SGK GDCD 10 - Bài 9 - Con người là chủ thể của lịch sử và là mục tiêu phát triển của xã hội

  • Bài 9 - Con người là chủ thể của lịch sử và là mục tiêu phát triển của xã hội trang 1
  • Bài 9 - Con người là chủ thể của lịch sử và là mục tiêu phát triển của xã hội trang 2
  • Bài 9 - Con người là chủ thể của lịch sử và là mục tiêu phát triển của xã hội trang 3
  • Bài 9 - Con người là chủ thể của lịch sử và là mục tiêu phát triển của xã hội trang 4
  • Bài 9 - Con người là chủ thể của lịch sử và là mục tiêu phát triển của xã hội trang 5
  • Bài 9 - Con người là chủ thể của lịch sử và là mục tiêu phát triển của xã hội trang 6
  • Bài 9 - Con người là chủ thể của lịch sử và là mục tiêu phát triển của xã hội trang 7
  • Bài 9 - Con người là chủ thể của lịch sử và là mục tiêu phát triển của xã hội trang 8
Bài 9
CON NGƯỜI LÀ CHỦ THỂ CỦA LỊCH sử
VÀ LÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIEN của xã hội
- MỞ ĐẦU BÀI HỌC
Khác với lịch sử phát triển của tự nhiên, lịch sử xã hội loài người được tạo nên và phát triển bởi các hoạt động có ý thức của con người.
Bài học này sẽ giúp chúng ta :
Biết con người là chủ thể của lịch sử, sáng tạo ra lịch sử.
Hiểu được con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội.
Chứng minh được mọi giá trị vật chất và tinh thần của xã hội là do con người tạo ra.
Tích cực tham gia các hoạt động vì sự tiến bộ và phát triển của quê hương, đất nước, nhân loại.
- NỘI DUNG BÀI HỌC
Khi nghiên cứu về quá trình phát triển của lịch sử, các nhà Triết học duy tâm, tôn giáo thường cho rằng thần thánh, thượng đế đã tạo ra và quyết định sự phát triển của lịch sử loài người.
Dựa trên kết quả nghiên cứu của khảo cổ học và nhiều ngành khoa học khác, Triết học duy vật biện chứng khẳng định : Con người là chủ thể của lịch sử.
Vậy, vì sao nói con người là chủ thể của lịch sử ? Là chủ thể của lịch sử, con người cần được nhà nước và xã hội quap tâm như thế nào ?
Con người là chủ thể của lịch sử
Vai trò chủ thể lịch sử của con người được thể hiện ở những điểm sau :
Con người tự sáng tạo ra lịch sử của mình
Dựa vào kiến tíiức Sink kọc, Lịck sử em kãy cko 6iết : Việc ckếtạo ra công cụ Cao ấộng có vai trò nkư tké'nào trong quá trỉnk ckuyển koá vượn cổtkànk người ?
Lịch sử loài người được hình thành khi con người biết chế tạo ra công cụ lao động. Nhờ có công cụ lao động, việc ăn, ở... của người tối cổ không còn hoàn toàn lệ thuộc vào tự nhiên. Từ đó, con người tự tách mình ra khỏi thế giới loài vật, chuyển sang thế giới loài người và lịch sử xã hội cũng bắt đầu.
Coh người là chủ thể sáng tạo nên cấc giá trị vật chát và tinh thần cua xa hội
- Để tồn tại và phát triển, con người cần có cái ăn, cái mặc, nhà ở và các phương tiện sinh hoạt khác. Do đó, con người phải lao động, tạo ra của cải vật chất để nuôi sống xã hội.
Với ý nghĩa đó, c. Mác nói rằng : Hành động lịch sử đầu tiên của con người là sản xuất ra tư liệu cần thiết cho đời sống. Xã hội sẽ tiêu vong nếu người ta ngừng lao động sản xuất.
Sản xuất ra của cải vật chất là đặc trưng riêng chỉ có ỏ' con người. Đó là quá trình lao động có mục đích và không ngừng sáng tạo của con người. Quá trình này không chỉ tạo ra của cải vật chất đảm bảo cho sự tồn tại của xã hội, mà còn thúc đẩy trình độ phát triển của xã hội.
Con người còn sáng tạo ra các giá trị tinh thần của xã hội. Đời sống sinh hoạt hằng ngày và kinh nghiệm trong lao động sản xuất, trong đấu tranh với tự nhiên và đấu tranh xã hội... của con người là nguồn đề tài vô tận cho các phát minh khoa học và cảm hứng sáng tạo của văn học, nghệ thuật. Và cũng chính con người là tác giả của các cổng trình khoa học, các tác phẩm văn học, nghệ thuật...
Ví dụ :
Cuộc sống, tâm hồn và hoạt dộng sáng tạo của con người Việt Nam đã tạo nên những kiệt tác dưọc UNESCO công nhận là di sân văn hoá phi vật thể của thế giới như Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên, Nhã nhạc cung đình Huế.
Con người lầ động lực của các cuộc cách mạng xã hội
Nhu cầu về một cuộc sống tốt đẹp hơn là động lực thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để cải tạo xã hội. Biểu hiện cụ thể là các cuộc đấu tranh giai cấp, mà đỉnh cao là các cuộc cách mạng xã hội. Các cuộc cách mạng xã hội thay thế quan hệ sản xuất đã lỗi thời bằng quan hệ sản xuất mới tiến bộ hơn. Quan hệ sản xuất mới ra đời kéo theo sự xuất hiện của phương thức sản xuất mới. Mỗi khi phương thức sản xuất thay đổi nó sẽ thúc đẩy sự biến đổi về mọi mặt của đời sống xã hội.
Lịch sứ yã hội tử xã Hội cộng sản nguyên thuỳ ấến nay, trước Hết, [à [ịch sư phát triển và thay thếhẫn nhau của các phương thức sẩn xuất.
Những điều nêu trên chứng tỏ rằng, lịch sử phát triển của xã hội khác với lịch sử phát triển của tự nhiên. Nếu như sự phát triển của tự nhiên diễn ra một cách tự động không gắn liền với ý thức của con người thì lịch sử phát triển của xã hội là lịch sử của con người hoạt động theo mục đích của mình.
Con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội
— Em mong muốn dược sống trong một yã Hội như thế nào ?
— Hãy Hể những nhu cầu quan trọng của hản thân mà em mong ước gia dinh và yã Hội đem [ại cho em.
a) Vì õao nói con người là mục tiêu của 5ự phát triển xã hội ?
Con người là chủ thể của lịch sử cho nên sự phát triển của xã hội phải là vì con người, thoả mãn những nhu cầu vật chất, tinh thần của con người.
Ngay từ thời còn mông muội vừa thoát khỏi thế giới động vật, loài người đã luôn cháy bỏng hoài bão được sống tự do, hạnh phúc và luôn đấu tranh để hoài bão đó trở thành hiện thực.
C-Ttác coi Hình tượng (Prâ-mê-tê (trong thần thoại Hi Lạp) [ấy cắp [ủa của Trời cho [oài người hà hình tượng tuyệt đẹp vê' [hát vọng tự do, ý chí hất HỊiuất của con người. EÍ2 hình tượng Dăm Săn (trong "Trường ca Dăm Săn" của dân tộc T-dê ồ Tây Nguyên) cũng [à [lình tượng tuyệt vời về ý chí Hiên cường, [òng dũng cảm và Hhát vọng vượt qua mọi ràng huộc của tự nhiên, yậ hội dể vươn tới cuộc sống tự do, hạnh phúc.
Khi xã hội phân chia thành giai cấp thì sự phát triển xã hội lại dẫn tới áp bức, bất công, mất bình đẳng ; tự do của một số ít người đã hạn chế, tước đoạt tự do, hạnh phúc của số đông người trong xã hội. Cho nên, loài người không ngừng đấu tranh để chống lại sự áp bức, bất công đó.
Xã hội ngày càng vãn minh, nhưng trong mỗi bước tiến của nền văn minh vẫn chứa đựng những yếu tố, những khuynh hướng đi ngược lại lợi ích chung của loài người, nhiều thành tựu khoa học - kĩ thuật bị lợi dụng, gây hại cho con người như môi trường bị ô nhiễm, nạn thất nghiệp, khủng bố, chiến tranh... Vì vậy, nhân loại phải đấu tranh để mọi thành tựu của khoa học - kĩ thuật không chống lại con người, để vãn minh gắn với nhân đạo, trở thành điều kiện nâng cao hơn nữa hạnh phúc của con người, đem lại sự phồn vinh cho mọi quốc gia, dân tộc.
Con người là chủ thể của lịch sử nên con người cần phải được tôn trọng, cần phải được đảm bảo các quyền chính đáng của mình, phải là mục tiêu phát triển của xã hội.
b) Chủ nghĩa xã hội vói sự phát triển toàn diện của con người
Chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn đang còn cơ sở để tồn tại và phát triển. Nhưng theo quy luật tiến hoá của lịch sử, tương lai sẽ thuộc về một xã hội tốt đẹp hơn. Đó là một xã hội không có tình trạng áp bức, bóc lột ; một xã hội thống nhất giữa văn minh với nhân đạo ; một xã hội mà trong đó mọi người có cuộc sống tự do, hạnh phúc. Xã hội ấy chỉ có thể là xã hội xã hội chủ nghĩa.
Xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống tự do, hạnh phúc, mọi người có điều kiện phát triển toàn diện là mục tiêu cao cả của chủ nghĩa xã hội.
Chủ tịch Jdổ chí Minh chã tùng nói : "'Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột hậc, [à [àm sao cho nước ta dược hoàn toàn dộc [ộp, dân ta dược hoàn toàn tự do, dồng hào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng dược học hành".( )
Chủ nghĩa xã hội đã phải trải qua bước phát triển quanh co, đầy thử thách của lịch sử, nhưng đang vững bước đi lên và đạt nhiều kết quả trong mục tiêu vì sự phát triển toàn diện con người.
Nước ta là một nước nghèo đang trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tuy vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng con người, coi con người là mục tiêu phát triển của xã hội. Vì vậy, mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đều vì sự phát triển toàn diện của con người, nhằm xây dựng đất nước theo mục tiêu : Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và vãn minh.
- TƯ LIỆU THAM KHẢO
Chủ thể: con người với tư cách là một sinh vật có ý thức, có ý chí trong quan hệ đối lập với thế giới bên ngoài, gọi là khách thể. 	Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd. t.12, tr.517.
 	Hoàng Phê (Chủ biên), Sđd, tr.197.
Cách mạng xã hội :
Theo nghĩa rộng : Cách mạng xã hội là sự biến đổi cãn bản về chất trong toàn bộ lĩnh vực của đời sống xã hội ; là phương thức chuyển từ hình thái kinh tế - xã hội lỗi thời lên một hình thái xã hội cao hơn.
Theo nghĩa hẹp : Cách mạng xã hội là việc lật đổ một chế độ xã hội đã lỗi thời, thiết lập nên một chế độ xã hội tiến bộ hơn.
Truyện đọc
AN-PHỜ-RÉT NÔ-BEN - MỘT NHÀ KHOA HỌC vì CON NGƯỜI Theo Vũ Bội Tuyền, Truyện kể về những nhà hoá học nổi tiêhg thế giới, NXB Thanh niên, tái bản năm 2005.
A. Nô-ben (1833 - 1896) là nhà khoa học người Thuỵ Điển. Thuở nhỏ, Nô-ben được cha hết sức chăm sóc, dạy dỗ. Cha của Nô-ben là một nhà chế tạo thuốc nổ. Lúc đó, thuốc nổ có công dụng và độ an toàn chưa cao. Một lần, đang xem điều chế thuốc nổ, Nô-ben tròn xoe mắt hỏi cha :
Cha ơi, thuốc nổ là thứ đáng sợ vì nó có thể gây thương vong cho con người, vì sao cần phải chế tạo nó ạ ?
Người cha xoa đầu con, trả lời :
Nó có thể dùng trong khai mỏ, làm đường sá và trong nhiều ngành công nghiệp con ạ.
Cha Nô-ben còn kể cho con nghe nhiều câu chuyện phát minh của các nhà khoa học thời cổ đại, nhằm khơi gợi ở con những suy nghĩ, tìm tòi và hoài bão cống hiến vì loài người. Từ đó, Nô-ben ấp ủ ước mơ nghiên cứu loại thuốc nổ có công dụng và độ an toàn cao nên rất cố gắng học tập.
Không may, năm 1856, xí nghiệp của cha Nô-ben bị phá sản. Hoàn cảnh éo le, gian nan không làm Nô-ben nản chí phấn đấu. Dần dần, Nô-ben đã xây dựng được nhà máy thực nghiệm sản xuất thuốc nổ. Nhưng bất ngờ, ngày 2 tháng 9 năm 1864, tai nạn thuốc nổ xảy ra đã thiêu huỷ sạch nhà máy. Khó khăn liên tiếp ập đến nhưng Nô-ben vẫn kiên trì mục tiêu nghiên cứu của mình.
Năm 1867, Nô-ben đã chê' tạo được thuốc nổ Ni-trô-gli-xê-rin dẻo giúp con người tăng thêm khả năng chinh phục thiên nhiên. Không dừng lại ở đó, ông lại tiếp tục nghiên cứu về thuốc nổ. Tháng 2 nãm 1888, Nô-ben đã tìm ra loại thuốc nổ hỗn hợp không khói có nhiều ưu điểm hơn thuốc nổ Ni-trô-gli-xê-rin dẻo. Với hai phát minh về thuốc nổ và nhiều phát minh khoa học thuộc các lĩnh vực khoa học khác, Nô-ben đã có nhiều cống hiến cho sự phát triển của loài người. Mặc dù giàu có nhưng Nô-ben sống rất giản dị. Trước khi qua đời ba năm, Nô-ben lập một bản di chúc đưa toàn bộ tài sản của mình vào ngân hàng. Mỗi năm rút lặi suất làm giải thưởng cho những người có cống hiến xuất sắc trong các lĩnh vực văn học, vật lí, hoá học, sinh học, y học và lập giải thưởng cho người có cống hiến to lớn cho sự nghiệp hoà bình thế giới. Giải thưởng Nô-ben ra đời.
Tháng 10 nãm 1896, con người kiệt xuất trong lịch sử hoá học cận đại đã kết thúc cuộc đời phấn đấu của mình. Nhưng tinh thần cống hiến vì loài người cũng như giải thưởng Nô-ben sẽ mãi mãi còn lưu truyền đến các thế hệ mai sau.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói : "Quần chúng là những người sáng tạo, công nông là người sáng tạo. Nhưng, quần chúng không phải chỉ sáng tạo ra những của cải vật chất cho xã hội. Quần chúng còn là người sáng tác nữa... Những câu tục ngữ, những câu vè, ca dao rất hay là những sáng tác của quần chúng. Các sáng tác ấy rất hay mà lại ngắn, chứ không "trường thiên đại hải", "dây cà ra dây muống"... Những sáng tác ấy là những hòn ngọc quý." Hồ Chí Minh : Toàn tập, Sđd, 2000, t.9, tr.250.
- CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Em hãy cho biết : Vì sao nói con người là chủ thể của lịch sử ?
Hãng-ri Đuy-năng (1828 - 1910) là nhà nghiên cứu văn học người Thuỵ Sĩ. Năm 31 tuổi, ông được chứng kiến cảnh khoảng 40 ngàn người vừa chết, vừa bị thương nằm la liệt khắp nơi trong cuộc chiến đấu giữa quân đội Pháp - I-ta-li-a, ở Xôn-phê-ri-ô (I-ta-li-a), ông đã đến những xóm làng gần đó tổ chức những đội cứu thương. Bất chấp nguy hiểm, Đuy-năng đã cùng nhiều người khác băng bó cho người bị thương và đưa họ đến nơi an toàn.
Ba năm sau, ông đã viết cuốn Kỉ niệm về Xôn-phê-ri-ô để lên án chiến tranh, kêu gọi thành lập một tổ chức quốc tế giúp đỡ những người bị thương. ít lâu sau, một hội nghị quốc tế họp ở Giơ-ne-vơ (Thuỵ Sĩ) đã tán thành sáng kiến của Đuy-nãng và Hội Chữ thập đỏ quốc tế được ra đời. Hỏi:
Vận dụng kiến thức đã học về con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội, hãy cho biết nhận xét của em về thông tin trên.
Em có thể học tập được điều gì ở Đuy-năng ?
Hãy điều tra thực tế ở địa phương em về việc thực hiện một số chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta vì mục tiêu phát triển toàn diện con người (ví dụ : Việc thực hiện chính sách định canh, định cư ; chính sách xoá đói giảm nghèo ; chính sách đối với người tàn tật, cô đơn ; chính sách đối với giáo dục...). Sau đó, viết một báo cáo thu hoạch ngắn về cuộc điều tra đó.
Trong cuộc sống hằng ngày, có một số người lười lao động nhưng lại -thường xuyên cầu khấn thần linh phù hộ cho họ có nhiều tiền, sống sung sướng.
Dựa vào kiến thức con người là chủ thể của lịch sử, em có thể nói với họ điều gì ?