SGK GDCD 10 - Bài 14 - Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

  • Bài 14 - Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trang 1
  • Bài 14 - Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trang 2
  • Bài 14 - Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trang 3
  • Bài 14 - Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trang 4
  • Bài 14 - Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trang 5
  • Bài 14 - Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trang 6
  • Bài 14 - Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trang 7
  • Bài 14 - Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trang 8
Bài 14
CÔNG DÂN VỚI Sự NGHIỆP XÂY DỰNG
VÀ BẢO VỆ TỔ Qưóc
- MỞ ĐẦU BÀI HỌC
Mỗi người đều có Tổ quốc của mình. Việt Nam là Tổ quốc của chúng ta. Là những công dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chúng ta cần có trách nhiệm như thế nào đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của mình ? Bài học này sẽ giúp chúng ta :
Biết được thế nào là lòng yêu nước, truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam và các biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước Việt Nam.
Hiểu được trách nhiệm của công dân, đặc biệt là học sinh đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Yêu quý quê hương, đất nước ; tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc ; có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
- NỘI DUNG BÀI HỌC
Lòng yêu nước .
Yêu nước là phẩm chất đạo đức quan trọng nhất của người công dân đối với Tổ quốc.
Vậy thế nào là lòng yêu nước ? Đặc trưng của truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam ? Trách nhiệm của thanh niên học sinh trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ?
Lòng yêu nước là gì ?
Em hãy đọc và nhận xét về tình cảm của tác giả đối với Tổ quốc được thể hiện qua đoạn thơ dưới đây :
Ôi! Tổ quốc, ta yêu như máu thịt,
INhư mẹ cha ta, như vợ, như chồng !
Ôi Tô’quốc ! TTềíỉ cần, ta chết
cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con song...
Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc.
Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm bình dị nhất và gần gũi nhất đối với con người như yêu gia đình, yêu người thân, yêu những thành quả lao động do mình tạo ra, yêu nơi mình đã sinh ra và lớn lên... Những tình cảm giản dị ban đầu đó dần dần phát triển thành tình cảm gắn bó với làng xóm, quê hương và được nâng lên thành lòng yêu nước. Lòng yêu nước ở mỗi con người chỉ có thể nảy nở và phát triển trải qua những biến cố, thử thách.
Truyền thông yêu nước của dân tộc Việt Nam
Yêu nước là một truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất của dân tộc Việt Nam, là cội nguồn của hàng loạt các giá trị truyền thống khác của dân tộc. Người Việt Nam yêu đất nước của mình, tình yêu đó được hình thành và hun đúc từ trong cuộc đấu tranh liên tục, gian khổ và kiên cường chống giặc ngoại xâm và lao động xây dựng đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói về truyền thống yêu nước của nhân dân ta như sau : "... Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và lũ cướp nước...".	Trích bài thơ Sao chiến thắng của Chế Lan Viên.
 	Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t.6, tr. 171.
Chính truyền thống yêu nước là sức mạnh nội sinh giúp đất nước ta, dân tộc ta-vượt qua bao khó khăn, thử thách, chiến thắng thiên tai khắc nghiệt và giặc ngoại xâm, tồn tại và phát triển với đầy đủ bản sắc của mình.
Lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam thể hiện ở những điểm sau :
Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước : Người Việt Nam yêu nước luôn luôn hướng về cội nguồn, về ông bà, cha mẹ, tổ tiên và quê hương của mình. Khi phải xa quê hương, đất nước, luôn nhớ về quê hương, hướng về Tổ quốc.
thương yêu đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc : Đồng bào, giống nòi là những gì thiêng liêng nhất gắn bó con người Việt Nam với nhau. Mỗi người dân Việt Nam yêu nước đều cảm thông sâu sắc với nỗi đau của đồng bào, dân tộc, luôn mong muốn đồng bào của mình được sống ấm no, hạnh phúc.
Lòng tự hào dân tộc chính đáng : Người Việt Nam luôn tự hào về truyền thống văn hoá lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc và có sức sống mạnh mẽ của dân tộc mình, tự hào về những con người của quê hương, đất nước, những anh hùng hào kiệt, những danh nhân văn hoá, tự hào về non sông gấm vóc và những sản vật phong phú của quê hương.
Đoàn kết, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền dân tộc và nền độc lập tự do của Tổ quốc, không bao giờ chịu làm nô lệ, làm người dân mất nước hoặc lệ thuộc nước ngoài. Tinh thần đoàn kết, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm là nét nổi bật của truyền thống yêu nước Việt Nam.
Cần cù và sáng tạo trong ỉao động để xây dựng, phát triển nền văn hoá dân tộc và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.
Người Việt Nam vốn có truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động. Mỗi người Việt Nam yêu nước đều lao động hết mình để xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đóng góp xây dựng quê hương và có những hành động thiết thực góp phần xây dựng và phát triển nền văn hoá dân tộc.
Vậy, học sinh chúng ta, những công (Tân trẻ tuổi của (Tất nưóc, chúng ta cần phải Càm gì để giữ gìn và phát huy truyền thôhg yêu nước của tíân tộc, góp phần yậy chựng và hảo vệ quê hương, (Tất nước ?
Trách nhiệm xây dựng Tổ quốc
Đất nước ta có được như ngày hôm nay là nhờ các thế hệ đi trước đã đổ bao mồ hôi, xương máu, vì vậy, chúng ta phải có trách nhiệm tiếp bước cha ông xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, đưa đất nước tiến lên, thoát khỏi nguy cơ tụt hậu, trở thành nước Việt Nam hoà bình, độc lập, phồn vinh.
Cụ thể là thanh niên học sinh chúng ta cần phải :
Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập, lao động ; có mục đích, động cơ học tập đúng đắn : Học để mai sau xây dựng đất nước, hiểu học tập tốt là yêu nước.
Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong ; sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội ; biết đấu tranh với các biểu hiện của lối sống lai căng, thực dụng, xa rời các giá trị văn hoá - đạo đức truyền thống của dân tộc.
Quan tâm đến đời sống chính trị, xã hội của địa phương, của đất nước. Thực hiện tốt mọi chỷ rương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước ; đồng thời vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện.
Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực, phù hợp với khả năng như : bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, xoá đói giảm nghèo, chống tiêu cực, tham nhũng,...
Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc.
Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc
Bác Hồ đã dạy : "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước".
Em hiểu thế nào về Cời dạy của (Bấc Jỉô' ? Theo em, chúng ta cần phải Càm gì dể hảo vệ Eo quốc ?
Lịch sử đã cho thấy dựng nước phải đi đôi với giữ nước. Giành được chính quyền đã khó nhưng giữ được chính quyền còn khó hơn. Ngày nay, đất nước ta 
tuy đã hoàn toàn được thống nhất, nhưng chúng ta vẫn phải luôn cảnh giác, chống lại mọi âm mưu phá hoại của kẻ thù để bảo vệ Tổ quốc.
Bảo vệ Tổ quốc là quyền và nghĩa vụ thiêng liêng, cao quý của mỗi công dân.
Là những công dân- trẻ tuổi yêu nước, thanh niên học sinh chúng ta có trách nhiệm :
Thanh niên lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh : Cao Thăng
Trung thành với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa, cảnh giác trước mọi âm mưu chia rẽ, xuyên tạc của các thế lực thù địch ; phê phán, đấu tranh với những thái độ, việc làm gây tổn hại đến an ninh quốc gia, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Tích cực học tập, rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ.
Tham gia đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi ; sẩn sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
Tích cực tham gia các hoạt động an ninh, quốc phòng ở địa phương ; tham gia các hoạt động Đền ơn đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng do nhà trường, địa phương tổ chức.
Vận động bạn bè, người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
Tích cực rèn luyện thân thể.
Ảnh : Lý Hoàng Long
- TƯ LIỆU THAM KHẢO
Văn kiện Đại hội XI, Đảng Cộng sản Việt Nam
Mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 là : "Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại ; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỉ cương, đồng thuận ; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt
(1) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXI,-ữ.103. 100
Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam năm 2013
Điều 11
Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị.
Điều 64
Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân.
Nhà nước củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân mà nòng cốt là lực lượng vũ trang nhân dân ; phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc, góp phần bảo vệ hoà bình ỏ' khu vực và trên thế giới.
Cơ quan, tổ chức, công dân phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh.
Luật Nghĩa vụ quân sự năm 1981 (Đã được sửa đổi, bổ sung các năm 1990,1994,2005)
Điều 12
Công dân nam giới đủ mười tám tuổi được gọi nhập ngũ ; độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình từ đủ mười tám tuổi đến hết hai mươi lăm tuổi.
- CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Thế nào là lòng yêu nước ? Em nghĩ gì về truyền thống yêu nước của dân tộc ta ?
Xử lí tình huống
Anh trai Hùng có giấy gọi nhập ngũ. Bố mẹ Hùng không muốn con đi bộ đội nên bàn nhau tìm cách xin cho anh ở lại.
Theo em, Hùng nên làm gì khi biết ý định của bố mẹ ? Vì sao ?
Thanh được địa phương cử và cấp kinh phí cho đi học để sau này trở về phục vụ quê hương. Nhưng sau khi học xong, Thanh đã tìm mọi cách để được ở lại thành phố.
Nếu là bạn của Thanh, em có thể làm gì ?
Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Tiến muốn theo học và phát triển nghề truyền thống của gia đình, dòng họ mình mà bạn có năng khiếu và rất yêu thích nó. Song, nhiều bạn bè cho rằng, Tiến làm như vậy là không có tương lai, thanh niên phải theo học những ngành khoa học - kĩ thuật hiện đại mới phù hợp.
Nếu íà Tiến, em sẽ làm gì ?
Hãy tìm hiểu về các hoạt động, các phong trào xây dựng quê hương của học sinh trường em, của thanh niên ở địa phương em.
Hãy tìm hiểu về những hoạt động góp phần vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc ở địa phương em (Ví dụ : Tinh hình thực hiện nghĩa vụ quân sự ở địa phương ; các hoạt động "đền ơn đáp nghĩa" đối với các gia đình thương binh, liệt sĩ, bộ đội neo đơn, gia đình có công với cách mạng của nhà trường, của địa phương ; gương chiến đấu, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc của các thương binh, liệt sĩ, chiến sĩ,... người địa phương ; các hoạt động của đội dân phòng, tổ an ninh ở địa phương...).