Giải Địa Lí 7 - Bài 24: Hoạt động kinh tế của con người ở vùng núi

  • Bài 24: Hoạt động kinh tế của con người ở vùng núi trang 1
  • Bài 24: Hoạt động kinh tế của con người ở vùng núi trang 2
bai 24. HOẠT ĐỘNG KINH ĩế CỦR CON NGƯỜI ở VÙNG NÚI
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI LÝ THUYỀT
Quan sát các anh SGK trang 77 kết hợp với sự hiếu biết của ban thân, kế tên một số hoạt động kinh tế cổ truyền ở vùng núi.
Trả lời
Một sô' hoạt động kinh tế cổ truyền ở vùng núi: trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất hàng thủ công, khai thác và chế biến lâm sản.
Tại sao phát triển giao thông và điện lực là những việc cần làm trưâc đê' biến đổi bộ mặt cửa các vùng núi?
Trả lời
Phái triển giao thông và điện lực là những việc cần làm trước để biến đổi bộ mặt của các vùng núi, vì:
Khi giao thông phát triển, hình thành các tuyến đường ô tô, đường sắt, đường hầm xuyên núi... giúp cho việc trao đổi hàng hoá, đi lại thuận lợi hơn, giảm bớt sự cách trở giữa vùng núi với vùng đồng bằng và vùng ven biển.
Khi các vùng núi được cung cấp điện sẽ đẩy mạnh quá trình khai thác tài nguyền khoáng sản, hình thành các khu công nghiệp và khu dân cư mới...
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TÂP
Cho biết một số hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc ở vùng núi. Tại sao các hoạt động kinh tế này lại đa dạng và không giông nhau giữa các địa phương, các châu lục?
Trả lời
Một sô hoạt động kinh tê cổ truyền của các dân tộc ở vùng núi: trồng trọt, chăn nuôi, khai thác và chố biến lâm sản, ngành nghề thủ công gia truyền...
Các hoạt động kinh tế này đa dạng và không giống nhau giữa các địa phương, các châu lục vì phù hợp với môi trường vùng núi và lập quán dân lộc...
Sự phát triển kinh tế của các vùng núi đã đặt ra những vấn đề gì về môi trường?
Trả lời
Khi phát triển kinh tế ở vùng núi cần lưu ý các vấn đề về môi trường: chống phá rừng, chống xói mòn đâì, chống săn bắt động vật quý hiếm, chống gây ô nhiễm các nguồn nước dầu nguồn, bảo vệ thiên nhiên đa dạng, bảo tồn bản sắc văn hoá của các dân lộc vùng núi....
II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Khoanh tròn câu trả lời dúng nhất:
Hoạt động kinh tố cổ truyền của các dân lộc ít người ở vùng núi không phải là
A. trồng trọt, chăn nuôi.	B. sản xuất hàng thủ công.
c. khai thác, chế biến lâm sản.	D. du lịch và nghỉ dương.
Bộ mặt nhiều vùng núi thố giới biến đổi nhanh chóng, nhờ
phát triển giáo dục, văn hoá, y tế.
đẩy mạnh quá trình cơ giới hoá sản xuât.
c. phát triển giao thông, điện lực.
D. có nguồn lao dộng dồi dào, trình độ cao.
Đáp án
1Đ
2C