SGK Tiếng Việt 3 - Tuần 8 - Chủ điểm: CỘNG ĐỒNG

  • Tuần 8 - Chủ điểm: CỘNG ĐỒNG trang 1
  • Tuần 8 - Chủ điểm: CỘNG ĐỒNG trang 2
  • Tuần 8 - Chủ điểm: CỘNG ĐỒNG trang 3
  • Tuần 8 - Chủ điểm: CỘNG ĐỒNG trang 4
  • Tuần 8 - Chủ điểm: CỘNG ĐỒNG trang 5
  • Tuần 8 - Chủ điểm: CỘNG ĐỒNG trang 6
  • Tuần 8 - Chủ điểm: CỘNG ĐỒNG trang 7
Tập dọc
Các em nhỏ và cụ già
Mặt trời đã lùi dần về chân núi phía tây. Đàn sếu đang sải cánh trên cao. Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít.
Bỗng các em dừng lại khi thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đường. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu.
Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ ? - Một em trai hỏi.
Đám trẻ tiếp lời, bàn tán sôi nổi :
Chắc là cụ bị ốm ?
Hay cụ đánh mất cái gì ?
Chúng mình thử hỏi xem đi !
Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi :
Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ?
Cụ già thở nặng nhọc, nhưng đôi mắt ánh lên những tia ấm áp :
Cảm ơn các cháu. Nhưng các cháu không giúp ông được đâu.
Cụ ngừng lại, rồi nghẹn ngào nói tiếp :
- Ông đang rất buổn. Bà lão nhà ông nằm bệnh viện mấy tháng nay rồi. Bà ốm nặng lắm, khó mà qua khỏi, ông ngồi đây chờ xe buýt để đến bệnh viện, ông cảm on lòng tốt của các cháu. Dẫu các cháu không giúp gì được, nhưng ông cũng thấy lòng nhẹ hon.
Đám trẻ lặng đi. Các em nhìn cụ già đầy thương cảm.
Một lát sau, xe buýt đến. Giúp ông cụ lên xe rồi, các em còn đứng nhìn theo mãi mới ra về.
Theo XU-KHÔM-LIN-XK1 (Tiếng Việt 3, 1995)
Sếu: loài chim lớn, cổ và mỏ dài, chân cao, kêu rất to, sống ở
phương bắc, mùa đông thường bay về phương nam tránh rét.
u sầu : buồn bã.
Nghẹn ngào : không nói được vì quá xúc động.
Điều gì gặp trên đường khiến các bạn nhỏ phải dừng lại ?
Các bạn nhỏ quan tâm đến ông cụ như thế nào ?
Ông cụ gặp chuyện gì buồn ?
Vì sao trò chuyện với các bạn nhỏ, ông cụ thấy lòng nhẹ hơn ?
Chọn một tên khác cho truyện theo gợi ý dưới đây :
Những đứa trẻ tốt bụng
Chia sẻ
Cảm ơn các cháu
kể chuyện
Kể lại câu chuyện Các em nhỏ và cụ già theo lòi một bạn nhỏ.
Chính tở
1. Nghe - viết: Các em nhỏ và cụ già (đoạn 4)
(2). Tìm các từ :
Chứa tiếng bắt đầu bằng d, g/hoặc r, có nghĩa như sau :
Làm sạch quần áo, chăn màn,... bằng cách vò, chải, giũ,... trong nước.
Có cảm giác khó chịu ở da, như bị bỏng.
Trái nghĩa với ngang.
Chứa tiếng có vần uôn hoặc uông, có nghĩa như sau :
Trái nghĩa với vui.
Phần nhà được ngăn bằng tường, vách kín đáo.
Vật bằng kim loại, phát ra tiếng kêu để báo hiệu.
Tập dọc
Tiếnổ ru
(T rích)
Con ong làm mật, yêu hoa Con cá boi, yêu nước ; con chim ca, yêu trời
Con người muốn sống, con ơi Phải yêu đổng chí, yêu người anh em.
Một ngôi sao, chẳng sáng đêm Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng.
Một người - đâu phải nhân gian ? Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi !
Núi cao bởi có đất bồi Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu ?
Muôn dòng sông đổ biển sâu Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn ?
Tố Hữu
0	- Đồng chí: người cùng đứng trong tổ chức cách mạng hoặc cùng
chí hướng.
Nhân gian : ở đây chỉ loài người.
Bồi: thêm vào, đắp nên.
(9)	1 ■ Con ong, con cá, con chim yêu những gì ? Vì sao ?
Hãy nêu cách hiểu của em về mỗi câu thơ trong khổ thơ 2.
M : Một ngôi sao chẳng sáng đêm.
Một ngôi sao không làm nên đêm sao sáng.
Nhiều ngôi sao mới làm nên đêm sao sáng.
Vì sao núi không nên chê đất thấp, biển không nên chê sông nhỏ ?
Câu lục bát nào trong khổ thơ 1 nói lên ý chính của cả bài thơ ?
Học thuộc lòng bài thơ.
Luyện từ vò câu
Duói đây là một số từ có tiêng cộng hoặc tiêng đổng và nghía của chúng. Em có thể xếp nhũng từ nào vào mỗi ô trong bàng phân loại sau ?
Cộng đổng : những người cùng sống trong một tập thể hoặc một khu vực,
gắn bó với nhau.
Cộng tác : cùng làm chung một việc.
Đồng bào : người cùng nòi giống.
Đồng đội : người cùng đội ngũ.
Đồng tâm : cùng một lòng.
Đồng hương : người cùng quê.
Nhũng nguôi trong cộng đồng
Thái độ, hoạt động trong cộng đồng
Mỗi thành ngữ, tục ngữ duói đây nói về một thái độ úng xử trong cộng đồng. Em tán thành thái độ nào và không tán thành thái độ nào ?
Chung lưng đấu cật.
Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại.
Ăn ở như bát nước đầy.
Tìm các bộ phận của câu :
Trả lời câu hỏi "Ai (cái gì, con gì) ? ".
Trả lời câu hỏi "Làm gì ? ".
Đàn sếu đang sải cánh trên cao.
Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về.
Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi.
Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu đuọc in đậm :
Mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân.
Ông ngoại dẫn tôi đi mua vở, chọn bút.
Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đuòng làng.
Tập viết
Tên riêng
Câu :
Khôn ngoan đối đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
Giữa cánh đổng, có một túp lều bằng phên rạ màu vàng xỉn, xung quanh xếp đầy những hàng gạch mới đóng. Đó là túp lều của gia đình bác thợ đóng gạch.
Tôi rất thích ra lò gạch chơi trò ú tim với thằng Cu và cái Cún, con bác. Một chiều giáp Tết, gạch vào lò, sắp nhóm lửa, thằng Cu rủ tôi nặn những chiếc chuông con to hơn quả táo, có cái núm để xâu dây, lại thêm cả một viên bi nhỏ ở trong để tạo ra tiếng kêu. Bác thợ gạch để hộ cái kho báu đó vào một góc lò nung. Khi các đồ đất nung đã nguội, bác lấy hai sợi dây thép xâu những chiếc chuông thành hai cái vòng : một vòng treo trước cửa nhà bác cho Cu và Cún chơi, vòng kia tặng tôi đem về treo lên cây nêu trước sân.
Tết ấy, những tiếng chuông đất nung kêu lanh canh trên cây nêu làm sân nhà tôi ấm áp và náo nức hẳn lên.
Theo NGÔ QUÀN MIỆN
0	- Trò ú tim : trò chơi trốn tìm của trẻ em.
- Cây nêu : cây tre cao treo trầu cau và một số vật khác, dựng trước
nhà trong dịp Tết Nguyên đán.
(?)	1. Nơi ở của gia đình bác thợ gạch có gì đặc biệt ?
Tim những chi tiết nói lên tình thân giữa gia đình bác thợ gạch với cậu bé.
Những chiếc chuông đất nung đã đem lại niềm vui như thế nào cho gia đình cậu bé ?
Chính tả
Nhớ - viết: Tiếng ru (khổ thơ 1 và 2)
(?) Trong bài chính tả có những dấu câu nào ?
(2). Tìm các từ:
Chứa tiếng bắt đầu bằng d, gi hoặc r, có nghĩa như sau :
Làm chín vàng thức ăn trong dầu, mỡ sôi.
Trái nghĩa với khó.
Thời điểm chuyển từ năm cũ sang năm mới.
Chứa tiếng có vần uôn hoặc uông, có nghĩa như sau :
(Sóng nước) nổi lên rất mạnh, từng lớp nối tiếp nhau.
Nơi nuôi, nhốt các con vật.
Khoảng đất dài được vun cao lên để trổng trọt.
Tập làm văn
Kể về một nguòi hàng xóm mà em quý mến.
Gợi ý :
Người đó tên là gì, bao nhiêu tuổi ?
Người đó làm nghề gì ?
Tinh cảm của gia đình em đối với người hàng xóm như thế nào ?
Tinh cảm của người hàng xóm đối với gia đình em như thế nào ?
Viết những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu).