Tuần 31. Bác Hồ

  • Tuần 31. Bác Hồ trang 1
  • Tuần 31. Bác Hồ trang 2
  • Tuần 31. Bác Hồ trang 3
  • Tuần 31. Bác Hồ trang 4
  • Tuần 31. Bác Hồ trang 5
Tuần 31
& TẬP ĐỌC
CHIẾC RỄ ĐA TRÒN
Trả lời :
Thấy chiếc rễ đa tròn nằm trên mặt đất, Bác bảo chú cần vụ cuốn nó lại rồi trồng cho nó mọc tiếp.
Bác hướng dẫn chú cần vụ trồng chiếc rễ đa như sau :
Bác hướng dẫn chú cần vụ cuốn chiếc rễ thành một vòng tròn rồi buộc nó tựa vào hai cái cọc, sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất.
Trả lời :
Nhiều năm sau, chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa có vòng lá tròn.
Điều các bạn nhỏ thích làm bên cây đa :
Các bạn nhỏ được vào chơi trong vườn Bác đều thích chơi trò chui qua chui lại vòng lá ấy.
Câu cần nói :
Bác Hồ đã dành rất nhiều tình cảm thương yêu cho các cháu thiếu nhi.
Đô'i với mỗi vật xung quanh, Bác cũng luôn quan tâm bảo vệ.
Cữ’ KỂ CHUYỆN
Cần sắp xếp lại trật tự các tranh theo đúng diễn biến trong câu chuyện Chiếc rễ đa tròn như sau :
Tranh ®-Tranh (Ị)-Tranh ®
Lời kể lại từng đoạn câu chuyện :
Đoạn 1 : Một buổi sáng sớm, nhân lúc đi dạo trong vườn, Bác Hồ nhìn thấy một chiếc rễ đa dài nằm ngoằn ngoèo trên mặt đất. Bác bảo chú bảo vệ hãy cuốn rễ lại rồi trồng cho mọc tiếp.
Đoạn 2 : Nhìn chú bảo vệ trồng chiếc rễ đa, Bác bảo chú phải cuộn rễ thành một vòng tròn, buộc nó tựa vào hai cái cọc rồi mới vùi hai đầu rễ xuỗhg đất.
Khi chú bảo vệ hỏi Bác làm thế để làm gì, bác chỉ khẽ cười :
- Rồi chú sẽ biết.
Đoạn 3 : về sau, chiếc rễ đã lớn lên thành một cây đa có vòng lá tròn. Các cháu thiếu nhi được vào thăm vườn Bác thường rất thích chơi trò chui qua chui lại vòng lá ấy. Lúc đó mọi người mới hiểu được vì sao lúc trước Bác lại cho trồng như thế.
Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Các em ráp ba phần trên lại sẽ có một câu chuyện kể hoàn chỉnh, ra- 
CHÍNH TẢ
Nghe - viết : Việt Nam có Bác
- Trả lời :
Trong bài chính tả có từ Việt Nam là tên riêng của nước ta, Trường Sơn là tên riêng của một dãy núi lớn ở nước ta. (Ngoài rá tên tác giả cũng là tên riêng).
Điền vào ô trông :
THĂM NHÀ BÁC
Anh dắt em vào cõi Bác xưa Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa Có hồ nước lặng sôi tăm cá Có bưởi cam thơm mát bóng dừa.
Có rào râm bụt đỏ hoa quê Như cổng ngày xưa Bác trở về Có bốn mùa rau tươi tốt lá Như những ngày cháo bẹ măng tre.
Nhà gác đơn sơ một góc vườn Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn Giường mây chiếu cói, đơn chăn gối Tủ nhỏ, vừa treo mấy áo sờn.
(Tố Hữu)
Điền tiếng thích hợp vào chỗ trông :
rời hay dời ? Tàu rời ga.
Sơn Tinh dời từng dãy núi đá. giữ hay dữ ? Hổ là loài thú dữ.
Bộ đội canh giữ biển trời.
lã hay lả ?	Con cò bay lả bay la.
Không uống nước lã. võ hay vỏ ? Anh trai em tập võ.
vỏ cây sung xù xì.
ra TẶP ĐỌC
CÂY VÀ HOA BÊN LĂNG BÁC
Các loài cây được trồng phía trước lăng Bác :
Cây vạn tuế, cây dầu nước, cây hoa ban.
Tên những loài hoa nổi tiếng ở khắp miền đất nước được trồng quanh lăng Bác :
Quanh lăng Bác, có các loài hoa nổi tiếng ở khắp các miền đất nước được trồng. Đó là hoa đào Sơn La, hoa sứ đỏ Nam Bộ, hoa dạ hương, hoa nhài, hoa mộc, hoa ngâu.
Câu văn sau cho thấy cây và hoa cũng mang tình cảm của con người đối với Bác :
"Cây và hoa của non sông gấm vóc đang dâng niềm tôn kính thiêng liêng theo đoàn người vào lăng viếng Bác."
ra- LUYỆN Từ VÀ CÂU
Từ ngữ trong ngoặc đơn được chọn để điền vào chỗ trống :
Bác Hồ sông rất giản dị. Bữa cơm của Bác đạm bạc như bữa cơm của mọi người dân. Bác thích hoa huệ, loài hoa trắng tinh khiết. Nhà Bác ở là một ngôi nhà sàn khuất trong vườn Phủ Chủ Tịch. Đường vào nhà trồng hai hàng râm bụt, hàng cây gợi nhớ hình ảnh miền Trung quê Bác. Sau giờ làm việc, Bác thường tự tay chăm sóc cây, cho cá ăn.
(nhà sàn, râm bụt, đạm bạc, tinh khiết, tự tay).
Các từ ngữ ca ngợi Bác Hồ :
Sáng suốt, giản dị, tiết kiệm, yêu nước, thương dân, vĩ đại.
Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống trong đoạn văn như sau :
TÔN TRỌNG LUẬT LỆ CHUNG
Một hôm, Bác Hồ đến thăm một ngôi chùa. Lệ thường, ai vào chùa cũng phải bỏ dép. Nhưng vị sư cả mời Bác cứ đi cả dép vào. Bác không đồng ý. Đên thềm chùa, Bác cởi dép để ngoài như mọi người, xong mới bước vào.
TẶP ĐỌC
BẢO VỆ NHƯ THẾ LÀ RẤT TốT
Trả lời :
Anh Nha được giao nhiệm vụ bảo vệ nơi ở của Bác Hồ.
Trả lời :
Anh Nha hỏi giấy tờ của Bác Hồ vì anh mới tới đơn vị, chưa biết mặt Bác Hồ.
S 3. Trả lời :
Bác Hồ khen anh Nha làm nhiệm vụ bảo vệ như thế là rất tốt
Trả lời :
Em thích nhất chi tiết Bác khen ngợi anh Nha vì chi tiết này cho thấy Bác Hồ đã rất quý trọng người chiến sĩ có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
ra-CHÍNH TẢ
Nghe - viết : Cây và hoa bên lăng Bác (từ Sau lăng ... đên toả hương ngào ngạt.)
- Trả lời :
Tìm các tên riêng trong bài chính tả là : Sơn La, Nam Bộ.
Các từ :
Bắt đầu bằng r, d hoặc gi, có nghĩa như sau :
Chất lỏng, dùng để thắp đèn, chạy máy,...
Cất, giữ kín, không cho ai thấy hoặc biết.
(Quả, lá) rơi xuống đất.
+ Các từ cần tìm : dầu; giấu; rụng
Có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa như sau :
Cây nhỏ, thân mềm, làm thức ăn cho trầu, bò, ngựa.
Dập nhẹ vào vật cứng cho kêu.
Vật dùng để quét nhà.
+ Các tù cần tìm : cỏ; gõ; chổi.
1ST TẬP LÀM VĂN
Lời đáp của em trong những trường hựp :
Lời đáp của em khi được cha mẹ khen :
Thưa cha mẹ, không có gì đâu ạ, đó là việc con phải làm mà !
Lời đáp của em trước các bạn :
Cảm ơn các bạn đã có lời khen, nhưng bộ quần áo của mình chỉ la hàng may sẵn, giá rẻ thôi mà.
Lời đáp của em trước cụ già ?
Thưa cụ, cháu chỉ làm một việc nhỏ thôi mà.
Trả lời câu hỏi :
Anh Bác được treo trên tấm bảng đen, chính giữa bức tường trước mặt học sinh.
Ảnh Bác thật là đẹp. Tóc Bác bạc trắng, vầng trán rộng. Đôi mắt sáng ngời. Chòm râu dài phơ phất và nước da thật hồng hào.
Nhìn ảnh Bác, em muôn hứa với Bác là sẽ luôn luôn chăm ngoan, học tập thật tốt.
Đoạn văn viết về ảnh Bác Hồ :
Trong lớp em, nhà trường đã cho treo một tấm ảnh Bác Hồ. Ảnh Bác được treo một cách trân trọng trên tấm bảng đen, ngay chính giữa bức tường trước mặt chúng em. Ảnh Bác thật là đẹp với mái tóc bạc phơ, với vầng trán rộng, với đôi mắt sáng ngời, với chòm râu dài phơ phất và nước da thật hồng hào. Hằng ngày, nhìn lên ảnh Bác, chúng em thấy Bác luôn nhìn chúng em và như muôn nói với chúng em : "Các cháu là tương lai của đất nước, các cháu phải chăm ngoan và học hành thật giỏi !" Chúng em thầm đáp lại lời của Bác : "Thưa Bác ! Chúng cháu xin làm theo lời Bác dạy !"