SGK Tiếng Việt 3 - Tuần 15 - Chủ điểm: ANH EM MỘT NHÀ

  • Tuần 15 - Chủ điểm: ANH EM MỘT NHÀ trang 1
  • Tuần 15 - Chủ điểm: ANH EM MỘT NHÀ trang 2
  • Tuần 15 - Chủ điểm: ANH EM MỘT NHÀ trang 3
  • Tuần 15 - Chủ điểm: ANH EM MỘT NHÀ trang 4
  • Tuần 15 - Chủ điểm: ANH EM MỘT NHÀ trang 5
  • Tuần 15 - Chủ điểm: ANH EM MỘT NHÀ trang 6
  • Tuần 15 - Chủ điểm: ANH EM MỘT NHÀ trang 7
  • Tuần 15 - Chủ điểm: ANH EM MỘT NHÀ trang 8
Tộp dọc
Hủ bạc của người cha
Ngày xưa, có một nông dân người Chăm rất siêng năng, về già, ông để dành được một hũ bạc. Tuy vậy, ông rất buồn vì cậu con trai lười biếng.
Một hôm, ông bảo con :
Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm. Con hãy đi làm và mang tiền về đây I
Bà mẹ sợ con vất vả, liền dúi cho một ít tiền. Anh này cầm tiền đi chơi mấy hôm, khi chỉ còn vài đồng mới trở về đưa cho cha. Người cha vứt ngay nắm tiền xuống ao. Thấy con vẫn thản nhiên, ông nghiêm giọng :
Đây không phải tiền con làm ra.
Người con lại ra đi. Bà mẹ chỉ dám cho ít tiền ăn đường. Ăn hết tiền, anh ta đành tìm vào một làng xin xay thóc thuê. Xay một thúng thóc được trả công hai bát gạo, anh chỉ dám ăn một bát. Suốt ba tháng, dành dụm được chín mươi bát gạo, anh bán lấy tiền.
Hôm đó, ông lão đang ngồi sưởi lửa thì con đem tiền về. ông liền ném luôn mấy đồng vào bếp lửa. Người con vội thọc tay vào lửa lấy ra. Ông lão cười chảy nước mắt:
Bây giờ cha tin tiền đó chính tay con làm ra. Có làm lụng vất vả, người ta mới biết quý đổng tiền.
Ông đào hũ bạc lên, đưa cho con và bảo :
Nếu con lười biếng, dù cha cho một trăm hũ bạc cũng không đủ. Hũ bạc tiêu không bao giò hết chính là hai bàn tay con.
TRUYỆN cổ TÍCH CHĂM
Người Chăm : một dân tộc thiểu số sống chủ yếu ở Nam Trung Bộ.
Hũ : đồ vật bằng đất nung loại nhỏ, miệng tròn, giữa phình ra,
thường dùng đựng các loại hạt hoặc đựng rượu, đựng mật.
Dúi: đưa cho nhưng không muốn để người khác biết.
Thản nhiên : làm như không có việc gì xảy ra.
Dành dụm : góp từng tí một để dành.
Ông lão muốn con trai trở thành người như thế nào ?
Ông lão vứt tiền xuống ao để làm gì ?
Người con đã làm lụng vất vả và tiết kiệm như thế nào ?
Khi ông lão vứt tiền vào bếp lửa, người con làm gì ? Vì sao ?
Hãy tìm những câu trong truyện nói lên ý nghĩa của truyện này.
kể chuyện
Sắp xếp lại các tranh sau theo đúng thứ tự trong câu chuyện Hũ bạc của người cha :
2. Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Chính tá
Nghe - viết : Hũ bạc của người cha (từ Hôm đó... đến biết quý đồng tiền.)
Điền vào chỗ trống ui hay uôi ?
m~. dao, con m.7.
hạt m.'., m..'. bưởi
n... lửa, n... nấng -1..’. trẻ, t..’. thân
(3). Tìm các từ:
Chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc X, có nghĩa như sau :
Còn lại một chút do so ý hoặc quên.
Món ăn bằng gạo nếp đồ chín.
Trái nghĩa vói tối.
Chứa tiếng có vần âc hoặc ât, có nghĩa như sau :
Chất lỏng, ngọt, màu vàng óng, do ong hút nhuỵ hoa làm ra
Vị trí trên hết trong xếp hạng.
Một loại quả chín, ruột màu đỏ, dùng để thổi xôi.
Nhà bố ỏ
Nghỉ hè, Páo đi thăm bố Ngọn núi ở lại cùng mây Mặt trời theo về thành phố Tiếng suối nhoà dần sau cây...
Con đường sao mà rộng thế Sông sâu chẳng lội được qua Người, xe đi như gió thổi Ngước lên mới thấy mái nhà.
Nhà cao sừng sững như núi Mấy trăm cửa sổ gió reo Đường lên đi vào trong ruột Quanh co như Páo leo đèo.
Bố ở tầng năm chót vót
Gió như đỉnh núi bản ta
Sớm chiều xuống lên thang gác Nhớ sao đèo dốc quê nhà...
NGUYỄN THÁI VẬN
Sùng sũng : từ gợi tả một vật to lớn, chắn ngang tầm nhìn.
Thang gác : các bậc nối tiếp nhau để đi từ tầng này đến tầng khác.
Quê Páo ở đâu ? Những câu thơ nào cho biết điều đó ?
Páo đi thăm bố ở đâu ?
Những điều gì ở thành phô' khiến Páo thấy lạ ?
Những gì ở thành phố Páo thấy giống ở quê mình ?
Học thuộc lòng những khổ thơ em thích.
Luyện từ vố câu
Hãy kể tên một sô dân tộc thiểu sô ở nuóc ta mà em biết.
Chọn từ thích họp trong ngoặc đon để điền vào chỗ trống :
Đổng bào miền núi thường trổng lúa trên những thửa ruộng ... .
Những ngày lễ hội, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thường tập trung bên ... để múa hát.
Để tránh thú dữ, nhiều dân tộc miền núi thường làm ... để ở.
Truyện Hũ bạc của người cha là truyện cổ của dân tộc ... .
(nhà rông, nhà sàn, Chăm, bậc thang)
Quan sát tùng cặp sự vật được vẽ duói đây rồi viết những câu có hình ảnh so sánh các sự vật trong tranh :
Tìm nhũng từ ngữ thích họp vói mỗi chỗ trống :
Công cha nghĩa mẹ được so sánh như ..., như ...
Trời mưa, đường đất sét trơn như ...
Ở thành phố có nhiều toà nhà cao như ...
Tập viết
1. Tên riêng :
cọ
2. Câu :
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Tộp dọc
Nhà rông ỏ Tây Nguyên
Nhà rông thường được làm bằng các loại gỗ bền chắc như lim, gụ, sến, táu. Nó phải cao để đàn voi đi qua mà không đụng sàn và khi múa rông chiêng trên sàn, ngọn giáo không vướng mái.
Gian đầu nhà rông là noi thờ thần làng, trên vách treo một giỏ mây đựng hòn đá thần. Đó là hòn đá mà già làng nhặt lấy khi chọn đất lập làng. Xung quanh hòn đá thần, người ta treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ của cha ông truyền lại và chiêng trống dùng khi cúng tế.
Gian giữa với bếp lửa là trung tâm của nhà rông. Các già làng thường họp tại đây để bàn những việc lớn. Đây cũng là noi tiếp khách của làng.
Từ gian thứ ba là noi ngủ của thanh niên. Theo tập quán của nhiều dân tộc, trai làng từ 16 tuổi chưa lập gia đình đều ngủ tập trung ỏ nhà rông để bảo vệ buôn làng.
Theo NGUYỀN VĂN HUY
Rông chiêng : một điệu múa của đổng bào Tây Nguyên.
Nông cụ : đổ dùng để làm ruộng (cuốc, cày, bừa, liềm, hái,...).
(?)	1. Vì sao nhà rông phải chắc và cao ?
Gian đầu của nhà rông được trang trí như thế nào ?
Vì sao nói gian giữa là trung tâm của nhà rông ?
Nghe - viết: Nhà rông ở Tây Nguyên (từ Gian đầu nhà rông... đến dùng
khi cúng tế.)
Điền vào chỗ trông ui hay uoi 1
khung c.’.	,	C.7. ngựa	,	s.’.. ấm
mát r...	,	g..’. thư	,	t.'. cây
(3). Tìm nhũng tiếng có thể ghép vói mỗi tiếng sau :
a) - xâu, sâu	b) - bật, bậc
- xẻ, sẻ	- nhất, nhấc
Tập làm văn
Nghe và kể lại câu chuyện Giấu cày.
Gợi ý :
Khi được gọi về ăn cơm, bác nông dân nói thế nào ?
Vì sao bác bị vợ trách ?
Khi thấy mất cày, bác làm gì ?
Dụa vào bài tập làm văn miệng tuần truóc, hãy viết một đoạn văn giói thiệu về tổ em.