SGK GDCD 10 - Bài 8 - Tồn tại xã hội và ý thức xã hội

  • Bài 8 - Tồn tại xã hội và ý thức xã hội trang 1
  • Bài 8 - Tồn tại xã hội và ý thức xã hội trang 2
  • Bài 8 - Tồn tại xã hội và ý thức xã hội trang 3
  • Bài 8 - Tồn tại xã hội và ý thức xã hội trang 4
  • Bài 8 - Tồn tại xã hội và ý thức xã hội trang 5
  • Bài 8 - Tồn tại xã hội và ý thức xã hội trang 6
  • Bài 8 - Tồn tại xã hội và ý thức xã hội trang 7
  • Bài 8 - Tồn tại xã hội và ý thức xã hội trang 8
  • Bài 8 - Tồn tại xã hội và ý thức xã hội trang 9
Bài 8
TỔN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI
- MỞ ĐẦU BÀI HỌC
Đời sống xã hội gồm hai lĩnh vực là đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Triết học Mác - Lê-nin hiểu đời sống vật chất là tồn tại xã hội, đời sống tinh thần là ý thức xã hội. Đây là sự cụ thể hoá vấn đề cơ bản của Triết học vào đời sống xã hội. Vậy, quan hệ giữa hai lĩnh vực đó như thế nào ?
Bài này nhằm giúp chúng ta :
Hiểu được nội dung các khái niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
Thấy được mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
Trên cơ sở lí luận về tồn tại xã hội và ý thức xã hội, chúng ta cần ủng hộ các chính sách về môi trường và dân số của Nhà nước. Trong cuộc sống, chúng ta không thụ động trước hoàn cảnh khách quan, biết tiếp thu các quan điểm tiến bộ, phê phán các hiện tượng ý thức, tư tưởng lạc hậu, lỗi thời.
- NỘI DUNG BÀI HỌC
Tồn tại xã hội
Các xã hội trong lịch sử, muốn tồn tại và phát triển phải lao động sản xuất làm ra của cải vật chất nuôi sống xã hội. Muốn lao động sản xuất, xã hội phải có một số người nhất định (dân số) mới có nguồn lực lao động, và con người phải gắn với môi trường tự nhiên, vì mọi của cải vật chất đều được khai thác từ tự nhiên. Trong quá trình sản xuất ấy, bao giờ con người cũng phải tiến hành theo một cách thức nào đó (phương thức sản xuất).
Môi trường tự nhiên, dân số và phương thức sản xuất là ba yếu tố không thể thiếu được đối với sự tồn tại của xã hội. Vì vậy, ta có thể phát biểu như sau :
Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, bao gồm môi trường tự nhiên, dân số và phương thức sản xuất. Trong những yếu tố ấy, phương thức sản xuất là yếu tố quyết định, bởi vì trình độ của phương thức sản xuất như thế nào sẽ quyết định sự tác động của con người đến môi trường tự nhiên và quy mô phát triển dân số như thế ấy.
Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên bao gồm những điều kiện địa lí tự nhiên (đất đai, rừng núi, sông ngòi, khí hậu...), của cải trong thiên nhiên (tài nguyên, khoáng sản, thú rừng, hải sản...), những nguồn năng lượng tự nhiên (sức gió, sức nước; ánh sáng mặt trời...).
Môi trường tự nhiên là điều kiện sinh sống tất yếu và thường xuyên của sự tồn tại và phát triển của xã hội. Nó có thể tạo ra những điều kiện thuận lợi hoặc gây ra những khó khăn cho quá trình sản xuất của con người. Thật vậy, những nơi nào có môi trường tự nhiên đa dạng, phong phú thì nơi đó con người gặp thuận lợi trong việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Ngược lại, ở những nơi nào hoàn cảnh địa lí khắc nghiệt thì chẳng những nơi đó khó phát triển ngành nghề, phân công lao động xã hội, mà hao phí trong quá trình sản xuất cũng sẽ tăng lên. Như vậy, môi trường tự nhiên có ảnh hưởng quan trọng đến đời sống của con người và sự tiến bộ của xã hội, nhưng mức ảnh hưởng của nó đến đâu lại tuỳ thuộc vào trình độ vãn hoá, khoa học và kĩ thuật của con người, tuỳ thuộc vào tính chất của các chế độ xã hội.
Sự tác động của con người vào tự nhiên có thể làm cho tự nhiên biến đổi theo hai hướng : Nếu biết tác động vào tự nhiên một cách hợp lí, sẽ làm cho tự nhiên ngày càng phong phú. Ngược lại, nếu chỉ biết khai thác một cách tuỳ tiện, không biết tái tạo giới tự nhiên, sẽ làm cho nó ngày một nghèo nàn, cạn kiệt, sự cân bằng sinh thái bị phá vỡ, gây hiểm hoạ cho cuộc sống của con người.
Trên thê'giới có những nước rất khan hiếm tài nguyên, khoáng sán, nhung (ại có nền kinh tếphát triển, theo em tại sao ?
Dân số
Cùng với môi trường tự nhiên, dân số cũng là điều kiện tất yếu và thường xuyên của sự tồn tại và phát triển của xã hội. Thật vậy, mỗi quốc gia, dân tộc đều cần có một số dân nhất định mới đủ người để lao động sản xuất, bảo vệ đất nước.
Dân số và tốc độ phát triển dân số của mỗi nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển mọi mặt của nước đó. Ở những nước có điều kiện tự nhiên tương tự nhau, nhưng số lượng và chất lượng dân số khác nhau sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến sự phát triển của xã hội.
Tuy nhiên, cũng như vai trò của môi trường tự nhiên, điều kiện dân số không phải là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Theo em, có phải nước nào dân số dông, xã hội sẽ phát triển cao, và ngược hại hay hỊiông ? dại sao ?
Phương thức sản xuất
Trên đây, chúng ta đã phân tích ảnh hưởng của môi trường tự nhiên, dân số đến sự tồn tại và phát triển của xã hội. Nhưng ảnh hưởng của những nhân tố đó như thế nào lại phụ thuộc vào các chế độ xã hội, mà chế độ xã hội lại do phương thức sản xuất quyết định. Vậy, thế nào là phương thức sản xuất ?
Phương thức sản xuất là cách thức con người làm ra của cải vật chất trong những giai đoạn nhất đinh của lịch sử. Mỗi phương thức sản xuất đều có hai bộ phận là lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
- Lực lượng sản xuất
Muốn tiến hành sản xuất phải có tư liệu sản xuất và người lao động. Lực lượng sản xuất là sự thống nhất giữa tư liệu sản xuất và người sử dụng tư liệu ấy để sản xuất ra của cải vật chất.
Tư liệu sản xuất gồm có tư liệu lao động và đối tượng lao động.
+ Tư liệu lao động : gồm công cụ lao động như máy móc và các phương tiện vật chất khác như nhà kho, sân bãi, đường sá... Trong tư liệu lao động, công cụ lao động là quan trọng nhất, vì công cụ lao động ngày càng tinh vi, hiện đại, tạo ra năng suất lao động ngày càng cao, sản phẩm lao động càng dồi dào. Công cụ lao động là yếu tố tiêu biểu cho trình độ sản xuất của mỗi thời đại.
+ Đối tượng lao động : gồm những bộ phận thuộc giới tự nhiên được đưa vào sản xuất. Có đối tượng lao động đã sẵn có trong tự nhiên như đất ưồng, quặng kim loại, than, dầu mỏ... Có đối tượng lao động là sản phẩm lao động do con người tạo ra như các sản phẩm nông nghiệp dùng cho công nghiệp.
Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, phản ánh trình độ làm chủ tự nhiên của con người. Trong các yếu tố của lực lượng sản xuất, người lao động giữ vai trò quyết định, bởi vì chính con người, sáng tạo ra công cụ lao động và sử dụng nó trong quá trình sản xuất, không có người lao động thì mọi yếu tố của tư liệu sản xuất sẽ không phát huy được tác dụng.
Quan hệ sản xuất
Để tiến hành sản xuất, ngoài quan hệ giữa con người với tự nhiên, còn phải có sự kết hợp giữa con người với con người theo một cách thức nào đó. Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất, bao gồm các quan hệ sở hữu, quản lí và phân phối.
+ Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất: Tư liệu sản xuất thuộc về ai ? (thuộc về cá nhân, một số người hay toàn xã hội)
+ Quan hệ trong tổ chức và quản lí : Ai là người đặt ra kế hoạch và điều hành sản xuất ?
+ Quan hệ trong phân phối sản phẩm : Quy mô và phương thức nhận phần của cải vật chất giữa các thành viên trong quá trình sản xuất như thế nào ?
Các yếu tố trên đây có quan hệ hữu cơ với nhau, trong đó quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất giữ vai trò quyết định đối với các quan hệ khác, phản ánh bản chất của các kiểu quan hệ sản xuất trong lịch sử.
Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
Trong quá trình phát triển của phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất là mặt luôn luôn phát triển, còn quan hệ sản xuất thay đổi chậm hơn. Khi lực lượng sản xuất đã phát triển lên một trình độ mới, quan hệ sản xuất không còn phù hợp với nó nữa, sẽ nảy sinh mâu thuẫn gay gắt giữa hai mặt của phương thức sản xuất, kiểu quan hệ sản xuất cũ sẽ bị thay thế bằng một kiểu quan hệ sản xuất mới. Sự thay thế này cũng có nghĩa là sự chấm dứt của phương thức sản xuất đã lỗi thời và sự ra đời của phương thức sản xuất mới. Khi quan hệ sản xuất mới ra đời phù hợp với lực lượng sản xuất, nó sẽ có tác dụng thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng.
Ta có thể biểu diễn bằng sơ đồ như sau :
Ý thức xã hội
Ý thức xã hội là gì ?
Ý thức xã hội là cái phản ánh tồn tại xã hội, bao gồm toàn bộ những quan niệm, quan điểm của các cá nhân trong xã hội từ các hiện tượng tình cảm, tâm lí đến các quan điểm và các học thuyết về chính trị, pháp quyền, tôn giáo, đạo đức, nghệ thuật, khoa học, triết học...
Hai câp độ của ý thức xã hội
Tất cả những hiện tượng ý thức trên đây đều có nguồn gốc từ tồn tại xã hội, phản ánh tồn tại xã hội với những phương thức và mức độ khác nhau. Xét về cấp độ phản ánh, ý thức xã hội bao gồm tâm lí xã hội và hệ tư tưởng.
-Tâm lí xã hội là toàn bộ những tâm trạng, thói quen, tình cảm của con người, được hình thành một cách tự phát do ảnh hưởng trực tiếp của những điều kiện sinh sống hằng ngày, chưa được khái quát thành lí luận.
- Hệ tư tưởng là toàn bộ những quan niệm, quan điểm đã được hệ thống hoá thành lí luận, học thuyết về đạo đức, chính trị, pháp quyền... Hệ tư tưởng
4-GDCD10-A	49 
không hình thành một cách tự phát, mà hình thành một cách tự giác do các nhà tư tưởng của những giai cấp nhất định xây dựng nên, nhằm phản ánh và bảo vệ lợi ích giai cấp của họ. Vì vậy, các hệ tư tưởng trong xã hội luôn luôn mang tính giai cấp (hệ tư tưởng của giai cấp chủ nô, giai cấp địa chủ, giai cấp tư sản và hệ tư tưởng của giai cấp công nhân).
So với tâm lí xã hội, hệ tư tưởng phản ánh tồn tại xã hội một cách sâu sắc hơn, nó có khả năng vạch ra bản chất của các mối quan hệ xã hội, quy luật vận động của xã hội. Thông thường, hệ tư tưởng của các giai cấp cách mạng có sứ mệnh lật đổ xã hội cũ lỗi thời, xây dựng xã hội mới, tiến bộ hơn là hệ tư tưởng khoa học. Ngược lại, hệ tư tưởng gắn liền với các giai cấp đã lỗi thời, phản động đang cố duy trì quyền lợi ích kỉ của chúng là hệ tư tưởng không khoa học.
Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
<Sàn vê' mối quan Hệ giữa tồn tại yã Hội và ý tHức xã Hội có nHỉều ý Hiến HỊưíc ntiau.
Em tán tHànH ý Hiên nào sau dây:
- Sự tồn tại và pHát triển của xã Hội [à do ý cHí của con người, do các Học thuyết về cHínH trị, đạo đức, tôn giáo quyết đình
— ThịnH tế [à [ực tượng duy nHất quyết dịnH sự p Hát triển của xã Hội, các Học tHuyết về ctiínH trị, dạo dức, triết Học, ngHệ tHuật v.v... HỊiông có vai trò gì dáng Hể.
Vận dụng quan điểm Triết học Mác - Lê-nin về vấn đề cơ bản của triết học vào lĩnh vực đời sống xã hội sẽ giúp chúng ta hiểu được mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, tránh được quan niệm duy tâm và quan niệm duy vật kinh tế về lịch sử. Theo Triết học Mác - Lê-nin, sản xuất vật chất là nền tảng để phát triển xã hội và các học thuyết về chính trị, đạo đức v.v... ngược lại, tất cả những hình thái ý thức xã hội này đều có tác động trở lại đối với sự tồn tại và phát triển của xã hồi.
Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
ơ những thời kì lịch sử khác nhau, có những tư tưởng và quan điểm khác nhau. Sở dĩ như vậy vì ý thức xã hội chỉ là sự phản ánh những điều kiện sinh hoạt vật chất, những mối quan hệ kinh tế khác nhau trong tiến trình phát triển của lịch sử.
Chúng ta biết rằng, trong xã hội Cộng sản nguyên thuỷ, lực lượng sản xuất còn thấp kém, mọi hoạt động của con người đều là hoạt động tập thể trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Mọi người sản xuất chung, hưởng thụ chung, không ai lấy của chung làm của riêng, do đó chưa nắy sinh quan niệm về tư hữu.
Khi chế độ công xã nguyên thuỷ tan rã, chế độ chiếm hữu nô lệ hình thành thì xã hội phân hoá thành kẻ giàu, người nghèo, người này ăn bám, bóc lột người khác. Do đó, ý thức của con người cũng biến đổi, đầu óc tư hữu, tư tưởng ăn bám, chủ nghĩa cá nhân xuất hiện và phát triển.
Khi chế độ chiếm hữu nô lệ hưng thịnh, xã hội được duy trì và chỉ có thể được duy trì bằng lao động của nô lệ thì những nhà tư tưởng tiến bộ lúc bấy giờ cho rằng chế độ nô lệ là một hiện tượng tự nhiên và cần thiết. Khi lao động của nô lệ được thay thế bằng lao động của nông nô có năng suất cao hơn, quan hệ sản xuất phong kiến ra đời thì chế độ chiếm hữu nô lệ bị chỉ trích, coi nó là trái với chính nghĩa, cần phải xoá bỏ. Tiếp đó, chế độ phong kiến suy tàn, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành và phát triển ngay trong lòng xã hội phong kiến thì ý thức con người lại cho rằng, chê' độ phong kiến là vô nhân đạo, cần phải thay thế nó bằng chế độ tư bản. Khi quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa không còn phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất nữa thì lại nảy sinh những tư tưởng mới, những học thuyết mới phê phán xã hội tư bản và chủ trương xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa tốt đẹp hơn.
Những điều phân tích trên đây cho thấy, ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội sinh ra và quyết định, khi tồn tại xã hội thay đổi thì sớm muộn ý thức xã hội cũng thay đổi theo. Đúng như c. Mác đã khẳng định : ''Không phải ý thức của con người quyết định tồn tại của họ ; trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết định ỷ thức của họ."^ Từ đó, ta có thể rút ra kết luận, khi muốn
(1) c. Mác và Ph. Ãng-ghen, Toàn tập, Sđd, t.13, tr.15.
tìm hiểu nguồn gốc của các hiện tượng ý thức, tư tưởng, cần phải phân tích những điều kiện sinh hoạt vật chất đã sản sinh ra nó.
Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tổn tại xã hội
Khi khẳng định vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội, Triết học Mác - Lê-nin đồng thời thừa nhận tính độc lập tương đối của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội.
Một trong những biểu hiện của tính độc lập tương đối của ý thức xã hội là sự tác động trở lạì của nó đối với tồn tại xã hội. Những ý thức xã hội tiên tiến có thể phản ánh đúng đắn các quy luật khách quan, chỉ đạo con người trong hoạt động thực tiễn đạt kết quả cao, thúc đẩy tồn tại xã hội phát triển và hoàn thiện hơn. Ngược lại, những ý thức xã hội lạc hậu có tác động kìm hãm sự phát triển của tồn tại xã hội.
- TƯ LIỆU THAM KHẢO
c. Mác : "Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định các quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung.”	c. Mác và Ph. Ãng-ghen, Toàn tập, Sđd, t.13, tr.15.
Ph. Ăng-ghen : "Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật v.v... đều dựa trên cơ sở phát triển kinh tế. Nhưng tất cả chúng cũng có ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh hưởng đến cơ sở kinh tế.”	c. Mác và Ph. Ãng-ghen, Toàn tập, Sđd, t.39, tr.271.
- CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Tồn tại xã hội bao gồm những yếu tố nào ? Yếu tố nào giữ vai trò quyết định ? Tại sao ?
Hãy phân tích tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội.
Hãy nêu ra một vài ví dụ nói rõ mối quan hệ giữa bối cảnh xã hội và nội dung tác phẩm văn học, nghệ thuật.
Khi bàn về quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. em tán thành ý kiến nào sau đây ? Tại sao ?
Đi-đờ-rô (1713 - 1784), nhà Triết học người Pháp cho rằng : Thượng đế chỉ là sự thần thánh hoá các điều kiện sống hiện thực của con người mà thôi.
Phoi-ơ-bắc nói một cách hình ảnh : Người trong cung điện thì suy nghĩ khác người trong túp lều.
Trong tất cả những chuyển biến lịch sử, sự chuyển biến về chính trị là quan trọng nhất, quyết định sự phát triển của xã hội.
Nhân tố kinh tế là nhân tố quyết định duy nhất trong lịch sừ.
đ) Mọi học thuyết về đạo đức có từ trước đến nay, xét đến cùng, đều là sản phẩm của tình hình kinh tế lúc bấy giờ.