SGK Tiếng Việt 2 - Tuần 4 - Chủ điểm: BẠN BÈ

  • Tuần 4 - Chủ điểm: BẠN BÈ trang 1
  • Tuần 4 - Chủ điểm: BẠN BÈ trang 2
  • Tuần 4 - Chủ điểm: BẠN BÈ trang 3
  • Tuần 4 - Chủ điểm: BẠN BÈ trang 4
  • Tuần 4 - Chủ điểm: BẠN BÈ trang 5
  • Tuần 4 - Chủ điểm: BẠN BÈ trang 6
  • Tuần 4 - Chủ điểm: BẠN BÈ trang 7
  • Tuần 4 - Chủ điểm: BẠN BÈ trang 8
Bím tóc đuôi sam
Một hôm, Hà nhờ mẹ tết cho hai bím tóc nhỏ, mỗi bím buộc một cái nơ.
Khi Hà đến trường, mấy bạn gái cùng lớp reo lên : "Ái chà chà I Bím tóc đẹp quá !" Điều đó làm Hà rất vui. Nhưng Tuấn bỗng sấn tới, nắm bím tóc và nói :
- Tớ mệt quá. Cho tớ vịn vào nó một lúc.
Tuấn lớn hơn Hà. Vì vậy, mỗi lần cậu kéo bím tóc, cô bé lại loạng choạng và cuối cùng ngã phịch xuống đất. Tuấn vẫn đùa dai, cứ cầm bím tóc mà kéo. Hà oà khóc. Rồi vừa khóc, em vừa chạy đi mách thầy.
Thầy giáo nhìn hai bím tóc xinh xinh của Hà, vui vẻ nói :
Đừng khóc, tóc em đẹp lắm !
Hà ngước khuôn mặt đầm đìa nước mắt lên, hỏi :
Thật không ạ ?
Thật chứ !
Nghe thầy nói thế, Hà nín hẳn :
Thưa thầy, em sẽ không khóc nữa.
Thầy giáo cười. Hà cũng cười.
Tan học, Tuấn đến trước mặt Hà, gãi đầu ngượng nghịu :
Tớ xin lỗi vì lúc nãy kéo bím tóc của bạn. Thầy giáo đã phê bình tớ. Thầy bảo phải đối xử tốt với các bạn gái.
Phỏng theo KU-RÔ-Y-A-NA-GI
c Phí Văn Gừng dịch)
0	- Tết: đan, kết nhiều sợi thành dải.
Bím tóc đuôi sam : tóc tết thành dải như đuôi con sam.
Loạng choạng : đi, đứng không vững.
Nguọng nghịu : (vẻ mặt, cử chỉ) không tự nhiên.
Phê bình : nhắc nhở, chê trách người mắc lỗi.
(?)	1. Các bạn gái khen Hà thế nào ?
Vì sao Hà khóc ?
Thầy giáo làm cho Hà vui lên bằng cách nào ?
Nghe lời thầy, Tuấn đã làm gì ?
Kể chuyện
1. Kể lại đoạn 1 và đoạn 2 trong câu chuyện Bím tóc đuôi sam dựa theo hai tranh sau :
2. Kể lại cuộc gặp gỡ giữa bạn Hà và thầy giáo bằng lòi của em.
M : Hà vừa khóc vừa chạy đi tìm thầy...
Phân vai, dựng lại câu chuyện (các vai: nguòi dẫn chuyện, Hà, Tuấn, thầy giáo).
Chính tá
Tập chép : Bím tóc đuôi sam (từ Thầy giáo nhìn hai bím tóc... đến em sẽ
không khóc nữa.)
(?) Bài chính tả có những dấu câu gì ?
Điền vào chỗ trông iên hay yên ?
... ổn, cô t..., chim thiếu n...
(3). Điền vào chỗ trông :
r, d hay gi ?
...a dẻ, cụ ...à, ...a vào, cặp ...a
ân hay âng ?
V... lời, bạn th..., nhà t.'.., bàn ch...
Trên chiếc bè
Tôi và Dế Trũi rủ nhau đi ngao du thiên hạ. Chúng tôi ngày đi đêm nghỉ, cùng nhau say ngắm dọc đường.
Ngày kia, đến một bờ sông, chúng tôi ghép ba bốn lá bèo sen lại, làm một chiếc bè. Bè theo dòng nước trôi băng băng.
Mùa thu mới chớm nhưng nước đã trong vắt, trông thấy cả hòn cuội trắng tinh nằm dưới đáy. Nhìn hai bên bờ sông, cỏ cây và những làng gần, núi xa luôn luôn mới. Những anh gọng vó đen sạm, gầy và cao, nghênh cặp chân gọng vó đứng trên bãi lầy bái phục nhìn theo chúng tôi. Những ả cua kềnh cũng giương đôi mắt lồi, âu yếm ngó theo. Đàn săn sắt và cá thầu dầu thoáng gặp đâu cũng lăng xăng cố bơi theo chiếc bè, hoan nghênh váng cả mặt nước.
Theo Tô HOÀI
Ngao du thiên hạ : đi dạo chơi khắp nơi.
Bèo sen (bèo Nhật Bản, bèo lục hình) : loại bèo có cuống lá phồng lên
thành phao nổi.
Bái phục : phục hết sức.
Lăng xăng : làm ra vẻ bận rộn, vội vã.
Váng : (nói, hét, kêu) rất to, đến mức chói tai.
Dế Mèn và Dế Trũi đi chơi xa bằng cách gì ?
Trên đường đi, đôi bạn nhìn thấy cảnh vật ra sao ?
Tim những từ ngữ tả thái độ của các con vật đối với hai chú dế.
Luyện từ và câu
1. Tìm các từ theo mẫu trong bảng (mỗi cột 3 tù) :
Chỉ người
Chỉ đổ vật
Chỉ con vật
Chỉ cây cối
M : học sinh
M: ghế
M : chim sẻ
M : xoài
Đặt câu hỏi và trả lòi câu hỏi về :
Ngày, tháng, năm.
Tuần, ngày trong tuần (thứ...).
M : - Bạn sinh năm nào ? Tôi sinh năm 1996.
- Tháng hai có mấy tuần ? Tháng hai có bốn tuần.
Ngắt đoạn sau thành 4 câu rồi viết lại cho đúng chính tả :
Trời mưa to Hoà quên mang áo mưa Lan rủ bạn đi chung áo mưa với mình đôi bạn vui vẻ ra về.
rộp viết
Viết chữ hoa :
Viết úng dụng :
Chia ngọt sẻ bùi.
Truyện vui
Mít làm thơ
(Tiếp theo)
Mít gọi Biết Tuốt, Nhanh Nhảu, Ngộ Nhỡ đến, tặng mỗi bạn mấy câu thơ. Thoạt tiên là thơ về Biết Tuốt:
Một hôm đi dạo qua dòng suối Biết Tuốt nhảy qua con cá chuối.
Biết Tuốt la lên :
Tớ nhảy qua con cá chuối bao giờ ?
Nói cho có vần thôi I - Mít giải thích.
Muốn cho có vần thì đuợc nói sai sự thật à ? Cậu hãy đọc thơ về những bạn khác xem nào !
Đây là thơ tặng Nhanh Nhảu :
Nhanh Nhảu đói, thật tội Nuốt chủng bàn là nguội.
- Còn đây là thơ vẽ Ngộ Nhỡ :
Có cái bánh nhân mỡ Dưới gối cậu Ngộ Nhỡ.
Ba cậu bạn nghe xong cùng hét toáng lên. Họ cho là Mít chế giễu họ và doạ không chơi với Mít nữa.
Đó là lần đầu tiên Mít làm thơ.
Theo NÔ-XÔP
(Vữ Ngọc Bình dịch)
0	- Cá chuôi ( cá quả, cá lóc, cá tràu) : loài cá sống ở nước ngọt,
thân tròn, dài.
Nuốt chủng: nuốt mà không nhai.
Chê giễu : đem ra làm trò cười.
(?)	1. Mít tặng Biết Tuốt, Nhanh Nhảu và Ngộ Nhỡ những câu thơ
như thế nào ?
Vì sao các bạn tỏ thái độ giận dỗi với Mít ?
Hãy nói vài câu bênh vực cho Mít.
Chính tà
Nghe - viết: Trên chiếc bè (từ Tôi và Dế Trũi... đến nằm dưới đáy.) (?) - Bài chính tả có những chữ nào viết hoa ? Vì sao ?
- Sau dấu chấm xuống dòng, chữ đầu câu viết thế nào ?
Tìm 3 chữ có iê, 3 chữ có yê.
(3). Phân biệt cách viết các chữ in đậm trong câu :
Hoà dỗ em đội mũ để đi ăn giỗ ông ngoại.
Chúng tôi lênh đênh trên dòng sông ròng rã ba ngày.
Tôi viết những vần thơ về vầng trăng quê hương.
Dân làng dâng lên nhà vua nhiều của ngon vật lạ.
Tâp làm văn
Nói lời cảm ơn của em trong những truòng họp sau :
Bạn cùng lớp cho em đi chung áo mưa.
Cô giáo cho em mượn quyển sách.
Em bé nhặt hộ em chiếc bút rơi.
Nói lòi xin lỗi của em trong những truòng họp sau :
Em lỡ bước, giẫm vào chân bạn.
Em mải chơi, quên làm việc mẹ đã dặn.
Em đùa nghịch, va phải một cụ già.
Hãy nói 3, 4 câu về nội dung mỗi bức tranh, trong đó có dùng lòi cảm on hay xin lỗi thích họp :
4. Viết lại nhũng câu em đã nói về một trong hai bức tranh ở bài tập 3.