẫn chiếc thấp, chiếc cao.
Theo TRUYỆN CƯỜI VIỆT NAM
0	- Tập tễnh : đi bước thấp bước cao.
Lẩm bẩm : nói nhỏ chỉ đủ để mình nghe.
Khấp khểnh : không bằng phảng, chỗ cao chỗ thấp.
(?).	1. Vì xỏ nhầm giày, bước đi của cậu bé như thế nào ?
Khi thấy đi lại khó khăn, cậu bé nghĩ gì ?
Cậu bé thấy hai chiếc giày ở nhà thế nào ?
Em sẽ nói thế nào để giúp cậu bé chọn được hai chiếc cùng đôi ?
Chính tỏ
Nghe - viết: Bàn tay dịu dàng (từ Thầy giáo bước vào lớp... đến thương yêu.) (?) - Tim những chữ cần phải viết hoa trong bài chính tả.
Khi xuống dòng, chữ đầu câu viết thế nào ?
Tìm 3 từ có tiếng mang vần ao, 3 từ có tiếng mang vần au.
(3). a) Đặt câu để phân biệt các tiêng sau :
da, ra, gia
dao, rao, giao
M : - Em không nghịch dao.
Người bán hàng vừa đi vừa rao.
Cô giáo giao bài tập cho chúng em làm.
Tim tiếng có vần uôn hay uông thích họp vói mỗi chỗ trông :
Đổng ... quê em ... xanh tốt.
Nước từ trên nguồn đổ ..., chảy ... cuộn.
Tập lòm văn
Tập nói những câu mòi, nhờ, yêu cẩu, đề nghị đối với bạn :
Bạn đến thăm nhà em. Em mở cửa và mời bạn vào choi.
Em thích một bài hát mà bạn đã thuộc. Em nhờ bạn chép lại cho mình.
Bạn ngồi bên cạnh nói chuyện trong giờ học. Em yêu cầu (đề nghị) bạn giữ trật tự để nghe cô giáo giảng bài.
Trả lòi câu hỏi:
Cô giáo (hoặc thầy giáo) lớp 1 của em tên là gì ?
Tinh cảm của cô (hoặc thầy) đối với học sinh như thế nào ?
Em nhớ nhất điều gì ở cô (hoặc thầy) ?
Tình cảm của em đối với cô giáo (hoặc thầy giáo) như thế nào ?
Dụa vào các câu trả lòi ở bài tập 2, em hãy viết một đoạn khoảng 4, 5 câu nói về cô giáo (hoặc thầy giáo) cũ của em.