SGK GDCD 10 - Bài 3 - Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất

  • Bài 3 - Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất trang 1
  • Bài 3 - Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất trang 2
  • Bài 3 - Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất trang 3
  • Bài 3 - Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất trang 4
  • Bài 3 - Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất trang 5
Bài 3
sự VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIEN
CỦA THÊ' GIỚI VẬT CHẤT
- MÔ ĐẦU BÀI HỌC
Thế giới vật chất biểu hiện sự tồn tại của mình bằng vận động. Phát triển là khuynh hướng tất yếu của quá trình vận động của sự vật và hiện tượng.
Học bài này, chúng ta cần :
Hiểu được thế nào là vận động, giải thích được vận động là phương thức tồn tại của các sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan.
Hiểu được thế nào là phát triển, giải thích được phát triển là khuynh hướng tất yếu của quá trình vận động của sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan.
Xem xét sự vật và hiện tượng trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng, tránh các quan niệm cứng nhắc, thái độ thành kiến, bảo thủ trong cuộc sống.
- NỘI DUNG BÀI HỌC
Thế giới vật chất luôn luôn vận động
Thê nằo là vận động ?
'Em Hãy quan sát xung quaníì và cíio biết có sự vật và Hiện tượng nào HHiông vận động Hfiông ? Nếu nHư có người nói "Con tàu tHì vận đọng, níiưng đường tàu tHì HHông", ý Hiến em tHếnào ?
Quan sát các sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan, ta thấy chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau, luôn luôn biến đổi, chuyển hoá từ cái này thành cái khác.
Có những biến đổi, chuyển hoá ta có thể trực tiếp quan sát được như chiếc xe đang rời bến, người nông dân đang cày cấy, gieo hạt v.v... Nhưng cũng có những biến đổi, chuyển hoá ta không thể trực tiếp quan sát được như sự biến đổi của các hạt cơ bản, của từ trường, của sóng điện từ v.v... Tất cả những biến đổi, chuyển hoá đó là khách quan, gắn liền với các dạng cụ thể của thế giới vật chất.
Khái quát những hiện tượng trên đây, Triết học Mác - Lê-nin cho rằng : Vận động là mọi sự biến đổi (biến hoá) nói chung của các sự vật và hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội.
vận động là phương thức tồn tại của thế giói vật chát
Chúng ta biết rằng :
— Trái (Đất chỉ tồn tại hhi tự quay quanh trục của nó và quay rụng quanh IMặt Trời.
— Sự sống chỉ tổn tại hfii có trao đối chất vói môi trường hên ngoài.
Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng luôn luôn vận động. Bằng vận động và thông qua vận động mà sự vật, hiện tượng tồn tại và thể hiện đặc tính của mình. Bởi vậy, vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của các sự vật và hiện tượng.
Cấc hình thức vận động cơ bản của thế giói vật chất
Thế giới vật, chất rất phong phú và đa dạng, vì vậy, hình thức vận động của nó cũng rất phong phú và đa dạng. Triết học Mác - Lê-nin khái quát thành năm hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất từ thấp đến cao như sau :
Vận động cơ học : sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian.
Vận động vật lí : sự vận động của các phân tử, các hạt cơ bản, các quá trình nhiệt, điện v.v...
Vận động hoá học : quá trình hoá hợp và phân giải các chất.
Vận động sinh học : sự trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường.
*
-Vận động xã hội : sự biến đổi, thay thề' của các xã hội trong lịch sử.
Các hình thức vận động trên, tuy có những đặc điểm riêng, nhưng giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau và trong những điều kiện nhất định chúng có thể chuyển hoá lẫn nhau.
Nghiên cứu sự vận động và các hình thức vận động của thế giới vật chất, nhắc nhở chúng ta khi xem xét các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên, trong xã hội cần phải xem xét chúng trong trạng thái vận động, không ngừng biến đổi, tránh các quan niệm cứng nhắc bất biến. Ph. Ăng-ghen đã chỉ rõ, đối với một sự vật không vận động thì không có gì để mà nói về nó cả.
Thế giới vật chất luôn luôn phát triển
Thế nào là phát triển ?
Sự vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng có quan hệ mật thiết với nhau. Không có sự vận động thì sẽ không có một sự phát triển nào cả. Song không phải bất kì sự vận động (sự biến hoá) nào cũng là sự phát triển.
Sự vật vận động có thể đi theo nhiều hướng khác nhau : vận động theo chiều hướng tiến lên, vận động theo chiều hướng thụt lùi, vận động theo chiều hướng tuần hoàn, còn phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đêh cao, từ đơn giản đêh phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu.
‘Tíieo em, sự hiêh hoá nào sau ấây được coi [à sự phát triêh:
— Sự hiêh hoá của sinh vật từ đơn hào ấêh ấa hào.
— Sự thoái hoá của một [oài ẩộng vật.
— Nước hi đun nóng hốc thành hơi nước, hơi nước gặp [ạnh ngưng tụ thành nước.
Sự phát triển diễn ra một cách phổ biến ở tất cả các lĩnh vực của tự nhiên, xã hội và tư duy. ,
Giới tự nhiên đã phát triển từ vô cơ đến hữu cơ, từ vật chất chưa có sự sống đến các loài thực vật, động vật. đến con người.
Xã hội loài người đã phát triển từ chế độ công xã nguyên thuỷ, qua các chế độ chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa đến xã hội chủ nghĩa.
Trí tuệ con người cũng đã phát triển không ngừng, từ chỗ người nguyên thuỷ chỉ chế tạo được các công cụ sản xuất bằng đá, ngày nay, con người đã chế tạo ra được các máy móc tinh vi, đưa được các con tàu bay vào vũ trụ v.v...
Phát'triển lầ khuynh hướng tất yếu của thếgiói vật chết
Quá trình phát triển của các sự vật và hiện tượng không diễn ra một cách đơn giản, thẳng tắp, mà diễn ra một cách quanh co, phức tạp, đôi khi có bước thụt lùi tạm thời. Song, khuynh hướng tất yêu của quá trình đó là cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến hộ thay thế cái lạc hậu.
Vận dụng quan diêm trên dây, em hãy phân tích cuộc dấu tranh giải phóng dân tộc của nước ta trong giai doạn tủ năm 1930 dêh năm 1945.
Với quan niệm về phát triển trên đây, chúng ta càng hiểu rằng khi xem xét một sự vật, hiện tượng, hoặc đánh giá một con người, cần phát hiện ra những nét mới, ủng hộ cái tiến bộ, tránh mọi thái độ thành kiến, bảo thủ.
- TƯ LIỆU THAM KHẢO
Vận động : "Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất... bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy." c. Mác và Ph. Ãng-ghen, Toàn tập. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.20, tr.519. 22
Thuộc tính : Đặc tính vốn có của sự vật, nhờ đó sự vật tồn tại và qua đó con người nhận thức được sự vật, phân biệt được sự vật này với sự vật khác.11 ’
- CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Theo quan điểm triết học Mác - Lê-nin, thế nào là vận động ?
Theo quan điểm triết học Mác - Lê-nin, thế nào là phát triển ?
3; Hãy chứng minh rằng, vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất.
Một học .sinh chuyển từ cấp Trung học cơ sở lên cấp Trung học phổ thông có được coi là bước phát triển không ? Vì sao ?
Em hãy nêu một vài ví dụ về sự phát triển trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, đời sống nhân dân... của nước ta hiện nay. Trong mỗi ví dụ ấy, cần nói rõ nội dung sự phát triển là gì.
Hãy sắp xếp các hiện tượng sau đây theo các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất từ thấp đến cao.
Sự dao động của con lắc.
Sự biến đổi của công cụ lao động từ đồ đá đến kim loại.
Ma sát sinh ra nhiệt.
Chim bay.
đ) Sự chuyển hoá của các chất hoá học.
Cây cối ra hoa, kết quả.
Nước bay hơi.
Sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.
Sự thay đổi của các chế độ xã hội từ cộng sản nguyên thuỷ đến nay.
(1) Theo Hoàng Phê (Chủ biên), Sđd, tr.965.