SGK Tiếng Việt 3 - Tuần 10 - Chủ điểm: QUÊ HƯƠNG

  • Tuần 10 - Chủ điểm: QUÊ HƯƠNG trang 1
  • Tuần 10 - Chủ điểm: QUÊ HƯƠNG trang 2
  • Tuần 10 - Chủ điểm: QUÊ HƯƠNG trang 3
  • Tuần 10 - Chủ điểm: QUÊ HƯƠNG trang 4
  • Tuần 10 - Chủ điểm: QUÊ HƯƠNG trang 5
  • Tuần 10 - Chủ điểm: QUÊ HƯƠNG trang 6
  • Tuần 10 - Chủ điểm: QUÊ HƯƠNG trang 7
  • Tuần 10 - Chủ điểm: QUÊ HƯƠNG trang 8
  • Tuần 10 - Chủ điểm: QUÊ HƯƠNG trang 9
Tập dọc
Tuổn 1o
Giọng quê hương
Thuyên và Đồng rời quê đi làm đã mấy năm. Một hôm, hai anh rủ nhau đi chơi thật xa, nhưng đến giữa trưa thì lạc mất đường về. Hai người phải ghé vào cái quán gần đấy để hỏi đường, luôn tiện để ăn cho đỡ đói. Cùng ăn trong quán ấy có ba thanh niên. Họ chuyện trò luôn miệng. Bầu không khí trong quán vui vẻ lạ thường.
Lúc đứng lên trả tiền, Thuyên mới biết mình quên chiếc ví ở nhà. Hỏi Đồng, Đồng cũng không mang tiền theo. Hai người đang lúng túng, chợt một trong ba thanh niên bước lại gần, nói :
Xin hai anh vui lòng cho tôi được trả tiền.
Thuyên ngạc nhiên nhìn anh thanh niên. Trên gưong mặt đôn hậu, cặp mắt anh ánh lên vẻ thành thực, dễ mến. Thuyên bối rối :
Xin lỗi. Tôi quả thật chưa nhớ ra anh là...
Người thanh niên không để Thuyên kịp dứt lời :
Dạ, không ! Bây giờ tôi mới được biết hai anh. Tôi muốn làm quen...
Ngừng một lát như để nén nỗi xúc động, anh thanh niên nói tiếp :
Hai anh đã cho tôi nghe lại giọng nói của mẹ tôi xưa...
Bất ngờ trước tình cảm của người bạn mói, Thuyên chỉ biết nói :
Cảm on anh...
Anh thanh niên xua tay :
Tôi cảm on hai anh mới phải.
Rồi người ấy nghẹn ngào :
Mẹ tôi là người miền Trung ... Bà qua đời đã hon tám năm rồi.
Nói đến đây, người trẻ tuổi lẳng lặng cúi đầu, đôi môi mím chặt lộ vẻ đau thương. Còn Thuyên, Đồng thì bùi ngùi nhớ đến quê hương, yên lặng nhìn nhau, mắt rớm lệ.
Theo THANH TỊNH
g - Đôn hậu : hiền từ, thật thà.
Thành thục : có tấm lòng chân thật.
Bùi ngùi: có cảm giác buồn, thương, nhớ lẫn lộn.
(9)	1 • Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với những ai ?
Chuyện gì xảy ra làm Thuyên và Đổng ngạc nhiên ?
Vì sao anh thanh niên cảm ơn Thuyên và Đồng ?
Những chi tiết nào nói lên tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê hương ?
Qua câu chuyện, em nghĩ gì về giọng quê hương ?
Kể chuyện
Dựa vào tranh minh hoạ, hãy kể lại câu chuyện Giọng quê huong :
Chính tá
1. Nghe - viết:
Quẻ huong ruột thịt
Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt, trái sai đã thắm hồng da dẻ chị. Chính tại nơi này, mẹ chị đã hát ru chị ngủ. Và đến lúc làm mẹ, chị lại hát ru con những câu hát ngày xưa...
ANH Đức
(?)	- Chỉ ra những chư viết hoa trong bài.
- Cho biết vì sao phải viết hoa các chữ ấy.
Tìm 3 từ chúa tiêng có vần oai, 3 từ chúa tiêng có vần oay.
(3). Thi đọc, viết đúng và nhanh :
Lúc Thuyên đứng lên, chợt có một thanh niên bước lại gần anh.
Người trẻ tuổi lẳng lặng cúi đầu, vẻ mặt buồn bã xót thương.
Tập dọc
Quê hươn^
Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay.
Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông.
Quê hương là cầu tre nhỏ Mẹ vể nón lá nghiêng che Quê hương là đêm trăng tỏ Hoa cau rụng trắng ngoài hè.
Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người.
Theo ĐỖ TRUNG QUÂN
(?)	1. Nêu những hình ảnh gắn liền với quê hương (ba khổ thơ đầu).
Vì sao quê hương được so sánh với mẹ (khổ thơ cuối) ?
Em hiểu ý hai dòng cuối bài thơ như thế nào ?
Học thuộc lòng bài thơ.
Luyện từ và côu
Đọc đoạn thơ sau và trả lòi câu hỏi:
Đã có ai lắng nghe Tiếng mưa trong rừng cọ Như tiếng thác dội về Như ào ào trận gió.
NGUYỄN VIẾT BlNH
Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào ?
Qua sự so sánh trên, em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ ra sao ?
Hãy tìm nhũng âm thanh được so sánh vói nhau trong mỗi câu thơ, câu văn duới đây:
Côn Son suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
NGUYỄN TRÃI
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Hố CHÍ MINH
Mỗi lúc, tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đổng. Chim đậu chen nhau trắng xoá trên những đầu cây mắm, cây chà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá.
ĐOÀN GIỎI
Ngắt đoạn duói đây thành 5 câu và chép lại cho đúng chính tả :
Trên nương, mỗi người một việc người lớn thì đánh trâu ra cày các bà mẹ cúi lom khom tra ngô các cụ già nhặt cỏ, đốt lá mấy chú bé đi bắc bếp thổi cơm.
Theo Tô HOÀI
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
Tập đọc
Thư gùi bà
Hải Phòng, ngày 6 tháng 11 năm 2003
Bà kính yêu !
Lâu rồi, cháu chưa được về quê, cháu nhớ bà lắm.
Dạo này bà có khoẻ không ạ ?
Gia đình cháu ngoài này vẫn bình thường. Năm nay, cháu học lớp 3. Từ đầu năm học đến giò, cháu được tám điểm 10 rồi đấy, bà ạ ! Ngày nghỉ, cháu thường được bố mẹ cháu cho đi choi.
Cháu vẫn nhớ năm ngoái được về quê, thả diều cùng anh Tuấn trên đê và đêm đêm ngồi nghe bà kể chuyện cổ tích dưới ánh trăng.
Cháu hứa với bà sẽ học thật giỏi, luôn chăm ngoan để bà vui. Cháu kính chúc bà luôn mạnh khoẻ, sống lâu. Cháu mong chóng đến hè để được về quê thăm bà.
Cháu của bà
SĐúc
Trần Hoài Đức
Đức viết thư cho ai ? Dòng đầu bức thư, bạn ghi thế nào ?
Đức hỏi thăm bà điều gì ? Đức kể với bà những gì ?
Đoạn cuối bức thư cho thấy tình cảm của Đức với bà thế nào ?
Chính tá
Nghe - viết: Quê hương (3 khổ tho đầu)
(?) Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa ?
Điền vào chỗ trống et hay oet ?
em bé t..z. miệng cười, mùi kh..., cưa xoèn X..., xem X..Í
(3). Viết lởi giải các câu đố sau :
a) Để nguyên, ai cũng lặc lè
Bỏ nặng, thêm sắc - ngày hè chói chang.
(Là những chữ gì?)
Có Sắc - mọc ở xa gần Có huyền - vuốt thẳng áo quần cho em.
í Là nhữna chữ aì ?}
b) Để nguyên - giữa đầu và mình Đổi sang dấu ngã sẽ thành bữa ngon.
(Là những chữ gì?)
Có hỏi - xanh tươi mượt mà Trâu bò vui gặm nhẩn nha từng đàn.
(Là những chữ gì ?)
Không dấu - trời rét nằm cong
Thêm huyền - bay lả trên đồng quê ta
Tập làm văn
Dựa theo mẫu bài tập đọc Thư gửi bà, em hãy viết một bức thư ngắn cho nguòi thân :
Dòng đầu thư : Nơi gửi, ngày ... tháng ... năm ...
Lời xưng hô với người nhận thư (ông, bà, chú, bác,...)
Nội dung thư (4 - 5 dòng): Thăm hỏi, báo tin cho người nhận thư. Lời chúc và hứa hẹn...
Cuối thư : Lời chào, chữ kí và tên.
Tập ghi trên phong bì thư:
Góc bên trái (phía trên) : Ghi họ và tên, địa chỉ của người gửi.
Góc bên phải (phía dưới) : Ghi họ và tên, địa chỉ của người nhận.
Góc bên phải (phía trên) : Dành để dán tem trước khi bỏ vào hòm thư.