SGK Tiếng Việt 3 - Tuần 2 - Chủ điểm: MĂNG NON

  • Tuần 2 - Chủ điểm: MĂNG NON trang 1
  • Tuần 2 - Chủ điểm: MĂNG NON trang 2
  • Tuần 2 - Chủ điểm: MĂNG NON trang 3
  • Tuần 2 - Chủ điểm: MĂNG NON trang 4
  • Tuần 2 - Chủ điểm: MĂNG NON trang 5
  • Tuần 2 - Chủ điểm: MĂNG NON trang 6
  • Tuần 2 - Chủ điểm: MĂNG NON trang 7
Tập dọc la
Ai CÓ lỗi ?
Tôi đang nắn nót viết từng chữ thì Cô-rét-ti chạm khuỷu tay vào tôi, làm cho cây bút nguệch ra một đường rất xấu. Tôi nổi giận. Cô-rét-ti cười, đáp : "Mình không cố ý đâu !"
Cái cười của cậu làm tôi càng tức. Tôi nghĩ là cậu vừa được phần thưởng nên kiêu căng.
Lát sau, để trả thù, tôi đẩy Cô-rét-ti một cái đến nỗi hỏng hết trang tập viết của cậu. Cậu ta giận đỏ mặt, giơ tay doạ tôi, nói : "Cậu cố ý đay nhé !"
Thấy thầy giáo nhìn, cậu hạ tay xuống, nhưng lại nói thêm : "Lát nữa ta gặp nhau ở cổng."
Cơn giận lắng xuống. Tôi bắt đầu thấy hối hận. Chắc là Cô-rét-ti không cố ý chạm vào khuỷu tay tôi thật. Tôi nhìn cậu, thấy vai áo cậusứt chỉ, chắc vì cậu đã vác củi giúp mẹ. Bỗng nhiên, tôi muốn xin lỗi Cô-rét-ti, nhưng không đủ can đảm.
Tan học, tôi thấy Cô-rét-ti đi theo mình. Tôi đứng lại, rút cây thước kẻ cầm tay. Cậu ta đi tới, tôi giơ thước lên.
Ây đừng ! - Cô-rét-ti cười hiền hậu - Ta lại thân nhau như trước đi I
Tôi ngạc nhiên, ngây ra một lúc, rổi ôm chầm lấy bạn. Cô-rét-ti nói :
Chúng ta sẽ không bao giờ giận nhau nữa, phải không En-ri-cô ?
Không bao giờ I Không bao giờ I - Tôi trả lời.
Về nhà, tôi kể chuyện cho bố nghe, tưởng bố sẽ vui lòng. Nào ngờ bố mắng : "Đáng lẽ chính con phải xin lỗi bạn vì con có lỗi. Thế mà con lại giơ thước doạ đánh bạn."
Theo A-MI-XI (Hoàng Thiếu Sơn dịch)
Kiêu căng: cho rằng mình hơn người khác, coi thường người khác.
Hôi hận : buồn, tiếc vì lỗi lầm của mình.
Can đảm : không sợ đau, không sợ xấu hổ hay nguy hiểm.
Ngây : đờ người ra, không biết nói gì, làm gì.
(7)	1. Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau ?
Vì sao En-ri-cô hối hận, muốn xin lỗi Cô-rét-ti ?
Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao ?
Bố đã trách mắng En-ri-cô như thế nào ?
Theo em, mỗi bạn có điểm gì đáng khen ?
Kể chuyện
Dựa vào các tranh sau, kể lại tùng đoạn của câu chuyện Ai có lỗi ? bằng lời của em :
M En-ri-cô và Cô-rét-ti ngồi học cạnh nhau. Một lần, En-ri-cô đang viết thì bị Cô-rét-ti chạm vào khuỷu tay, làm cho cây bút nguệch ra một đường rất xấu...
Chính tá
1. Nghe - viết: Ai có lỗi ? (đoạn 3)
(?)	- Tim tên riêng trong bài chính tả.
- Tên riêng đó được viết như thế nào ?
Tim các từ ngữ chứa tiếng :
Có vần uêch. M : nguệch ngoạc
Có vần uyu. M : ngã khuỵu
(3). Em chọn chữ nào trong ngoặc đon để điền vào chỗ trống ?
dặn , lẳng tắt
- (xấu, sấu) : cây chữ... b) - (căn, căng) : kiêu ... ,
(sẻ, xẻ) : san ....... gỗ	- (nhằn, nhằng) : nhọc
(sắn, xắn) : ... tay áo , củ ...	- (vắn, vắng) : ... mặt,
Tập dọc
Khi mẹ váng nhà
Khi mẹ vắng nhà, em luộc khoai
Khi mẹ vắng nhà, em cùng chị giã gạo
Khi mẹ vắng nhà, em thổi cơm
Khi mẹ vắng nhà, em nhổ cỏ vườn
Khi mẹ vắng nhà, em quét sân và quét cổng.
Sớm mẹ về, thấy khoai đã chín
Buổi mẹ về, gạo đã trắng tinh
Trưa mẹ về, cơm dẻo và ngon
Chiều mẹ về, cỏ đã quang vườn
Tối mẹ về, cổng nhà sạch sẽ.
Mẹ bảo em : Dạo này ngoan thế !
- Không, mẹ ơi ! Con đã ngoan đâu I Áo mẹ mưa bạc màu
Đầu mẹ nắng cháy tóc
Mẹ ngày đêm khó nhọc
Con chưa ngoan, chưa ngoan !
TRĂN ĐĂNG KHOA
Buổi: khoảng giữa buổi sáng (nói tắt).
Quang : sạch, hết vướng víu.
(7)	1 • Bạn nhỏ làm những việc gì đỡ mẹ ?
Kết quả công việc của bạn nhỏ thế nào ?
Vì sao bạn nhỏ không dám nhận lời khen của mẹ ?
Em thấy bạn nhỏ có ngoan không ? Vì sao ?
Học thuộc lòng bài thơ.
Luyện từ vờ cốu
Tim các từ:
Chỉ trẻ em.	M : thiếu niên
Chỉ tính nết của trẻ em.	M : ngoan ngoãn
Chỉ tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em.
M : thương yêu
Tìm các bộ phận của câu :
Trả lời câu hỏi "Ai (cái gì, con gì) ?".
Trả lời câu hỏi "Là gì ?".
Thiếu nhi là măng non của đất nước.
Chúng em là học sinh tiểu học.
Chích bông là bạn của trẻ em.
Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm :
Cây tre là hình ảnh thân thuộc của làng quê Việt Nam.
Thiếu nhi là những chủ nhân tương lai của Tổ quốc.
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chúc tập họp và rèn luyện thiếu niên Việt Nam.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
Tập đọc
Cô ổiáo tí hon
Bé kẹp lại tóc, thả ống quần xuống, lấy cái nón của má đội lên đầu. Nó cố bắt chước dáng đi khoan thai của cô giáo khi cô bước vào lóp. Mấy đứa nhỏ làm y hệt đám học trò, đứng cả dậy, khúc khích cười chào cô.
Bé treo nón, mặt tỉnh khô, bẻ một nhánh trâm bầu làm thước. Mấy đứa em chống hai tay ngồi nhìn chị. Làm như cô giáo, Bé đưa mắt nhìn đám học trò, tay cầm nhánh trâm bầu nhịp nhịp trên tấm bảng. Nó đánh vần từng tiếng. Đàn em ríu rít đánh vần theo. Thằng Hiển ngọng líu, nói không kịp hai đứa lớn. Cái Anh hai má núng nính, ngồi gọn tròn như củ khoai, bao giờ cũng giành phần đọc xong trước. Cái Thanh ngồi cao hon hai em một đầu. Nó mở to đôi mắt hiền dịu nhìn tấm bảng, vừa đọc vừa mân mê mớ tóc mai.
Theo NGUYÊN THI
Khoan thai: thong thả, nhẹ nhàng.
Khúc khích : (tiếng cười) nhỏ, liên tục, có vẻ thích thú.
Tỉnh khô : (vẻ mặt) không để lộ thái độ hay tình cảm gì.
Trâm bầu : cây cùng họ với bàng, mọc nhiều ở Nam Bộ.
Núng nính : căng tròn, rung rinh khi cử động.
(?)	1. Các bạn nhỏ trong bài choi trò choi gì ?
Những cử chỉ nào của "cô giáo" Bé làm em thích thú ?
Tim những hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu của đám "học trò".
Chính tá
Nghe - viết: Cô giáo tí hon (từ Bé treo nón... đến ríu rít đánh vần theo.) (?) Tim tên riêng trong bài chính tả.
(2). Tìm nhũng tiếng có thể ghép với mỗi tiếng sau :
a) - xét, sét
xào, sào
xinh, sinh
- gắn, gắng
nặn, nặng
khăn, khăng
Tập lòm van l^fe
Dựa theo mẫu đon đã học, em hãy viết đon xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.