SGK GDCD 10 - Bài 2 - Thế giới vật chất tồn tại khách quan

  • Bài 2 - Thế giới vật chất tồn tại khách quan trang 1
  • Bài 2 - Thế giới vật chất tồn tại khách quan trang 2
  • Bài 2 - Thế giới vật chất tồn tại khách quan trang 3
  • Bài 2 - Thế giới vật chất tồn tại khách quan trang 4
  • Bài 2 - Thế giới vật chất tồn tại khách quan trang 5
  • Bài 2 - Thế giới vật chất tồn tại khách quan trang 6
  • Bài 2 - Thế giới vật chất tồn tại khách quan trang 7
Bài 2
THẾ GIỚI VẬT CHẤT TỔN TẠI KHÁCH QUAN
- MỞ ĐẦU BÀI HỌC
Thế giới vật chất là vô cùng vô tận, gồm vô vàn sự vật, hiện tượng tồn tại dưới những dạng khác nhau : có các thiên thể rất lớn nhưng lại có những nguyên tử, các hạt cơ bản rất bé ; có dạng ở thể rắn, có dạng ở thể lỏng, thể hơi; có giới vô sinh, có giới hữu sinh ; có động vật bậc thấp, có động vật bậc cao ; có những cái có sẵn trong tự nhiên, lại có những cái do con người tạo ra... Song, các sự vật, hiện tượng của thế giới vật chất dù có muôn hình, muôn vẻ đến thế nào đi nữa, thì chúng đều là những sự vật, hiện tượng có thật như nó vốn tồn tại, không phụ thuộc vào cảm giác, ý thức của con người và con người có thể nhận thức được chúng.
Bài học này giúp ta :
Hiểu được giới tự nhiên tồn tại khách quan.
Biết được con người và xã hội loài người là sản phẩm của giới tự nhiên, con người có khả năng nhận thức và cải tạo giới tự nhiên.
Tin tưởng vào khả năng nhận thức và cải tạo thế giới của con người, phê phán những quan niệm duy tâm, thần bí về nguồn gốc của con người.
- NỘI DUNG BÀI HỌC
Giới tự nhiên tồn tại khách quan
Theo nghĩa rộng, toàn bộ thế giới vật chất là giới tự nhiên. Theo nghĩa này, con người và xã hội loài người là một bộ phận của giới tự nhiên ấy.
Em hãy dọc và suy nghĩ về các tháng tin sau:
— Có nhiều quan niệm hhác nhau về sự ra đòi và tổn tại của giới tự nhiên:
+ Các nhà Triết học duy tâm, tôn giáo cho rằng, giới tự nhiên [à do thần [inh, thượng dê'sáng tạo ra.
9	, r '	' r	r	r
+ Các nhà Triết học duy vật [ại [hang dinh : Qiới tự nhiên [à cái san có, [à nguyên nhân tồn tại, phát triêh của chính nó.
- dư năm 1828, các nhà hhoa học dã chứng minh : Các chất hữu cơ u-rê có thể tổng hợp dược tù các chất vô cơ. (Điều dó dã nối thô ng nhịp cầu hiên het chất vô cơ và hữu cơ, cũng có nghĩa [à 6ác hỗ các thuyết về sự thần hí trong các chất hữu cơ.
Hiện nay, tuy còn nhiều tranh luận về nguồn gốc của sự sống, nhưng những công trình khoa học về nhân chủng, địa chất, vũ trụ... đã chứng minh giới tự nhiên là tự có, phát triển tuần tự từ vô cơ đền hữu cơ, từ giới tự nhiên chưa có sự sống đến giới tự nhiên có sự sống, từ động vật bậc thấp đến động vật bậc cao. Thông qua chọn lọc tự nhiên, chọn lọc nhân tạo trong một quá trình phát triển lâu dài, giới tự nhiên mới dần dần đa dạng, phong phú như hiện nay.
Ý thức của con người (thông qua hoạt động) tuy có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của giới tự nhiên, song sự tồn tại và phát triển của giới tự nhiên vẫn luôn tuân theo những quy luật riêng của chúng, con người không thể quyết định hoặc thay đổi những quy luật đó theo ý muốn chủ quan của mình.
Ví dụ :
Bằng khoa học - kĩ thuật, con người có thể tác động vào giới tụ nhiên như tạo ra mưa nhân tạo hoặc làm tan con mưa. Song, dó chỉ là sụ tác dộng dựa trên việc nốm bắt và vận dụng các quy luật của giới tụ nhiên mà không thể thay đổi được các quy luật đó.
Như vậy, giới tự nhiên là tất cả những gì tự có, không phải do ỷ thức của con người hoặc một lực lượng thần bí nào tạo ra. Mọi sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên đều có quá trình hình thành khách quan, vận động và phát triển theo những quy luật vốn có của nó.
Xã hội là một bộ phận đặc thù của giới tự nhiên
Con người là sản phẩm của gioi tự nhiên
Em hãy nhớ tại những [iêh thức về Lịch sử, Sinh học ấã học ấể tìm hiểu xem con người ấã có quá trình tiến hoá như thếnào.
Khi còn hiểu biết quá ít về giới tự nhiên và về bản thân mình, loài người đã có những quan niệm huyền hoặc về nguồn gốc của mình.
Ví dụ :
Trong truyện thần thoại Trung Quốc, bò Nữ Oa đã dùng bùn vàng nặn ra con người và thổi vào đó sụ sống.
Ngày nay, nhiều kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy : Loài người có nguồn gốc từ động vật và là kết quả phát triển lâu dài của giới tự nhiên. Chúng ta đã biết, tất cả các quy luật, các yếu tố sinh học đặc trưng cho động vật có vú vẫn chi phối hoạt động của cơ thể người. Nhưng con người không sống theo bản năng, thích nghi một cách thụ động với giới tự nhiên mà con người biết sử dụng tự nhiên theo cáẹh của mình, như biết trồng trọt, chăn nuôi, nấu chín thức ăn, đun nước sôi để uống... Điểm khác biệt đó là do lao động và hoạt động xã hội của con người tạo nên.
Kế thừa quan điểm của các nhà duy vật đi trước và kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học, Triết học Mác - Lê-nin khẳng định : Con người không phải được tạo ra bởi sức mạnh thần bí nào, mà "Bản thân con người là sản phẩm của giới tự nhiên, con người tồn tại trong môi trường tự nhiên và cùng phát triển với môi trường tự nhiên" (Ph. Ăng-ghen).
Xã hội là oản phẩm của giới tự nhiên
(Bàn về nguồn gốc của xã hội, có một sô'quan điểm sau :
— Than [inh quyết ấinh mọi sự hiên đổi của xã hội.
— Con người và xã Hội [oài người [à sản phẩm của quá trình phát triển giới tự nhiên.
Em hãy cho biết ý hịêh của mình về các quan diêm trên dây.
. Sự ra đời của con người và xã hội loài người là một quá trình tiến hoá lâu dài. Kết cấu quần thể của loài vượn cổ chính là tiền đề tự nhiên hình thành xã hội loài người. Khi loài vượn cổ tiến hoá thành người-, cũng đồng thời hình thành nên các mối quan hệ xã hội tạo nên xã hội loài người. Điều đó cho thấy, xã hội là kết quả phát triển tất yếu, lâu dài của giới tự nhiên.
Xã hội loài người từ khi ra đời đến nay đã tuần tự phát triển từ thấp đến cao tuân theo quy luật khách quan. Mọi sự biến đổi của xã hội là do hoạt động của con người, chứ không phải do một thế lực thần bí nào tạo ra.
Có con người mới có xã hội, mà con người là sản phẩm của giới tự nhiên, cho nên, xã hội cũng là sản phẩm của giới tự nhiên, nhưng ỉà một hộ phận đặc thù của giới tự nhiên. Bởi lẽ, xã hội là hình thức tổ chức cao nhất của giới tự nhiên, có cơ cấu mang tính lịch sử riêng, có những quy luật riêng như : quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, quy luật đấu tranh giai cấp... Những quy luật này hình thành trên cư sở hoạt động có ý thức của con người.
Con người có the nhận thức, cải tạo thếgiới khách quan
- Con người có thể nhận thức được thế giới khách quan.
(Bàn về [hả năng nhận thức thế giói của con người, có một sô' ý hịêh sau:
— (Đa-vít Jdi-ưm (1711 - 1776), nhà diết học dinh, vả những người theo thuyết dhông thể f)iê't cho rằng : Con người [hông thế nhận thức dược thế giới [hách quan.
— Lút-vích (phoi-ơ-hắc [ại [hắng dinh : Con người có hfiẩ năng nhận thức dược giới tự nhiên, một người thì [hông nhận thức dược hoàn toàn giới tự nhiên, nhưng toàn hộ [oải người thông qua các thê' [lệ thì có thể nhận thức dược.
Em có nhận xệt gì [hi dọc cấc ý hịêh trên ?
Tuy có những ý kiến khác nhau về khả năng nhận thức của con người nhưng đa số các nhà Triết học (trong đó có cả một số nhà Triết học duy tâm) đều cho rằng : Con người có khỏ năng nhận thức được thê'giới khách quan.
Nhờ các giác quan, nhờ hoạt động của bộ não, con người hoàn toàn có khả năng nhận, thức được thế giới khách quan. Khả năng nhận thức của con người ngày càng tăng lên. Nếu trước đây, cứ 100 năm tri thức của nhân loại mới tầng lên hai lần, thì riêng thập kỉ 90 (thế kỉ XX), tri thức của nhân loại đã tăng gấp hai lần. Hiện nay, trong thế giới vật chất, còn nhiều điều con người chưa biết, nhưng với khát vọng và ý chí vươn lên làm.chủ thê' giới, tất cả các sự vật, hiện tượng dù kì lạ đến đâu, chắc chắn sẽ dần dần được con người nhận thức.
- Con người có thể cải tạo thế giới khách quan.
Tíãy hể những hoạt chông tác đọng cảo giới tự nhiên của con người mà em biết.
— Trong những hoạt chộng đó, hoạt íộng nào có ích cho con người và tự nhiên ?
—Thoạt ấộng nào gây hại cho con người và tự nhiên ?
Từ khi xuất hiện đến nay, con người không ngừng tác động vào giới tự nhiên, cải tạo giới tự nhiên theo hướng có lợi cho mình như đắp đê chống lũ lụt, đắp đập ngăn sông để tạo hồ thuỷ lợi, thuỷ điện, thụ phấn nhân tạo cho cây trồng... Với những tiến bộ của khoa học - kĩ thuật như hiện nay, khả năng sáng tạo của con người ngày càng lớn. Con người còn có thể sáng tạo ra nhiều hợp chất hoá học mới, nhiều loại cây trồng, vật nuôi mới, thậm chí còn sáng tạo ra "người máy thông minh"... Tuy nhiên, cần phải thấy rằng, nếu không có các nguyên tố hoá học, các nhiễm sắc thể vốn có, cùng hàng loạt các quy luật hoá học, biến đổi gen... thì các phát minh kia cũng không thể thực hiện được.
Con người không thể tạo ra giới tự nhiên, nhưng có thể cải tạo giới tự nhiên trên cơ sở tuân theo những quy luật vận động khách quan vốn có của nó. Ngược lại, làm trái các quy luật khách quan, con người sẽ phải hứng chịu những hậu quả khôn lường.
Cùng với việc cải tạo giới tự nhiên, với khả năng và nỗ lực của mình, con người còn không ngừng cải tạo xã hội. Nhờ đó, xã hội loài người đã không ngừng phát triển.
Thực tế cho thấy, muốn cải tạo được tự nhiên và xã hội, con người phải nhận thức và vận dụng đúng các quy luật khách quan.
- TƯ LIỆU THAM KHẢO
Truyện đọc
VĨ SAO Ô-XTRÂY-LIA PHẢI NHẬP BỌ HUNG CỦA TRUNG QUỐC ? Theo Vì sao bảo vệ môi trường, NXB Khoa học - Kĩ thuật, Hà Nội, 1999, tr.l 10 - 111.
Các bạn chớ coi thường loài bọ hung đen xì, xấu xí chẳng có tài cán gì đặc biệt. Ay vậy mà bọ hung được cử đi "công tác" nước ngoài đấy. Năm 1978, chính phủ Ô-xtrây-lia đề nghị nhập khẩu bọ hung của Trung Quốc và sau đó từng đàn bọ hung Trung Quốc đã cưỡi máy bay phản lực vượt biển đi làm "chuyên gia" ở Ô-xtrây-lia. -
Vì sao ô-xtrây-lia lại nhập bọ hung ? Nguyên do là trên các đồng cỏ ở Ô-xtrây-lia nuôi rất nhiều bò. Bò ăn cỏ đến đâu là thải phân đến đó, phân bò hầu như phủ kín cả đồng cỏ. Nhiều bãi cỏ đã bị huỷ hoại vì pt 'n bò.
Vừa đến Ô-xtrây-lia, đàn bọ hung Trung Quốc không kịp nghỉ ngơi lao ngay vào công việc, chúng dũi và vê các bãi phân bò thành từng viên tròn to hơn chúng rồi đẩy tới nơi thích hợp đào lỗ chôn các viên phân bò đó. Bọ hung cái đẻ trứng vào các viên phân và bắt đầu chu kì sinh con đẻ cái. Cứ như vậy đàn bọ hung đã nhanh chóng dọn sạch lớp phân bò trên từng cánh đồng cỏ, cứu sống đồng cỏ khỏi bị thối nát vì phân bò, đóng góp tích cực cho ngành chăn nuôi Ô-xtrây-lia.
Chắc các bạn sẽ đặt câu hỏi, Ô-xtrây-lia nuôi nhiều bò như vậy mà đâì nước họ không có bọ hung ?
Lời giải đáp là : Từ thời xa xưa, châu Đại Dương nối liền với châu Á và châu Âu. Chỉ cách đây 100 triệu năm, do vận động của vỏ Trái Đất, châu Đại Dương mới tách ra và trôi dạt tới vị trí hiện nay của Ô-xtrây-lia. Khi đó trên Trái Đất mới chỉ có thú mỏ vịt và chuột túi là những động vật bậc thấp. Sau khi châu Đại Dương tách ra, động vật tiếp tục tiến hoá theo quy luật của chúng và phát triển thành động vật có vú, tiêu biểu là loài chuột túi. Trong sự cân bằng sinh thái khi đó tất nhiên là có các côn trùng và
vi sinh vật làm nhiệm vụ phân huỷ phân của chuột túi. Nhưng về sau này, khi con người đưa bò, ngựa, cừu... từ châu Á và châu Âu sang nuôi ở châu Đại Dương, đã không đưa theo các sinh vật chuyên phân huỷ phân bò, ngựa, cừu... như bọ hung và một số sinh vật khác. Trong khi đó, các côn trùng và vi sinh vật ở Ô-xtrây-lia lại "từ chối" khòng ăn phân bò, ngựa, cừu... Hậu quả là phân gia súc tràn ngập các đồng cỏ và cuối cùng người ta phải mời đón loài bọ hung có hình dáng xấu xí đến Ô-xtrây-lia dọn vệ sinh các đồng cỏ. Quy luật khách quan của tự nhiên là như vậy đó. Trong toàn bộ hệ thống mắt xích của quy luật này, chỉ cần thiếu một mắt xích nhỏ sẽ gây những hậu quả không thể coi thường.
Đặc thù : có tính chất riêng biệt, làm cho khác với các sự vật khác cùng loại/
Tổng thể: tập hợp nhiều sự vật có quan hệ chặt chẽ với nhau làm thành một thể thống nhất trong một hệ thống các mối quan hệ xã hội/	Theo Hoàng Phê (Chủ biên), Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học - NXB Giáo dục, Hà Nội, 1994, tr.283.
 	Theo Hoàng Phê (Chủ biên), Sđd, tr.980.
18	2 - 3DCD 10 ■ B
- CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Bằng kiến thức đã học và thực tế cuộc sống, em hãy chứng minh một vài sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên tồn tại khách quan.
Em hãy giải thích quan điểm : Con người và xã hội loài người là sản phẩm của giới tự nhiên.
Theo em, việc làm nào là đúng, việc làm nào là sai trong các câu sau ? Vì sao ?
Trồng cây chắn gió, cát trên bờ biển ;
Lấp hết ao, hồ để xây dựng nhà ở ;
Thả động vật hoang dã về rừng ;
Đổ hoá chất độc hại xuống hố đất sâu và lấp đi ; đ) Trồng rừng đầu nguồn.
Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết : Con người có thể hạn chế tác hại của lũ lụt không ? Bằng cách nào ?