SGK GDCD 10 - Bài 1 - Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng

  • Bài 1 - Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng trang 1
  • Bài 1 - Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng trang 2
  • Bài 1 - Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng trang 3
  • Bài 1 - Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng trang 4
  • Bài 1 - Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng trang 5
  • Bài 1 - Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng trang 6
  • Bài 1 - Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng trang 7
  • Bài 1 - Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng trang 8
Bail
THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT
VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN BIỆN CHỨNG
- MỞ ĐẦU BÀI HỌC
Trong hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức, chúng ta cần có thế giới quan khoa học và phương pháp luận khoa học hướng dẫn. Triết học là môn học trực tiếp cung cấp cho chúng ta những tri thức ấy. c. Mác cho rằng : "Không có Triết học thì không thể tiến lên phía trước." Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, Lịch sử triết học - Triết học Mác, NXB Sự thật, Hà Nội, 1962, tr.28.
Bài học này giúp chúng ta :
Hiểu được vai trò thế giới quan, phương pháp luận của Triết học.
Hiểu được nội dung cơ bản của thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng.
Vận dụng được kiến thức trên đây để xem xét, lí giải một số sự vật, hiện tượng, quá trình thông thường trong quá trình học tập và cuộc sống hằng ngày.
- NỘI DUNG BÀI HỌC
Thế giới quan và phương pháp luận
Vai trò thếgiói quan, phương pháp luận của Triết học
Để nhận thức và cải tạo thế giới, nhân loại đã xây dựng nên nhiều môn khoa học, Triết học là một trong những môn khoa học ấy. Tuy có mối quan hệ hữu cơ với nhau, nhưng Triết học và các môn khoa học cụ thể như Toán học, Vật lí học... đều có đối tượng nghiên cứu riêng.
Mỗi môn khoa học cụ thể chỉ đi sâu nghiên cứu một bộ phận, một lĩnh vực riêng biệt nào đó của thế giới, còn Triết học nghiên cứu những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất của thế giới. Triết học là hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất vê thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó.
Ví dụ :
Hoá học nghiên 'cứu sụ cấu tạo, tính chốt, sụ biến đổi của các chất,
-Sủ học nghiên cứu lịch sủ của xã hội loài nguôi nói chung, hoặc nghiên cúu lịch sủ của một quốc gia, một dân tộc nói riêng.
Triết học nghiên cứu mối quan hệ giũa vật chốt và ý thức, giữa tồn tại xã hội và ý thúc xã 'hội, giũa lí luận và thục tiễn, nghiên cứu các quy luật chung nhốt về sụ vận động và phát triển của sụ vật và hiện tuợng.
’ » •
'Em hãy cho biết (Tối tượng nghiên cứu của các môn Toán học, Ngữ văn...
Dọ đối tượng nghiên cứu của Triết học là những quy luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động và phát triển của giới tự nhiên, đời sống xã hội và lĩnh vực tư duy nên Triết học có vai trò là thế giới quan, phương pháp luận chung cho mọi hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người.
Thê giói quan duy vật và thê giới quan duy tâm
Thế nào là thế giới quan ?
Theo cách hiểu thông thường, thế giới quan là quan niệm của con người về thế giới. Những quan niệm này luôn luôn phát triển biểu hiện sự hiểu biết ngày càng sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về thế giới xung quanh, từ thế giới quan thần thoại đến thế giới quan Triết học.
Thế giới quan củá người nguyên thuỷ được thể hiện trong các truyện thần thoại có sự hoà quyện giữa các yếu tố cảm xúc vặ lí trí, lí trí và tín ngưỡng, hiện thực và tưởng tượng, cái thực và cái ảo, thần và người...
Dựa vào tri thức của các ngành khoa học cụ thể, Triết học diễn tả thế giới quan của con người dưới dạng một hệ thống các phạm trù, quy luật chung nhất, cắt nghĩa về mặt lí luận các hiện tượng xung quanh, tạo niềm tin và định hướng cho con người trong hoạt động.
Vì vậy, ta có thể hiểu thế giới quan là toàn hộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống.
Bất luận thế giới quan nào đều phải quan tâm giải quyết các câu hỏi : Thê' giới quanh ta là gì, có thực hay chỉ là ảo ảnh, thế giới có bắt đầu và kết thúc không ? Con người có nguồn gốc từ đâu và con người có nhận thức được thế giới xung quanh không ?... Những câu hỏi đó đều có liên quan đến mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tư duy và tồn tại... Đó là vấn đề cơ bản của các hệ thống thế giới quan, cũng chính là vấn đề cơ bản của Triết học.
"Vấn dề cơ bởn lớn của mọi Triết học, đặc biệt là của Triết học hiện đại, là vấn dề quan hệ giữa tư duy và tồn tại."(1)
Nội dung vấn đề cơ bản của Triết học gồm hai mặt. Mặt thứ nhất trả lời câu hỏi : Giữa vật chất (tồn tại, tự nhiên) và ý thức (tư duy, tinh thần), cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào ? Mặt thứ hai trả lời câu hỏi : Con người có thể nhận thức được thế giới khách quan hay không ?
Tuỳ cách trả lời mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học trên đây mà các hệ thống thế giới quan được xem là duy vật (chủ nghĩa duy vật) hay duy tâm (chủ nghĩa duy tâm).
— Thế giới quan duy vật cho rằng, giữa vật chất và ỷ thức thì vật chất là cái có trước, cái quyết đinh ỷ thức. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập đối với ý thức của con người, không do ai sáng tạo ra và không ai có thể tiêu diệt được. (1) c. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.21, tr.403.
Ví dụ :
Ta-lét (Ó24 - 547 trước Công nguyên) cho rằng nước là bân nguyên của mọi cái đang tồn tại; Đê-mô-crít (460 - 370 trước Công nguyên) cho rằng nguyên tủ (hạt vật chốt không thể phân chia được) và chân không là hai nhân tố tạo nên mọi vật v.v...
- Thế giới quan duy tâm cho rằng, ỷ thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên.
Tì sao quan niệm sau day của ọ. (Béc-cơ-[i (1658 — 1755), nhà ‘Triết học người Jdnh, Tược coi [à thuộc thê'giói quan duy tâm : "Tổn tại Cà cái dược cẩm giác", (Thông có sự vật nằm ngoài cảm giác; (Mọi sự vật chỉ tồn tại trong chừng mực người ta cảm giác dược nó.)
Thực tế khẳng định rằng, thế giới quan duy vật có vai trò tích cực trong việc phát triển khoa học, nâng cao vai trò của con người đối với giới tự nhiên và sự tiến bộ xã hội. Ngược lại, thế giới quan duy tâm thường là chỗ dựa về lí luận cho các lực lượng xã hội lỗi thời, kìm hãm sự phát triển xã hội.
Phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình
Thế nào là phương pháp và phương pháp luận ?
Thuật ngữ "phương pháp" bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp là methodos, có nghĩa chung nhất là cách thức đạt tới mục đích đặt ra. Trong quá trình phát triển của khoa học, những cách thức này dần dần được xây dựng thành hệ thống (thành học thuyết) chặt chẽ về phương pháp gọi là phương pháp luận.
Vì vậy, phương pháp luận là học thuyết về phương pháp nhận thức khoa học và cải tạo thế giới (bao gồm một hệ thống các quan điểm chỉ đạo việc tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp cụ thể).
Căn cứ vào phạm vi ứng dụng, có phương pháp luận riêng thích hợp cho từng môn khoa học (phương pháp luận toán học, phương pháp luận sử học...), có phương pháp luận chung thích hợp cho nhiều môn khoa học (phương pháp luận khoa học xã hội, phương pháp luận khoa học tự nhiên...). Phương pháp luận chung nhất, bao quát các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy - đó là phương pháp luận Triết học.
Trong lịch sử Triết học, có hai phương pháp luận cơ bản đối lập nhau là phương pháp luận biện chứng (còn gọi là phép biện chứng) và phương pháp luận siêu hình (còn gọi là phép siêu hình).
Phương pháp luận biện chứng : Xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng, trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng.
Em hãy chỉ ra yếu tố hiện chứng trong câu nói nổi tiêhg dãcới đây của ECê-ra-cíít (nhà Triết học cổ ấại ECi Lạp) : "Không ai tắm hai hần trên cùng một dòng sông".
Phương pháp luận siêu hình : Xem xét sự vật, hiện tượng một cách phiến diện, chỉ thấy chúng tồn tại trong trạng thái cô lập, không vận động, không phát triển, áp dụng một cách máy móc đặc tính của sự vật này vào sự vật khác.
Ví dụ :
T. Hốp-xơ (1588 - 1679), nhà Triết học người Anh, là một nhà Vật lí học. Do không nâm dược đặc tính riêng của giới hữu cơ, ông dã cho rồng, cơ thể con ngưòi giống như các bộ phận của một cỗ máy (các bộ phận của con người giống như các bộ phận của một chiếc đồng hồ cơ học), tim là lò xo, dây thần kinh là sợi chỉ, khớp xương là bánh xe làm cho cơ thể chuyển động.
Phương pháp luân biện chứng và phương pháp luận siêu hình đều là kết quả của quá trình con người nhận thức thế giới khách quan. Do hạn chế của nó, phương pháp luận siêu hình không thể đáp ứng được những yêu cầu mới của nhận thức khoa học và hoạt động thực tiễn.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng - sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng
Trước khi Triết học Mác ra đời, do hạn chế của điều kiện lịch sử, nhận thức khoa học và lập trường giai cấp, nhiều nhà triết học, kể cả các bậc tiền bối của c. Mác như Phoi-ơ-bắc, Hê-ghen... chưa đạt được sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng. Thường là, họ có được thế giới quan duy vật, nhưng không vận dụng được thế giới quan ấy để xây dựng phép biện chứng. Hoặc là, họ có được những tư tưởng biện chứng, nhưng lại đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy tâm.
Ví dụ :
L. Phoi-ơ-bắc (1804- 1872), nhà Triết học người Đúc, về thế giói quan, ông là nhà duy vật kiệt xuất khi chúng minh rằng, bân chất thế giói là vật chất, giới tụ nhiên tồn tạl ngoài con ngưòi, không phụ thuộc vào ý thúc con ngưòi, giới tụ nhiên không do ai sáng tạo ra và không ai có thể tiêu diệt đưạc. Nhưng, về phương pháp luận, ông là nhà siêu hình khi tuyệt đối hoá mặt sinh học của con ngưòi, mà không thấy mặt xã hội của con nguôi.
G. Hê-ghen (1770- 1831), nhà Triết học ngưòi Đúc, về phương pháp luận, ông là nhà biện chứng lỗi lạc khi trình bày toàn bộ giới tụ nhiên, lịch sủ và tư duy dưồi dạng một quá trình vận động và phát triển không ngùng. Nhưng, về thế giới quan, ông lại là nhà duy tâm khi khảng định ràng, khởi nguyên của thế giói là một "ý niệm tuyệt đối" thần bí nào đó. Bải vậy, phép biện chứng của ông lờ phép biện chúng duy tâm (phép biện chứng của ý niệm tuyệt đối, có trước giói tụ nhiên, thể hiện thành giới tự nhiên).
Trong Triết học Mác, thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng thống nhất hữu cơ với nhau. Thế giới vật chất là cái có trước, phép biện chứng phản ánh nó là cái có sau ; Thế giới vật chất luôn luôn vận động và phát triển theo những quy luật khách quan. Những quy luật này được con người nhận thức và xây dựng thành phương pháp luận. Thê' giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng gắn bó với nhau, không tách rời nhau.
Sự thống nhất này đòi hỏi chúng ta trong từng vấn đề, từng trường hợp cụ thể :
Vê' thế giới quan : Phải xem xét chúng với quan điểm duy vật biện chứng.
về phương pháp luận : Phải xem xét chúng với quan điểm biện chứng duy vật.
Ill	- Tư LIỆU THAM KHẢO
Truyện thần thoại Thần Trụ trời^ : Ban đầu, vũ trụ là một cõi hỗn độn, mù mịt, tối tăm, lạnh lẽo. Từ cõi hỗn độn ấy, Thần Trụ trời xuất hiện, ông lấy đầu đội trời lên cao và dùng chân đạp đất xuống thấp. Đất - Trời đã được phân cách, nhưng chưa xa nhau, ông lại đào đất đá xây trụ chống trời lên cao mãi, Khi trời đã cao, đất đã thật rộng, ông mới phá cột trụ đi, trời tròn như cái bát úp, đất phẳng như cái mâm vuông. Những nơi thần lấy đất xây trụ thì mặt đất lõm xuống thành đầm hồ, sông biển. Những nơi đất đá văng ra khi cột trụ bị phá thì mặt đất nhấp nhô thành núi, thành gò. Chỗ giáp ranh giữa Trời và Đất được gọi là chân trời.
Truyện ngụ ngôn Thầy hói xem voi^ :
Nhân buổi ế khách, nãm ông thầy bói ngồi chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó thế nào. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, nãm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi đứng lại để cùng xem. Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi.
Đoạn năm thầy ngồi bàn tán với nhau.
Thầy sờ vòi bảo :
Tưởng con voi nó như thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa.
Thầy sờ ngà bảo :
Không phải ! Nó chần chẫn như cái đòn càn.
Thầy sờ tai bảo :
Đâu có ! Nó bè bè như cái quạt thóc.
Thầy sờ chân cãi :
Ai bảo ! Nó sừng sững như cái cột đình.
Theo Kho tàng thần thoại Việt Nam, NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 1995.
Theo sách Ngữ văn 6 tập một, NXB Giáo dục, 2003, tr.101.
Thầy sờ đuôi lại nói :
- Các thầy nói không đúng cả. Chính nó tun tủn như cái chổi sể cùn.
Năm thầy, thầy nào cũng cho là mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau toác đầu, chảy máu.
- CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Hãy phân tích sự khác nhau về đối tượng nghiên cứu giữa Triết học với các môn khoa học cụ thể, cho ví dụ.
Ở các ví dụ sau, ví dụ nào thuộc kiến thức khoa học cụ thể, ví dụ nào thuộc kiến thức Triết học ? Vì sao ?
Bình phương của cạnh huyền bằng tổng bình phương của hai cạnh góc vuông.
Mọi sự vật và hiện tượng đều có quan hệ nhân quả.
Ngày 3-2-1930 là ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ớ đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh.
Dựa vào cơ sở nào để phân chia các hệ thống thế giới quan trong Triết học ?
Phân tích các yếu tố duy vật, duy tâm về thế giới quan trong truyện và câu dẫn sau :
Truyện thần thoại Thần Trụ trời.
"Sống chết có mệnh, giàu sang do trời". (Khổng Tử)
Hãy nêu ý kiến của mình về các yếu tố biện chứng, siêu hình về phương pháp luận trong truyện, các câu tục ngữ và thành ngữ sau :
Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi.
Tục ngữ, thành ngữ : Rút dây động rừng, Tre già măng mọc, Môi hở răng lạnh, Nước chảy đá mòn.