SGK GDCD 10 - Bài 12 - Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình

  • Bài 12 - Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình trang 1
  • Bài 12 - Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình trang 2
  • Bài 12 - Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình trang 3
  • Bài 12 - Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình trang 4
  • Bài 12 - Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình trang 5
  • Bài 12 - Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình trang 6
  • Bài 12 - Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình trang 7
  • Bài 12 - Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình trang 8
  • Bài 12 - Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình trang 9
  • Bài 12 - Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình trang 10
  • Bài 12 - Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình trang 11
Bài 12
CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU, HÔN NHÂN
VÀ GIA ĐÌNH
- MỞ ĐẦU BÀI HỌC
Bài này sẽ giúp chúng ta :
Có được một số hiểu biết cơ bản về tình yêu, tình yêu chân chính, hôn nhân và gia đình.
Biết được các đặc trưng tốt đẹp, tiến bộ của chế độ hôn nhân và gia đình nước ta hiện nay và các chức năng của gia đình.
Biết yêu quý gia đình và có trách nhiệm trong tình yêu, hôn nhân và gia đình.
Có khả năng nhận xét, đánh giá một số vấn đề về tình yêu, hôn nhân và gia đình trong xã hội.
- NÔI DUNG BÀI HỌC
Tình yêu
Trong đời sống tình cảm của cá nhân, tình yêu giữ một vị trí đặc biệt. Nó không chỉ góp phần điều chỉnh hành vi của con người mà còn làm bộc lộ nhiều phẩm chất đạo đức của cá nhân.
Tình yêu c’ó nội dung rất rộng, ở bài này chỉ đề cập đến tình yêu nam nữ.
NHỚ
Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh Soi sáng đường chiến sĩ giữa đèo mây
Ngọn lửa nhớ ai mà hồng đêm lạnh Sưởi ấm lòng chiến sĩ dưới ngàn cây.
Anh yêu em như anh yêu đất nước Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần Anh nhớ em mỗi bước đường anh bước Mỗi tối anh nằm, mỗi miếng anh ăn.
Ngôi sao trong đêm không bao giờ tắt Chúng ta yêu nhau chiến đấu suốt đời Ngọn lửa trong đêm bập bùng đỏ rực Chúng ta yêu nhau kiêu hãnh làm người.
NGUYỄN ĐÌNH THI
Em hiểu thế nào về tình yêu qua hài thơ này ?
Tình yêu là gì ?
Tình yêu là một dạng tình cảm đặc biệt của con người, xuất hiện ở cả nam và nữ khi đến tuổi trưởng thành. Trong thực tế, biểu hiện của tình yêu rất đa dạng và phong phú. Mỗi mối tình có một biểu hiện, sắc thái riêng. Do đó tình yêu là vấn đề luôn được mọi người quan tâm, là đề tài muôn thuở của nhân loại.
Em hãy nêu một vài quan niệm về tình yêu mà em hiết.
Tình yêu là sự rung cảm và quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới. Ớ họ có sự phù hợp về nhiều mặt làm cho họ có nhu cầu gần gũi, gắn bó với nhau, tự nguyện sống vì nhau và sẵn sàng hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình.
I
Tinh yêu là tình cảm sâu sắc, đáng trân trọng của cá nhân, tuy nhiên không nên cho rằng đó chỉ hoàn toàn là việc riêng tư của mỗi người. Tình yêu luôn luôn mang tính xã hội. Trước hết, tình yêu được bắt nguồn và bị chi phối bởi những quan niệm, kinh nghiệm sống của những người yêu nhau (mà những quan niệm, kinh nghiệm này lại phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể mà cá nhân đang sống, vào vị trí xã hội và đặc điểm của thời đại...). Mặt khác, tình yêu luôn luôn đặt ra những vấn đề mà xã hội cần phải quan tâm, chăm lo như việc kết hôn, xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ... Vì thế, xã hội không can thiệp đến tình yêu cá nhân nhưng có trách nhiệm hướng dẫn mọi người có quan niệm đúng đắn về tình yêu, đặc biệt là ở những người bắt đầu bước sang tuổi thanh niên.
Thề nào \ằ một tình yêu chân chính ?
Trong lịch sử, các giai cấp luôn có quan niệm và thái độ khác nhau về tình yêu.
Ví dụ :
Trong chế độ phong kiến, với quan niệm "nam nữ thụ thụ bất thân", nam nữ không dưọc gần gũi nhau. Việc hôn nhân phải "môn đăng hộ dối" và hoàn toàn do cha mẹ định đoạt theo nguyên tắc "cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy".
Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng và lành mạnh, phù hợp với các quan niệm đạo đức tiến bộ của xã hội. Một tình yêu chân chính phải có các biểu hiện cơ bản sau đây :
Có tình cảm chân thực, sự quyến luyến, gắn bó giữa một nam và một nữ, biểu hiện bằng sự mong muốn luôn được gần gũi bên nhau, sự đồng cảm sâu sắc về tâm tư, nguyện vọng, ước mơ, hoài bão..., sự hoà hợp về tính cách giữa hai người.
Có sự quan tâm sâu sắc đến nhau, không vụ lợi, thể hiện bằng sự chăm lo đến những nhu cầu, lợi ích của nhau, tự nguyện xác định cho mình những nghĩa vụ đối với người mình yêu. Tình yêu chân chính đòi hỏi mỗi người phải biết sống vì nhau, trong nhiều trường hợp còn biết hi sinh cho nhau để đạt được những ước mơ, hoài bão tốt đẹp.
Có sự chân thành, tin cậy và tôn trọng từ cả hai phía. Thiếu đi sự chân thành, tin cậy và tôn trọng với người mình yêu thì tình yêu sẽ không có cơ sở để tồn tại.
Có lòng vị tha và sự thông cảm. Bởi vì trong cuộc sống không ai là hoàn thiện. Sự cố chấp và thiếu lòng vị tha sẽ là kẻ thù nguy hiểm của tình yêu.
Tình yêu chân chính làm cho con người trưởng thành và hoàn thiện hơn. Bởi vì, tình yêu là động lực mạnh mẽ để các cá nhân vươn lên tự hoàn thiện bản thân.
Một sô điểu nên tránh trong tình yêu của nam nữ thanh niên
Tự do yêu đương là quyền của mỗi người. Tuy nhiên, trong tình yêu nam nữ hiện nay có một số biểu hiện chưa đúng, cần phải tránh, đó là :
Yêu đương quá sớm.
Tuổi từ 15 đến 17 vẫn đang trong quá trình phát triển để hoàn thiện, chưa ổn định về mặt nhận thức, chưa thực sự trưởng thành, quan hệ giữa nam và nữ dù có thể có nhiều thiện cảm, thậm chí rất gắn bó thì quan hệ ấy chủ yếu vẫn là quan hệ tình bạn. Yêu sớm thường sao nhãng học tập, dễ có những quyết định mà bản thân chưa có quyền hoặc chưa đủ khả năng giải quyết, vì còn đang phụ thuộc rất nhiều vào cha mẹ.
Yêu một lúc nhiều người, yêu để chứng tỏ khả năng chinh phục bạn khác giới hoặc yêu đương vì mục đích vụ lợi.
Đây là những biểu hiện nên tránh vì tình yêu là tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng của con người, là một phần quan trọng của cuộc sống tương lai, do đó trong tình yêu cần có sự suy nghĩ chín chắn, không nên đùa cợt với tình yêu.
Có quan hệ tình dục trước hôn nhân.
ơ Việt Nam, quan hệ tình dục trước hôn nhân chưa bao giờ được dư luận xã hội đồng tình. Hơn nữa, một thực tế mà ai cũng phải thừa nhận là quan hệ tình dục trước hôn nhân có thể mang lại nhiều hậu quả tai hại : có thai ngoài ý muốn, gây tác động xấu đến cuộc sống của bản thân và gia đình ; nạo, phá thai dễ gây tổn thương đêh cơ quan sinh sản dẫn tới vô sinh về sau ; khi quan hệ tình dục không an toàn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc lan truyền các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, như AIDS...
Hôn nhân
jAnh và chị © tự ý sông chung vói nhau. Sau một tíĩờigian, giữa Họ có một đua con, một căn nhà và một số tài sản khác. Quan Hệ giữa Họ về mặt pháp [í có được coi Hà vợ chồng Hay H/iông ? Tại sao ?
Hôn nhân là gì ?
Tinh yêu chân chính sẽ dẫn đến hôn nhân. Hôn nhân được đánh dấu bằng sự kết hôn.
Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn.
Hôn nhân thể hiện nghĩa vụ, quyền lợi và quyền hạn của vợ chồng đối với nhau, được pháp luật công nhận và do đó được luật pháp bảo vệ.
(Era Hãy cho biết ỏ nước ta pháp Huật quy định tuổi Hết Hôn Hà Hao nhiêu ?
Sau khi đăng kí kết hôn, các đôi nam nữ thường tổ chức lễ cưới, với mục đích chính thức ra mắt họ hàng, làng xóm, bạn bè... Lễ cưới nên tổ chức trang trọng, vui vẻ, tiết kiệm, không nên tổ chức linh đình, phô trương, gây tốn kém tiền của, thời gian, sức khoẻ của gia đình và người thân, cần bài trừ các hủ tục trong việc cưới xin.
5V/ỘẾ cô gái có Hoàn cảnh gia đình khó khăn về Hình tế, nhưng khi Hâỳ chồng Hại muốn cha mẹ phải tổ chức Hĩnh đỉnh, vì cô gái cHó cho rằng, đồi người chỉ có một (an nên phải tổ chức thật to để mồ mày mở mặt với Hạn Hè.
(Era có nhận xẹt gì về suy nghĩ của cô gái này ?
Chế độ hôn nhân ở nươc ta hiện nay
Chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay là chê' độ hôn nhân mới, tốt đẹp với hai nội dung cơ bản :
Thứ nhất : Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ.
Hôn nhân tự nguyện và tiên bộ là hôn nhân dựa trên tình yêu chân chính. Khác với các chế độ xã hội trước đây, hôn nhân thường dựa trên lợi ích kinh tế, lợi ích giai cấp. Tình yêu không được coi là cơ sở của hôn nhân.
Theo em, thanh niên nam nữ hjii yêu nhau có nên cho cha mẹ biết hay hỊiông ?
Tự nguyện trong hôn nhân thể hiện qua việc cá nhân được tự do kết hôn theo luật định. Tuy nhiên, tự do kết hôn không phủ nhận vai trò khuyên nhủ, tư vấn tích cực của cha mẹ, người thân, bạn bè...
Hôn nhân tiến bộ là hôn nhân bảo đảm về mặt pháp lí, tức là phải đăng kí kết hôn theo luật. Điều này thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau, thể hiện tinh thần trách nhiệm trước xã hội và có ý thức chăm lo, bảo vệ cuộc sống gia đình hạnh phúc.
Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ còn thể hiện ở việc bảo đảm quyền tự do li hôn. Li hôn là cần thiết khi tình yêu giữa vợ và chồng không còn nữa và cuộc sống gia đình trở nên không thể chịu đựng nổi. Cần chú ý rằng li hôn chỉ được coi là việc bất đắc dĩ, vì li hôn gây ra nhiều hậu quả xấu cho cả hai người, đặc biệt là đối với con cái.
Tm hãy nêu những tác hại của sự [i hôn giữa vợ và chồng ấối với con cái của họ.
Thứ hai : Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
Hôn nhân dựa trên tình yêu chân chính là hôn nhân một vợ một chồng. Bởi vì, tình yêu là không thể chia sẻ được. Vợ chồng phải chung thuỷ, yêu thương, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Bình đẳng trong quan hệ vợ chồng là nguyên tắc cơ bản trong gia đình mới. Sự bình đẳng không phải là sự cào bằng, chia đôi... mà là vợ chồng có nghĩa vụ và quyền lợi, quyền hạn ngang nhau trong mọi mặt của đời sống gia đình. Nợ chồng phải biết tôn trọng ý kiến và nhân phẩm, danh dự của nhau, mỗi người luôn có ý thức hoàn thành trách nhiệm đối với gia đình tuỳ theo khả năng của mình.
Gia đình, chức năng của gia đình, các mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thành viên
Gia đình là gì ?
Hôn nhân sẽ tạo ra cuộc sống gia đình.
Gia đình là một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.
Trong gia đình, quan hệ hôn nhân thể hiện trong quan hệ giữa vợ và chồng ; quan hệ huyết thống thể hiện trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái, quan hệ giữa ông bà với các cháu, giữa anh, chị, em ruột với nhau.
Chức nărig của gia đình
Gia đình có các chức năng sau :
Chức năng duy trì nòi giống. Gia đình là nơi con người sinh ra và lớn lên để thế hệ nối tiếp thế hệ, duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Vheo em, một gia đình Việt Nam hiện nay nên có mấy con ? Vỉ sao ?
-Chức năng kinh tế. Các gia đình phải biết làm kinh tế với những hình thức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phù hợp với khả năng và điều kiện thực tế của mình, tạo ra nguồn thu nhập chính đáng để đáp ứng ngày càng tốt hơn những nhu cầu của gia đình.	,
Qia đình em có tổ chức sản xuất, hình doanh hoặc hoạt dộng dịch vụ hfiong?
Việc dó giúp gì cho gia đình em ?
Chức năng tổ chức đời sống gia đình. Gia đình phải tạo ra cho mỗi thành viên một môi trường sống an toàn, lành mạnh và dễ chịu. Gia đình là nơi con cái được yêu thương, trở thành nguồn vui và sự động viên cho cha mẹ, là nơi người già được quan tâm, sống vui với con cháu ; người lao động được nghỉ ngơi và hưởng thụ những thành quả lao động của mình và các thành quả văn hoá khác của xã hội...
(Đểgóp phần xây dựng gia dinh mình yên vui, hạnh phúc, em có thể hàm dược gì ?
Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái. Cha mẹ không chỉ có nghĩa vụ đáp ứng các nhu cầu ăn, mặc, học hành... của con cái mà còn phải biết nuôi con một cách khoa học để chúng được khoẻ mạnh và thông minh. Ngoài ra, cha mẹ 
còn phải làm tốt nhiệm vụ giáo dục con cái trở thành những công dân có ích cho xã hội. Ông bà, cha mẹ phải dạy bảo con cháu những điều hay lẽ phải, rèn luyện những thói quen, nếp sống lành mạnh...
Có người cho rằng, việc giáo dục trẻ em Cà việc của nhà trường. ĩ,m có nhận xệt gỉ về ý hiến này ?
Môi quan hệ gia đình và trách nhiệm của cấc thành viên
Trong gia dinh, mối quan hệ quan trọng nhất hà quan hệ nào ? Tì sao ?
Quan hệ giữa vợ và chồng. Quan hệ vợ chồng được hình thành dựa trên cơ 'sở. tình yêu và được pháp Ịuật công nhận. Vợ chồng phải có trách nhiệm chung thuỷ, yêu thương, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau cùng xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
Theo em, một gia dinh mà vợ chồng tuôn hất hoà sẽ ảnh hưởng như thê' nào dêh con cái ?
Quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Cha mẹ có trách nhiệm yêu thương, nuôi dưỡng và tạo điều kiện cho con cái được học tập nên người, không phân biệt đối xử giữa các con, tôn trọng ý kiến và quyền lợi hợp pháp của các con. Cha mẹ có trách nhiệm dạy dỗ, giáo dục con cái trở thành người con hiếu thảo trong gia đình, là công dân có ích cho xã hội.
Con cái có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, biết lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự và truyền thống tốt đẹp của gia đình. Đối với cha mẹ già, con cái có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc chu đáo, không được có những hành vi ngược đãi, xúc phạm.
Tếtrớ thành một người con hiếu thảo, em phải tàm gì ?
Quan hệ giữa ông bà và các cháu : Ông bà (nội, ngoại) có trách nhiệm yêu thương, quan tâm chăm sóc, giáo dục các cháu, sống mẫu mực và nêu gương
tốt cho con cháu. Cháu có bổn phận yêu thương, kính trọng, hiếu thảo và có trách nhiệm phụng dưỡng ông bà.
Em đã hàm những gì đểphụng dưỡng, chăm sóc ông hà ?
Em có thích những việc ấó hhông ?
Quan hệ giữa anh, chị, em : Anh, chị, em luôn có quan hệ gắn bó, vì vậy, giữa anh, chị, em phải có trách nhiệm thương yêu, tôn trọng, đùm bọc và biết bảo ban, chăm sóc, giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
Em hiểu thê'nào về câu : "dinh em như thể chân tay"?
Tóm lại, tình yêu, hôn nhân và gia đình là những vấn đề liên quan chặt chẽ với nhau. lình yêu chân chính sẽ dẫn đến hôn nhân. Hôn nhân sẽ tạo ra cuộc sống gia đình. Một gia đình hạnh phúc không chỉ mang lại những điều tốt đẹp cho mỗi thành viên mà còn trở thành một tế bào lành mạnh của xã hội. Hiểu rõ mối quan hệ tình yêu, hôn nhân, gia đình không chỉ là trách nhiệm đạo đức của mỗi công dân đối với xã hội, mà còn thể hiện trách nhiệm đạo đức đối với bản thân.
- TƯ LIỆU THAM KHẢO
Kết hôn : việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn.
"Nếu chỉ riêng hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu mới là hợp đạo đức thì cũng chỉ riêng hôn nhân trong đó tình yêu được duy trì, mới là hợp đạo đức mà thôi."(1>
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
Điêu 2. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình
Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
(1) c. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Sđd, t.21, tr. 128. 84
Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc ; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau ; không phân biệt đối xử giữa các con.
Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ ; thực hiện kế hoạch hoá gia đình.
Kế thừa, phát huy truyền thống vă'n hoá, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình.
Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình (trích)
Cấm các hành vi sau đây :
Kết hôn giả tạo, li hôn giả tạo ;
Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn ;
Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ ;
Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời ; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi ; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng ;
Điều 8. Điều kiện kết hôn
Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây :
Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên ;
Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định ;
Không bị mất năng lực hành vi dân sự ;
Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Điều 17. Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng
Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan.
Điều 19. Tình nghĩa vợ chồng
Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thuỷ, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau ; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.
Vợ chổng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và lí do chính đáng khác.
- CÂU HỞI VÀ BÀI TẬP
Hiện nay, trong học sinh có những bạn nam và nữ chơi thân với nhau và giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong hoạt động hằng ngày. Chúng ta có nên gán ghép và cho rằng hai bạn đó yêu nhau hay không ? Theo em, ở lứa tuổi này đã nên yêu đương hay chưa ? Vì sao ?
Trong bài học nêu lên một số điều nên tránh trong tình yêu. Em có đồng ý với những điều đó không ? Nếu có ý kiến gì khác, em hãy cho biết ý kiến của mình.
•
Hiện nay, có một số người chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không muốn đăng kí kết hôn vì ngại sự ràng buộc của pháp luật. Em có đồng tình với cách sống này không ? Vì sao ?
Theo em, điểm khằc biệt lớn nhất của chế độ hôn nhân hiện nay ở nước ta với chế độ hôn nhân trong xã hội phong kiến trước đây là gì ?
Trước đây, quan niệm về một gia đình có phúc là "con đàn, cháu đống". Em thấy quan niệm này còn phù hợp trong xã hội ngày nay không ? Vì sao ?
Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ về tình yêu, hôn nhân và gia đình.