SGK GDCD 10 - Bài 5 - Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng

  • Bài 5 - Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng trang 1
  • Bài 5 - Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng trang 2
  • Bài 5 - Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng trang 3
  • Bài 5 - Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng trang 4
  • Bài 5 - Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng trang 5
Bài 5
CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIEN
củk sự VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG
- MỞ ĐẦU BÀI HỌC
Sự vận động, phát triển của các sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan rặt đa dạng. Cách thức phổ biến nhất của chúng là sự biến đổi dần dần về lượng dẫn đến sự biến đổi nhanh chóng về chất.
Hợc bài này, chúng ta hiểu được :
Thê' nào là chất và lượng của sự vật, hiện tượng ?
Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.
Trong học tập và tu dưỡng hằng ngày, chúng ta cần rèn luyện tính kiên trì, không coi thường việc nhỏ, tránh các biểu hiện nôn nóng, "đốt cháy giai đoạn".
- NỘI DUNG BÀI HỌC
Mỗi sự vật và hiện tượng trong thế giới đều có mặt chất và mặt lượng thống nhất với nhau.
Chất
Khái niệm chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, tiêu biếu cho sự vật 'và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác.
Ví dụ :
Ngụyên tố đồng có nguyên tủ lượng là 63,54 đvC, nhiệt độ nóng chày là 1083°C, nhiệt độ sôi là 2880°C v.v... Những thuộc tính (tính chất) này nói lên chốt riêng của dồng, phân biệt nó với các kim loại khác.
Cuộc Cách mọng tháng Tám 1945 ở nước ta, dưới sụ lãnh đạo của Đàng của giai cấp công nhân, một mặt, đánh đuổi bọn thục dân xâm lược, giành lại quyền dộc lập cho dân tộc, mặt khác, đánh đổ sụ thống trị của giai cấp phong kiến, giành quyền dân chủ cho nhân dân. Vì vậy, cuộc cách mạng đy, về chốt, là cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, khác về chốt so với những cuộc cách mạng khác.
Lượng
Khái niệm lượng dùng để chỉ những thuộc tính vốn có của sự vật và hiện tượng biểu thị trình độ phát triển (cao, thấp), quy mô (lớn, nhỏ), tốc độ vận động (nhanh, chậm), số lượng (ít, nhiều)... của sự vật và hiện tượng.
Ví dụ :
Đối với mỗi phân tủ nước (H2O), lượng là số nguyên tử tạo thành nó, tức 2 nguyên tủ Hi-đrô (H) và 1 nguyên tử ô-xi (O).
Đối với mỗi quốc gia, lượng là dân số, diện tích lãnh thổ của nước ấy.
Như vậy, mọi sự vật và hiện tượng trong thế giới đều có mặt chất và mặt lượng thống nhất với nhau. Chất và lượng đều là thuộc tính vốn có của sự vật và hiện tượng, không thể có chất và lượng "thuần tuý" tồn tại bên ngoài các sự vật và hiện tượng, cũng như không thể có chất tồn tại ngoài lượng và ngược lại.
Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất
a) Sự biến đổi về lượng dẫn dến ỗự biến đổi về chát
Sự biến đổi về chất của các sự vật và hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi về lượng. Sự biến đổi này diễn ra một cách dần dần. Quá trình biến đổi ấy đều cồ ảnh hưởng đến trạng thái chất của sự vật và hiện tượng, nhưng chất của sự vật và hiện tượng chưa biến đổi ngay.
Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật và hiện tượng được gọi là độ.
Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì chất mới ra đời thay thế chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ.
Điểm giới hạn mà tại đó sự biên đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là điểm nút.
Ví dụ :
Trong điều kiện bình thưòng, đồng (Cu) ở trạng thói rắn. Nếu ta tăng dần nhiệt độ đến 1Ũ83°C, đồng sê nóng chảy.
Ở ví dụ này, độ là khoảng giới hạn trong đó nhiệt độ của đồng chưa đạt tới 1083°C và điểm nút là nhiệt độ 1083°C.
b) Chất mói ra đờ\ lại bao hàm một lượng mói tương ứng
Mỗi sự vật và hiện tượng đều có chất đặc trưng và lượng đặc trưng phù hợp với nó. Vì vậy, khi một chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới để tạo thành sự thống nhất mới giữa chất và lượng.
Ví dụ :
Khi nước tù trạng thói lỏng chuyển sang trạng thái hơi thi' thể tích của nó đã khác trước, vận tốc của các phân tử nước và độ hoà tan của nó cũng khác trước.
Nghiên cứu về cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng rất có ý nghĩa đối với chúng ta trong cuộc sống.
Để tạo ra sự biến đổi về chất, nhất thiết phải tạo ra sự biến đổi về lượng đến một giới hạn nhất định. Vì vậy, trong học tập và rèn luyện, chúng ta phải kiên trì, nhẫn nại, không coi thường việc nhỏ ; mọi hành động nôn nóng hoặc nửa vời đều không đem lại kết quả như mong muốn.
- TƯ LIỆU THAM KHẢO
Bàn về lượng, Ph. Ăng-ghen viết : "Mọi chất lượng đều có vô vàn những mức độ khác nhau về số lượng, thí dụ sắc thái của màu sắc, độ cứng và độ mềm, độ bền..., và mặc dù các mức độ ấy khác nhau về chất, nhưng chúng đều có thể đo được và nhận thức được".	c. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Sđd, t.20, tr.722.
 	c. Mác, Tư bản, NXB Sự thật, Hà Nội, 1973, Quyển I, t.l, tr.573-574. 32
Bàn về sự biến đổi của chất, c. Mác viết : "Những thay đổi đơn thuần về lượng đến một mức độ nhất định sẽ chuyển hoá thành sự khác nhau về chất"/2)
- CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Thế nào là chất và lượng của sự vật và hiện tượng ? Cho ví dụ.
►
Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào ? Cho ví dụ.
Trong những câư dưới đây, câu nào thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đến chất đổi ? Tại sao ?
Chín quá hoá nẫu.
Có công mài sắt có ngày nên kim.
Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
Đánh bùn sang ao.
Trong đoạn văn sau đây, ý nào nói về lượng, ý nào nói về chất của phong trào cách mạng nước ta : Thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã dẫn đến việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. "Đây là kết quả tổng hợp của các phong trào cách mạng liên tục diễn ra trong 15 nãm sau ngày thành lập Đảng, từ cao trào Xô-viết Nghệ - Tĩnh, cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 đến phong trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945, mặc dù cách mạng có những lúc bị dìm trong máu lửa. Chế độ thuộc địa nửa phong kiến ở nước ta bị xoá bỏ, một kỉ nguyên mới mở ra, kỉ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội."	Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại hiểu toàn quốc lần thứ IX. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2001, tr.62-63.
Em hãy nêu một vài ví dụ nói lên sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất trong quá trình học tập và rèn luyện của bản thân.