SGK Tiếng Việt 3 - Tuần 12 - Chủ điểm: BẮC - TRUNG - NAM

  • Tuần 12 - Chủ điểm: BẮC - TRUNG - NAM trang 1
  • Tuần 12 - Chủ điểm: BẮC - TRUNG - NAM trang 2
  • Tuần 12 - Chủ điểm: BẮC - TRUNG - NAM trang 3
  • Tuần 12 - Chủ điểm: BẮC - TRUNG - NAM trang 4
  • Tuần 12 - Chủ điểm: BẮC - TRUNG - NAM trang 5
  • Tuần 12 - Chủ điểm: BẮC - TRUNG - NAM trang 6
  • Tuần 12 - Chủ điểm: BẮC - TRUNG - NAM trang 7
  • Tuần 12 - Chủ điểm: BẮC - TRUNG - NAM trang 8
  • Tuần 12 - Chủ điểm: BẮC - TRUNG - NAM trang 9
  • Tuần 12 - Chủ điểm: BẮC - TRUNG - NAM trang 10
BẮC - TRUNG - NAM
Tập đọc
Náng phương Nam
Hôm nay đã là hai mươi tám Tết. Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ đông nghịt người. Uyên cùng các bạn đi giữa rừng hoa như đi trong mơ. Đang ríu rít chuyện trò, cả nhóm bỗng sững lại vì tiếng gọi :
Nè, sắp nhỏ kia, đi đâu vậy ?
Tưởng ai, té ra là nhỏ Phương. Uyên đáp :
Tụi mình đi lòng vòng tìm chút gì để kịp gửi ra Hà Nội cho Vân.
Có phải Vân hát dân ca ở trại hè Nha Trang không ?
Phải đó. Mấy đứa mới nhận được thư Vân sáng nay.
Tết ngoài đó chắc là vui lắm ?
Vui nhưng mà lạnh dễ sợ luôn. Đây nè, mình đọc một đoạn thư của Vân nhé I - Vừa nói, Uyên vừa rút trong túi ra một tờ giấy - "Hà Nội đang rạo rực trong những ngày giáp Tết. Trời cuối đông lạnh buốt. Những dòng suối hoa trôi dưới bầu trời xám đục và làn mưa bụi trắng xoá." Viết hay quá, phải không ?
Uớc gì chúng mình gửi cho Vân được ít nắng phương Nam nhỉ ! - Huê nói.
Không ngờ điều ước của Huê lại gợi ra một sáng kiến. Phương reo lên :
Mình nghĩ ra rồi I
Cả đám trẻ nhao nhao :
Gì vậy ? Gì vậy ?
Phương tủm tỉm cười, bí mật:
Tụi mình sẽ tặng nhỏ Vân một vật ngoài Bắc không có.
Vật gì vậy ? - Cả bọn xoắn xuýt hỏi.
Một cành mai !
Một cành mai ? - Tất cả sửng sốt, rồi cùng kêu lên - Đúng I Một cành mai chở nắng phương Nam.
Cả bọn hớn hở quay lại đầu đường Nguyễn Huệ, nơi một rừng mai vàng thắm đang rung rinh dưới nắng.
Theo TRẨN HOÀI DƯƠNG
Đuòng Nguyễn Huệ : một đường lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Sắp nhỏ : bọn nhỏ (tiếng Nam Bộ).
Lòng vòng : vòng vèo, loanh quanh (tiếng Nam Bộ).
Dân ca : bài hát lưu truyền trong dân gian, thường không rõ tác giả.
Xoắn xuýt: quấn lấy, bám chặt như không muốn rời.
Sủng sốt: ngạc nhiên tới mức ngẩn người ra.
(?)	1 ■ Uyên và các bạn đi đâu, vào dịp nào ?
Nghe đọc thư Vân, các bạn ước mong điều gì ?
Phương nghĩ ra sáng kiến gì ?
Vì sao các bạn chọn cành mai làm quà Tết cho Vân ?
Chọn thêm một tên khác cho truyện :
Câu chuyện cuối năm
Tinh bạn
Cành mai Tết
kể chuyện
Dựa theo các ý tóm tắt duói đây, hãy kể lại tùng đoạn của câu chuyện Nắng phuong Nam:
a) Đoạn 1 : Đi chợ Tết
Chuyện xảy ra vào lúc nào ?
Uyên và các bạn đi đâu ?
Vì sao mọi người sững lại ?
Đoạn 2 : Bức thư
Vân là ai ?
Tết ngoài Bắc ra sao ?
Các bạn mong ước điểu gì ?
Đoạn 3 : Món quà
Sáng kiến của Phương.
Quay lại chợ hoa.
Chính tá
Nghe - viết:
Chiều trên sông Huong
Cuối buổi chiều, Huế thường trở về trong một vẻ yên tĩnh lạ lùng... Phía bên sông, xóm cồn Hến nấu cơm chiều sớm nhất trong thành phố, thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc trên mặt nước. Đâu đó, từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông, tiếng lanh canh của thuyền chài gõ những mẻ cá cuối cùng, khiến mặt sông nghe như rộng hơn...
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
(?) - Bài chính tả có mấy câu ?
- Những chữ nào trong bài phải viết hoa ? Vì sao ?
Điền vào chỗ trông oc hay ooc 'ì
con s..., mặc quần s..., cần cẩu m..z. hàng, kéo xe rơ-m..z.
(3). Viết lời giải các câu đô sau :
a) Để nguyên - giúp bác nhà nông Thêm huyền - ấm miệng cụ ông, cụ bà.
(Là những chữ gì ?)
Thêm sắc - từ lúa mà ra
Đố bạn đoán được đó là chữ chi ?
b) Quen gọi là hạt Chẳng nở thành cây Nhà cao nhà đẹp Dùng tôi để xây.
(Là hạt gì ?)
Tộp dọc
Cánh đẹp non sông
Đồng Đăng có phố Kì Lừa,
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.
*
Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
Mịt mù khói toả ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
*
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.
❖
Hải Vân bát ngát nghìn trùng Hòn Hồng sừng sững đứng trong vịnh Hàn.
*
Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.
*
Đổng Tháp Mười cò bay thẳng cánh Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm.
Ca dao
Chiều Hồ Tây
Hải Vân
Đồng Tháp Mười
Đồng Đăng : thị trấn thuộc tỉnh Lạng Sơn.
La đà : sà xuống thấp với dáng vẻ nhẹ nhàng lả lướt.
Canh gà : tiếng gà gáy lúc trời sắp sáng.
Nhịp chày Yên Thái: tiếng chày giã vỏ cây dó để làm giấy ở làng
Yên Thái.
Tây Hồ: tức là Hồ Tây, ở Hà Nội.
Xứ Nghệ : vùng Nghệ An, Hà Tính nói chung.
Hải Vân : ngọn đèo cao nằm giữa tỉnh Thừa Thiên - Huế và thành
phố Đà Nẵng.
Nhà Bè : sông chảy giữa tỉnh Đồng Nai và Thành phô' Hồ Chí Minh.
Đồng Tháp Muôi: vùng đất trũng rộng lớn thuộc các tỉnh Long An,
Tiền Giang, Đồng Tháp.
Mỗi câu ca dao nói đến một vùng. Đó là những vùng nào ?
Mỗi vùng có cảnh gì đẹp ?
Theo em, ai đã giữ gìn tô điểm cho non sông ta ngày càng đẹp hon ?
Học thuộc lòng những câu ca dao trên.
Luyện từ và câu
Đọc khổ thơ duới đây và trả lòi câu hói:
Con mẹ đẹp sao Những hòn to nhỏ Chạy như lăn tròn Trên sân, trên cỏ.
PHẠM HỔ
(?) a) Tìm các từ chỉ hoạt động trong khổ thơ trên.
b) Hoạt động chạy của những chú gà con được miêu tả bằng cách nào ?
Trong các đoạn trích sau, nhũng hoạt động nào đuọc so sánh vói nhau ?
a) Con trâu đen lông mượt Cái sừng nó vênh vênh Nó cao lớn lênh khênh Chân đi như đập đất.
TRẦN ĐÀNG KHOA
Cau cao, cao mãi Tàu vưon giữa trời Như tay ai vẫy Hứng làn mưa roi.
NGÔ VIẾT DINH
Xuồng con đậu quanh thuyền lớn giống như đàn con nằm quanh bụng mẹ. Khi có gió, thuyền mẹ cót két rên rỉ, đám xuồng con lại húc húc vào mạn thuyền mẹ như đòi bú tí.
võ QUẢNG
Chọn từ ngữ thích họp ở hai cột A và B để ghép thành câu :
A	B
Những ruộng lúa cấy sớm
huo vòi chào khán giả.
Những chú voi thắng cuộc
đã trổ bông.
Cây cầu làm bằng thân dừa
lao băng băng trên sông.
Con thuyền cắm cờ đỏ
bắc ngang dòng kênh.
Hải Vân bát ngát nghìn trùng
Hòn Hồng sừng sững đứng trong vịnh Hàn.
Tập dọc
Luôn nghĩ đến miên Nam
Đầu năm 1969, một chị cán bộ miền Nam ra Bắc được gặp Bác Hồ.
Chị thưa với Bác :
Chúng cháu đánh giặc Mĩ đến một trăm năm cũng không sợ. Chỉ sợ một điều là Bác... trăm tuổi.
Chị đã nói ra cái điều mọi người hằng nghĩ nhưng không ai dám nhắc đến.
Năm ấy, Bác bảy mươi chín tuổi. Nghe vậy, Bác mỉm cười, hóm hỉnh :
Còn hai mươi mốt năm nữa Bác mới trăm tuổi cơ. Bác kêu gọi các cô, các chú đánh Mĩ nãm năm, mười năm, hai mươi năm chứ có nói hai mươi mốt năm đâu. Nếu hai mươi năm nữa mà ta thắng Mĩ thì Bác cũng còn một năm để vào thãm đổng bào miền Nam.
Thật ra, lúc ấy Bác đã yếu rồi. Tối mồng 1 tháng 9 năm 1969, Bác mệt nặng. Những lúc tỉnh lại, Bác vẫn hỏi :
- Trong Nam mấy hôm nay đánh giặc thế nào ?
Sắp ra đi mãi mãi, Bác vẫn nghĩ đến miền Nam.
Theo tập sách BÁC Hồ KÍNH YÊU
Bác... trăm tuổi: Bác mất (cách nói tránh).
Hóm hỉnh : (đùa vui) một cách nhẹ nhàng, thông minh.
Chị cán bộ miền Nam thưa với Bác điều gì ?
Câu nói đó thể hiện tình cảm của đổng bào miền Nam với Bác như thế nào ?
Tinh cảm của Bác với đồng bào miền Nam thể hiện như thế nào ?
Chính tở Jifc
Nghe - viết: cảnh đẹp non sông (từ Đường vô xứ Nghệ... đến hết)
X - Tim các tên riêng trong bài chính tả.
- Nhận xét về cách trình bày các câu ca dao :
+ Dòng 6 chữ bắt đầu viết từ đâu ?
+ Dòng 8 chữ bắt đầu viết từ đâu ?
+ Hai dòng cuối bài chính tả được trình bày thế nào ?
(2). Tim các từ:
Chứa tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch, có nghĩa như sau :
Loại cây có quả kết thành nải, thành buồng.
Làm cho người khỏi bệnh.
Cùng nghĩa với nhìn.
Chứa tiếng có vần at hoặc ac, có nghĩa như sau :
Mang vật nặng trên vai.
Có cảm giác cần uống nước.
Dòng nước tự nhiên từ trên cao đổ xuống thấp.
Tập lốm vốn
Mang tói lóp tranh, ảnh về một cảnh đẹp ở nước ta (ảnh chụp, bưu ảnh, tranh ảnh cắt từ báo chí,...). Nói những điều em biết về cảnh đẹp ấy theo gọi ý dưới đây :
Tranh (ảnh) vẽ (chụp) cảnh gì ? Cảnh đó ở nơi nào ?
Màu sắc của tranh (ảnh) như thế nào ?
Cảnh trong tranh (ảnh) có gì đẹp ?
Cảnh trong tranh (ảnh) gợi cho em những suy nghĩ gì ?
Viết nhũng điều nói trên thành một đoạn văn từ 5 đến 7 câu.
Phan Thiết