Tuần 30. Bác Hồ

  • Tuần 30. Bác Hồ trang 1
  • Tuần 30. Bác Hồ trang 2
  • Tuần 30. Bác Hồ trang 3
  • Tuần 30. Bác Hồ trang 4
  • Tuần 30. Bác Hồ trang 5
Tập đọc
AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG
Trả lời :
Bác Hồ đi thăm phòng ngu, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa ở trong trại nhi đồng.
Trả lời :
Bác Hồ hỏi các em học sinh chơi có vui không ? ãn có no không ? có bị các cô mắng phạt không ?
Trả lời : Một em đề nghị Bác chỉ chia kẹo cho các bạn ngoan.
Trả lời :
Bạn Tộ không dám nhận kẹo Bác chia vì em tự thấy mình chưa ngoan, không vâng lời cô.
Tại sao Bác khen bạn Tộ ngoan ?
Trả lời : Bác khen bạn Tộ ngoan vì Tộ đã biết nhận lỗi.
C3? KỂ CHUYỆN
Lời kể lại từng đoạn câu chuyện Ai ngoan sẽ được thưởng :
Tranh (T) : Bác Hồ đến thăm trại nhi đồng. Các cháu ùa ra vây
quanh Bác. Mắt Bác sáng, da Bác hồng hào. Bác dắt tay các cháu cùng đi thăm các nơi ăn, ngủ, nhà bếp, nhà tắm trong trại.
Tranh (2) : Khi trở lại phòng họp, Bác tươi cười hỏi các em xem chơi có vui không, ăn có no không, có bị các cô mắng phạt không.
Nghe các cháu trả lời : Vui lắm ạ ! No ạ ! Không (bị phạt) ạ ! Bác khen:	Thế thì tót lắm !". Rồi Bác lấy kẹo ra chia cho các cháu.
Một cháu giơ tay xin nói :
Thua Bác, ai ngoan thì được ăn kẹo, ai không ngoan thì không được ăn kẹo.
Tất cả các cháu đều đồng ý như vậy.
Tranh (3) : Khi Bác chia kẹo, đến lượt Tộ, Tộ không nhận và thưa với Bác :
Thưa bác, hôm nay cháu không vâng lời cô. Cháu chưa ngoan nên không được ăn kẹo của Bác.
Bác cười trìu mến :
Cháu biết nhận lỗi, thế là ngoan lắm ! Cháu vẫn được phần kẹo như các bạn khác.
Tộ vui sướng nhận phần kẹo Bác cho.
Kể lại toàn bộ câu chuyện :
Các em ráp các phần trên lại là có thể kể toàn bộ câu chuyện một cách hoàn chỉnh.
Lời kể lại đoạn cuối câu chuyện theo lời của bạn Tộ :
Lời kể : Khi Bác Hồ đưa kẹo cho tôi, tôi không dám nhận mà khoanh tay thưa với Bác rằng :
Thưa Bác, hôm nay cháu không vâng lời cô. Cháu chưa ngoan nên không được ăn kẹo của Bác.
Bác âu yếm nhìn tôi và tươi cười nói :
Cháu biết nhận lỗi, thế là ngoan lắm ! Cháu vẫn được phần kẹo như các bạn khác.
Nghe Bác nói vậy, tôi vô cùng vui sướng. Tôi đưa tay ra vừa nhận phần kẹo Bác chia cho vừa khe khẽ nói lời cảm ơn Bác Hồ.
CHÍNH TẢ
Nghe - viết : Ai ngoan sẽ dược thưởng (từ Một buổi sáng đến da Bác hồng hào.)
- Trả lời câu hỏi :
Tên riêng trong bài chính tả : Bác Hồ.
Chữ trong ngoặc đơn được chọn để điền vào chỗ trông :
{chúc, trúc) {chở, trở)
(bệt, bệch) {cliết, chếch)
cây trúc, chúc mừng trở lại, che chở ngồi bệt, trắng bệch chênh
Tập đọc
XEM TRUYỀN HÌNH
Trả lời :
Chú La mời mọi người đến nhà mình để xem truyền hình.
Trả lời :
Tốì hôm ấy, mọi người được xem chương trình nói về xã Hoa Ban tổ chức lễ kỉ niệm sinh nhật Bác và phát động trồng 1000 gốc thông phủ kín đồi trọc. Mọi người được nhìn thấy cảnh núi Hồng, thấy hình ảnh của chú La. Sau đó mọi người còn xem phim.
Những chương trình trên ti vi hằng ngày mà em thích :
Hằng ngày, em thích các chương trình dành riêng cho thiếu nhi như ca nhạc thiếu nhi, phim hoạt hình, phim múa rối, kể chuyện cổ tích.
«3P LUYỆN Từ VÀ CÂU
Các từ ngữ cần tìm :
Những từ ngữ nói lên tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi : thương yêu, quan tâm, hết lòng chăm sóc,...
Những từ ngữ nói lên tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ : yêu kính, biết ơn.
Đặt câu với mỗi từ ở bài tập 1 :
Đặt câu :
Bác Hồ râ't thương yêu các cháu thiếu nhi.
Bác Hồ luôn quan tâm tới việc học hành của các cháu.
Bác Hồ hết lòng chăm sóc thiếu nhi vì các cháu chính là tương lai của đất nước.
Các cháu thiếu nhi cũng rất yêu kính Bác Hồ.
Nhiều cháu tỏ rõ lòng biết en đôi với Bác bằng cách học hành thật giỏi.
Lời ghi hoạt động của thiếu nhi kỉ niệm ngày sinh của Bác Hồ trong mỗi tranh :
Tranh (T) : Sáng ngày 19 tháng năm, các cháu thiếu nhi xếp hàng vào lăng viếng Bác.
Tranh (2) : Các cháu làm lễ dấng hoa trước tượng đài Bác Hồ.
Tranh (3) : Các cháu làm theo lời Bác : trồng cây cho đất nước thêm tươi đẹp.
TẬP ĐỌC
CHÁU NHỚ BÁC HÓ
Trả lời : Bạn nhỏ trong bài thơ quê ở Thừa Thiên - Huế.
Trả lời :
Bạn phải cất thầm ảnh Bác vì quê bạn còn đang bị bọn Mĩ - ngụy tạm thời chiếm đóng.
Qua tám dòng thơ đầu, hình ảnh của Bác đã hiện lên thật đẹp :
Hình Bác in nổi bật trên màu cờ với chòm râu dài, với nước da hồng hào, với mái đầu bạc phơ, với đôi mắt vừa hiền từ vừa sáng như sao. Hai câu cuối của đoạn này còn cho em thấy tình thương yêu sâu sắc của Bác đối với thiếu nhi cả nước.
Các chi tiết sau đây nói lên tình cảm kính yêu Bác Hồ của bạn
nhỏ
Hằng đêm, bạn nhỏ vẫn bâng khuâng giở tấm hình Bác mà bạn đã-cât giàu để ngắm nghía. Bạn nhỏ nhìn vào đôi mắt sáng, nhìn chòm râu, nhìn vầng trán rộng, nhìn mái đầu bạc phơ của Bác mà thây lòng ngẩn ngơ. Em ôm hôn ảnh Bác mà tưởng như đang được Bác ôm hôn mình.
CHÍNH TẢ
Nghe - viết : Cháu nhớ Bác Hồ (từ Đêm đêm ... đến Bác hôn.)
- Trả lời câu hỏi :
+ Trong bài chính tả các từ Đêm, Giở, Nhìn, Càng, Ôm phải viết hoa vì đó là các từ đứng ở đầu các dòng thơ. Ngoài ra từ Bác cũng phải viết hoa để tỏ lòng kính trọng.
+ Chữ Cháu và chữ Bác Hồ trong đầu bài cũng phải viết hoa.
+ Nếu viết cả tên tác giả chữ Thanh Hải cũng phải viết hoa.
Điền vào chỗ trống :
ch hay tr ? chàm sóc, một trăm, va chạm, trạm y tế
êt hay êch ? ngày Tết, dấu vết, chênh ỉệch, dệt vải
Đặt câu nhanh :
Các câu chứa tiếng bắt đầu bằng ch hoặc tr:
Vườn nhà em có một cây chanh rất sai quả.
Con chó Vện nhà bạn Nga thật tinh khôn.
Mẹ trải chiếu ra sân ngồi hóng gió, ngắm trăng.
Nam viết chữ thật đẹp.
Cô giáo chủ nhiệm rất quan tâm tới chúng em.
Con chim chích choè đậu trên cành t”e cao.
Cô gái khua đôi guốc mới chí cha chí chát trên đường phôi
Chúng em vui rước đèn trong đêm trung thu.
Cây trúc có nhiều đốt dài và thẳng.
Vào cuối mùa đông, những cành bàng trong sân trường đã rụng hết lá.
Muôn trồng trọt tốt thì phải làm đất kĩ và siêng năng chàm bón.
Ba em trộn xi măng với cát để xây tường.
Những bông hoa lục bình màu tím trôi trên sông.
Toàn trèo lên cây cao, bị ngã gẫy chân.
b) Các câu chứa tiếng có vần ết hoặc ếch:
Các bạn nhỏ, ai cũng thích Tét.
Hùng lười biếng nên kết. quả học tập rất kém.
Ngọc tết tóc thành một đuôi sam ở phía sau.
Bác Tư làm việc suốt ngày không than mệt.
Bà em thường hay nhác đến câu : "Cái nết đánh chết cái đẹp".
(ech)
Anh chàng say rượu nằm bệch giữa đường.
Cái áo nâu của bà đã bạc phếch vì mưa, vì nắng.
Không đưực ăn mặc lôi thỏi lếch thếch mà đi ra phô'.
Ánh trăng chênh chếch chiếu vào nhà qua khung cửa sổ.
Nói năng thiếu nhã nhặn dễ làm mếch lòng người khác.
TẬP LÀM VĂN
Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi : (ịua suôi
Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ đi đâu ?
Trả lời : Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ đi công tác.
Có chuyện gì xảy ra với anh chiến sĩ ?
Trả lời : Khi di qua một con suối, một chiến sì bảo vệ sẩy chân bị ngã.
Khi biết hòn đá bị kênh, Bác bảo anh chiến sĩ làm gì ?
Trả lời : Khi biết hòn đá bị kênh, Bác bảo anh chiến sĩ : "Cần phải kê lại để người khác qua suối không bị ngã nữa."
Qua câu chuyện Qua suôi nói lên điều gì ở Bác Hồ ?
Trá lời : Câu chuyện Qua suô'i nói lên rằng : làm việc gì, dù lớn hay nhỏ, Bác cũng rút kinh nghiệm để lần sau không mắc sai sót. Bác là người luôn luôn nghĩ tới người khác.
Câu trả lời cho câu hỏi d trong bài tập 1 cần viết :
Khi làm bất cứ việc gì, Bác IIỒ cũng lưu ý rút kinh nghiệm để lần sau có thế tránh được những sai sót đã mắc phải. Bác Hồ là người luôn quan tâm đến người khác. Đó là điều mà càu chuyện Qua suối muô'n nói với chúng ta.