SGK GDCD 10 - Bài 15 - Công dân với một soos vấn đề cấp thiết của nhân loại

  • Bài 15 - Công dân với một soos vấn đề cấp thiết của nhân loại trang 1
  • Bài 15 - Công dân với một soos vấn đề cấp thiết của nhân loại trang 2
  • Bài 15 - Công dân với một soos vấn đề cấp thiết của nhân loại trang 3
  • Bài 15 - Công dân với một soos vấn đề cấp thiết của nhân loại trang 4
  • Bài 15 - Công dân với một soos vấn đề cấp thiết của nhân loại trang 5
  • Bài 15 - Công dân với một soos vấn đề cấp thiết của nhân loại trang 6
  • Bài 15 - Công dân với một soos vấn đề cấp thiết của nhân loại trang 7
  • Bài 15 - Công dân với một soos vấn đề cấp thiết của nhân loại trang 8
  • Bài 15 - Công dân với một soos vấn đề cấp thiết của nhân loại trang 9
  • Bài 15 - Công dân với một soos vấn đề cấp thiết của nhân loại trang 10
Bài 15
CÔNG DÂN VỚI MỘT só VẤN ĐỂ
CẤP THIẾT CỦA NHÂN LOẠI
- MỞ ĐẦU BÀI HỌC
Ngày nay, sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học. và công nghệ đã mang lại cho con người một cuộc sống no đủ hơn, tốt đẹp hơn, đồng thời cũng đặt ra trước nhân loại một số vấn đề khó khăn, thách thức mới. Vậy đó là những vấn đề nào và mỗi người công dân chúng ta cần phải có trách nhiệm đạo đức như thế nào đối với những vấn đề đó ?
Bài này sẽ giúp chúng ta :
- Biết được một số vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay như : ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, các dịch bệnh hiểm nghèo.
Hiểu được trách nhiệm của công dân nói chung và học sinh nói riêng trong việc tham gia giải quyết một số vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay.
Có thái độ và việc làm phù hợp để góp phần tham gia giải quyết một số vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay.
- NỘI DUNG BÀI HỌC
ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường
ô nhiễm môi trường
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người như : đất, nước, khí quyển, tài nguyên các loại trong lòng đất, dưới biển, trên rừng,... có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
Cuộc sống của con người luôn gắn bó mật thiết với tự nhiên. Lao động sáng tạo của con người làm cho cuộc sống ngày một nâng cao. Song, quá trình hoạt động của con người đã vi phạm nghiêm trọng các yếu tố cân bằng của tự nhiên một cách liên tục và ngày càng lớn. Tài nguyên rừng, biển, khoáng sản, các giống loài động, thực vật ngày một cạn kiệt do khai thác bừa bãi. Thời tiết, khí hậu thay đổi thất thường, hạn hán kéo dài ; mưa lớn, bão lũ bất ngờ ập đến ; mưa đá, mưa lưu huỳnh, mưa a-xít xảy ra nhiều, tầng ô-dôn bị chọc thủng nhiều chỗ, Trái Đất có xu hướng nóng dần lên ;...
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù họp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
Các nhà khoa học đã cảnh báo rằng nếu tiếp tục huỷ hoại môi trường sống, loài người cỏ nguy cơ tự huỷ diệt mình.
Ô nhiễm môi trường đã trở thành một vấn đề nóng bỏng của nhân loại. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả các quốc gia, các dân tộc ; là lương tâm, trách nhiệm đạo đức của mỗi người công dân.
Trách nhiệm của cổng dân trong việc bảo vệ môi trường
Thê'nào [à 6ảo vệ môi tncờng ?
Bảo vệ môi trường thực chất là khắc phục mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ giữa con người với tự nhiên, làm thế nào để hoạt động của con người không phá vỡ các yếu tô'cân bằng của tự nhiên.
Ngày 5-6-1992, Hội nghị Thượng đỉnh về bảo vệ môi trường ở Ri-Ô đê Gia-nê-rô (Bra-xin) với 120 nước tham dự, trong đó có 116 nước mà trưởng đoàn là nguyên thủ quốc gia, đã ra lời kêu gọi nhân loại trên thế giới cùng nhau bảo vệ Trái Đất, bảo vệ hành tinh, xây dựng cuộc sống bền vững cho mọi người.
Nước ta cũng đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và kí các văn kiện quốc tế quan trọng cam kết bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường, đồng thời sẵn sàng hợp tác với các nước và cộng đồng quốc tế về vấn đề bảo vệ môi trường.
Vậy, hà Học sinh, chúng ta cần phải hàm gì để 6ảo vệ môi trường p
Là thanh niên học sinh, chúng ta có nghĩa vụ phải thực hiện tốt luật pháp và các chính sách của Nhà nước ta về bảo vệ môi trường. Cụ thể là phải :
Giữ gìn trật tự, vệ sinh lớp học, trường học, nơi ở và nơi công cộng ; không vứt rác, xả nước thải bừa bãi.
Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên : bảo vệ nguồn nước, bảo vệ các giống loài động, thực vật ; không đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi ; không dùng chất nổ, điện,... để đánh bắt thuỷ, hải sản ; không tham gia vào các hành vi vận chuyển, mua bán động vật quý hiếm.
Thanh niên học sinh tham gia hoạt động bảo vệ môi trường.
Ảnh : Đinh Mạnh Tài
Tích cực tham gia tổng vệ sinh trường lớp, nơi ở, đường làng, ngõ xóm ; tích cực tham gia trồng cây, trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc.
Có thái độ phê phán đối với các hành vi làm ảnh hưởng không tốt đến môi trường ; phát hiện, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Sự bùng nổ về dân số và trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế sự bùng nổ về dân số
Sự bùng nổ về dân 50
dhếnào hà bùng nổ dân số?
dừ giữa thê'hl XX, dân số thê'giói tăng với nhịp dộ chưa từng thấy. Năm 1950, dân sô' thê'giói [à 2,5 tỉ người. Năm 1980, hà 4,4 tỉ người. Năm 1987 hà 5 tỉ người. Năm 1999 xấp xỉgần 6 tỉ người. Nếu cứ theo tốc dộ gia tăng dó thì dêh giữa thê'hỉ XXI, dân số thê'giới sẽ hà gần 9 tỉ, trong hhi theo các nhà h/ioa học, dân số thê'giói ỏ mức 3,5 tỉ người hà phù hợp.
Bùng nổ về dân số là sự gia tăng dân số quá nhanh trong một thời gian ngắn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội.
Sự bùng nổ dân số có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của con người ?
dhiện nay, theo Liên hợp quốc, vẫn còn rất nhiều người dân trên thê'giới dang sống trong tình trạng dói dai dẳng, 25 — 30% sô' hao dộng ỏ các nước dang phát triển hhông có việc hàm thường yụyên, cá thê'giới vẫn còn hơn 1 tỉ người mủ chữ dhiện tượng bùng nổ về dân sô'chỉ diễn ra ỏ các nưóc nghèo nàn, hạc hậu ồ châu J4, châu (phi và XLĩ La-tinh hàm cho các nước này ngày càng hún sâu hơn vào con dường dói nghèo và hạc hậu. 'Em ‘nghĩgì hhi dọc các thông tin trên ?
Bùng nổ dân số đã trở thành nỗi lo của nhiều nước trên thê' giới, của cả cộng đồng quốc tế, làm phá vỡ các yếu tố cân bằng của tự nhiên, xã hội ; làm cạn kiệt tài nguyên, suy thoái trầm trọng nền kinh tế quốc dân, gây ra nạn đói, dịch bệnh, thất nghiệp, thất học, suy thoái nòi giống, ô nhiễm môi trường, uy hiếp trực tiếp đến sự tồn tại của loài người.
Trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế sự bùng nổ vế dân sô
Ở nước ta, sau gần 40 năm thực hiện công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình, chúng ta đã đạt được một số thành tích, nhưng mức tăng dân số vẫn cao,
làm cản trở tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Là những công dân, chúng ta cần :
Nghiêm chỉnh thực hiện Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình của Nhà nước : không kết hôn sớm, không sinh con ở tuổi vị thành niên, thực hiện mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con.
Tích cực tuyên truyền, vận động gia đình và mọi người xung quanh thực hiện tốt Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình của Nhà nước.
Những, dịch bệnh hiểm nghèo và trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa, đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo
Những dịch bệnh hiểm nghèo
Nhân loại ngày nay đang phải đối mặt với những căn bệnh nguy hiểm như : lao, sốt rét, dịch tả, tim mạch, huyết áp, ung thư, cúm gia cầm và đặc biệt là AIDS.
Hừ những năm 80 của thế hỉ XX, hfii y học mói phát hiện Hược người đầu tiên mắc căn hệnh J4LDS, thỉ Hến cuối năm 2000, theo ước tính của Hổ chức X tếHhếgiới (yXHXX), Hã có gần 40 triệu người trên toàn cầu nhiễm HHH, trong Hó trên 90% tập trung ỏ các nước Hang phát triển.
Ở nước ta, tính Hềh ngày 31 tháng 12 năm 2005 đã có : 104.111 người nhiễm HHX, 17.289 người hiX-LDS, 10.071 người Hã tử vong vìXLDS(1 \ Hm nghĩ gì hhi Học các thông tin trên ?
Các dịch bệnh hiểm nghèo thực sự đang uy hiếp đến sự sống của toàn nhân loại. Vì vậy, các quốc gia, dân tộc, cộng đồng quốc tế và cả loài người cần phải hợp tác, đầu tư trí tuệ, sức lực và của cải để ngăn chặn, đẩy lùi những căn bệnh hiểm nghèo. Tham gia phòng chống dịch bệnh hiểm nghèo không những là nghĩa vụ mà còn là lương tâm, trách nhiệm đạo đức của tất cả mọi người.
Trách nhiệm công dân trong việc tham gia phòng ngừa và dẩy lùi những dịch bệnh hiềm nghèo
Là những học sinh, chúng ta cần phải :
Tích cực rèn luyện thân thể, tập luyện thể dục thể thao, ăn uống điều độ, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ.
(1) Theo Báo cáo tình hình nhiễm HIVIAIDS, ngày 13 tháng 2 năm 2006, của Bộ Y tế. 106
Sống an toàn, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội, tránh xa các hành vi có thể gây hại cho cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội.
Tích cực tham gia tuyên truyền phòng tránh các dịch bệnh hiểm nghèo ; tuyên truyền phòng chống ma tuý, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác trong cộng đồng.
- Tư LIỆU THAM KHẢO
Vấn đề môi trường hiện nay được cộng đồng quốc tế quan tâm nhưthế nào ?
Cuối thế kỉ XIX và nửa đầu thế kỉ XX, nhận thức về vấn đề môi trường chỉ tập trung vào việc quản lí hữu hiệu các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên và các công trình do con người tạo ra.
Vào nửa sau thế kỉ XX, có ba yếu tố đưa đến những thay đổi lớn trong việc bảo vệ môi trường :
+ Yếu tố khoa học và bảo vệ thiên nhiên gắn chặt với nhau.
+ Nhận thức đúng đắn về môi trường ngày càng phổ biến.
+ Cách đề cập vấn đề thay đổi, quan niệm về môi trường rộng hơn trước rất nhiều, bao gồm tất cả các mặt của môi trường thiên nhiên : đất, nước, khoáng sản, các cơ thể sống, khí quyển, đại dương, lòng đất..., nhu cầu về nơi ở của con người.
Đầu những năm 1970, mọi người ngày càng nhận rõ những hiểm hoạ về môi trường sinh thái như sự phá huỷ tầng ô-dôn, mứa a-xít, ô nhiễm công nghiệp, ô nhiễm các nguồn nước sạch...
Năm 1969, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2581 (XXIV) về triệu tập một hội nghị quốc tế về môi trường nhân việc Chính phủ Thuỵ Điển đưa ra những hướng dẫn hành động cho các chính phủ và các tổ chức quốc tế nhằm bảo vệ và cải thiện môi trường sống cho con người... thông qua hợp tác quốc tế, có chú ý đến tầm quan trọng đặc biệt của việc tạo điều kiện cho các nước đang phát triển ngăn chặn xu hướng suy thoái của môi trường.
Ngày 5-6-1972, Hội nghị Liên hợp quốc về môi trường được tổ chức tại Stốc-khôm (Thuỵ Điển). Đây là hội nghị quốc tế cấp cao đầu tiên về môi trường và từ đó các nước lấy ngày 5 tháng 6 hằng năm là Ngày Môi trường thế giới.
Hội nghị Stốc-khôm thông qua bản Kế hoạch hành động về Môi trường và khuyến nghị thành lập Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (viết tắt là UNEP).
UNCED-Rio 1992 : Hội nghị cấp cao về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc tại Ri-Ô đê Gia-nê-rô (Bra-xin) năm 1992.
Chương trình nghị sự 21 : Đây là chương trình hành động toàn diện về môi trường trên toàn thế giới cho đến thế kỉ XXI đã được Hội nghị thượng đỉnh trái đất ở Ri-Ô đê Gia-nê-rô thông qua, sẽ do các chính phủ, các tổ chức Liên hợp quốc, các cơ quan phát triển, các tổ chức phi chính phủ (NGO)... phối hợp thực hiện trên mọi lĩnh vực mà hoạt động của con người có tác động đến môi trường.
Hội nghị thượng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững tại Giô-han-ne-xbuốc từ ngày 2 đến 4-9-2002 thông qua Tuyên bố chính trị và Kế hoạch thực hiện các chương trình nói trên.
Việt Nam tham gia các công ước quốc tế về môi trường
Nghị định thư năm 1978 liên quan đến Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ các tàu biển năm 1973 ;
Công ước Viên năm 1985 về bảo vệ tầng ô-dôn ;
Nghị định thư Mông-trê-an năm 1987 về các chất phá huỷ tầng ô-dôn ;
Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu ;
Công ước Pa-ri về vận chuyển các chất thải độc hại qua biên giới ;
Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật có nguy cơ bị diệt vong (CITES);
Công ước đa dạng sinh học ;
Công ước về các vùng ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt những nơi cư trú của các loài chim nước.
Luật Bảo vệ môi trường năm 2014
Điều 4. Nguyên tắc bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.
Bảo vệ môi trường gắn kết hài hoà với phát triển kinh tế, an sinh xã hội, bảo đảm quyền trẻ em, thúc đẩy giới và phát triển, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu để bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.
Bảo vệ môi trường phải dựa trên cơ sở sử dụng hợp lí tài nguyên, giảm thiểu chất thải.
Bảo vệ môi trường quốc gia gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu ; bảo vệ môi trường bảo đảm không phương hại chủ quyền, an ninh quốc gia. 108
Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hoá, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên và ưu tiên phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường.
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng thành phần môi trường, được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho bảo vệ môi trường.
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải khắc phục, bồi thường thiệt hại và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích
Truyền thông, giáo dục và vận động mọi người tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học.
Bảo vệ, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng và tái chế chất thải.
Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu ; phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo ; giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, phá huỷ tầng ô-dôn.
Đăng kí cơ sở, sận phẩm thân thiện với môi trường ; sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng sản phẩm thân thiện với môi trường.
Nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ xử lí, tái chế chất thải, công nghệ thân thiện với môi trường.
Đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất thiết bị, dụng cụ bảo vệ mõi trường ; cung cấp dịch vụ bảo vệ môi trường ; thực hiện kiểm toán môi trường ; tín dụng xanh ; đầu tư xanh.
Bảo tồn và phát triển nguồn gen bản địa ; lai tạo, nhập nội các nguồn gen có giá trị kinh tế và có lợi cho môi trường.
Xây dựng thôn, làng, ấp,.bản, buôn, phum, sóc, khu dân cư thân thiện với môi trường.
Phát triển các hình thức tự quản và tổ chức hoạt động dịch vụ giữ gìn vệ sinh môi trường của cộng đồng dân cư.
Hình thành nếp sống, thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường, xoá bỏ hủ tục gây hại đến môi trường.
Đóng góp kiến thức, công sức, tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường ; thực hiện hợp tác công tư về bảo vệ môi trường.
Điều 7. Những hành vi bị nghiêm cấm
Phá hoại, khai thác trái phép nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Khai thác nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp huỷ diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật.
Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ các loài thực vật, động vật hoang dã thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Vận chuyển, chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng quy trình kĩ thuật về bảo vệ môi trường.
Thải chất thải chưa được xử lí đạt quy chuẩn kĩ thuật môi trường ; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước và không khí.
Đưa vào nguồn nước hoá chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định và tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh vật.
Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí ; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất i-on hoá vượt quá quy chuẩn kĩ thuật môi trường.
Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá quy chuẩn kĩ thuật môi trường.
Nhập khẩu, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức.
Nhập khẩu, quá cảnh động vật, thực vật chưa qua kiểm dịch ; vi sinh vật ngoài danh mục cho phép.
Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người, sinh vật và hệ sinh thái ; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt quá quy chuẩn kĩ thuật môi trường.
Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên.
Xâm hại công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.
Hoạt động trái phép, sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với con người.
Che giấu hành vi huỷ hoại môi trường, cản trở hoạt động bảo vệ môi trường, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấu đối với môi trường.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quá quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm của người có thẩm quyền để làm trái quy định về quản lí môi trường.
4. Pháp lệnh Dân số năm 2003 (Sửa đổi, bổ sung năm 2013)
Điều 4
... Công dân có các nghĩa vụ sau đây :
Thực hiện kế hoạch hoá gia đình ; xây dựng quy mô gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững ;...
- CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Vì sao ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, các dịch bệnh hiểm nghèo,... là những vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay ?
Hãy tìm hiểu và giới thiệu với các bạn trong lớp về một hoạt động của trường em, địa phương em, của nước ta hoặc quốc tế để tham gia giải quyết một trong các vấn đề trên.
Em và các bạn có thể làm gì để góp phần vào việc giải quyết các vấn đề đó ?