SGK GDCD 10 - Bài 7 - Thực tiễn và vai trò của thực tiền đối với nhận thức

  • Bài 7 - Thực tiễn và vai trò của thực tiền đối với nhận thức trang 1
  • Bài 7 - Thực tiễn và vai trò của thực tiền đối với nhận thức trang 2
  • Bài 7 - Thực tiễn và vai trò của thực tiền đối với nhận thức trang 3
  • Bài 7 - Thực tiễn và vai trò của thực tiền đối với nhận thức trang 4
  • Bài 7 - Thực tiễn và vai trò của thực tiền đối với nhận thức trang 5
  • Bài 7 - Thực tiễn và vai trò của thực tiền đối với nhận thức trang 6
  • Bài 7 - Thực tiễn và vai trò của thực tiền đối với nhận thức trang 7
Bài 7
THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN
ĐÓI VỚI NHẬN THỨC
- MỞ ĐẦU BÀI HỌC
Con người luôn mong muốn khám phá thế giới xung quanh và khám phá chính mình. Nhưng muốn khám phá đối tượng nào cũng phải xuất phát từ thực tiễn mới có khả năng nhận thức được bản chất đối tượng.
Học bài này, chúng ta cần :
Hiểu thế nào là nhận thức, thế nào là thực tiễn, thực tiễn có vai trò như thế nào đối với nhân thức.
Giải thích được sự hiểu biết của con người đều bắt nguồn từ thực tiễn.
Có ý thức tìm hiểu thực tế, khắc phục tình trạng chỉ học lí thuyết mà quên thực hành, luôn vận dụng những điều đã học vào cuộc sống để những kiến thức thu nhận được trở nên có ích.
- NỘI DUNG BÀI HỌC
Để biến đổi sự vật, cải tạo thế giới khách quan, con người phải hiểu biết sự vật, phải có tri thức về thế giới. Tri thức không có sẩn trong con người. Muốn có tri thức con người phải tiến hành hoạt động nhận thức.
Thế nào là nhận thức ?
(Bàn về níiận thức tủyưa đến nay, có nhiều quan điểm [hác nhau :
— Các nhà [Triết học duy tâm cho rằng nhận thức do bẩm sink hoặc do thần [inh mách bảo mà có.
— Các nhà Triết học duy vật trước c Mác [ại quan niệm nhận thức chỉ [à sự phản ánh dơn gian, máy móc, thụ dộng về sự vật, hiện tượng.
Triết học duy vật biện chứng cho rằng, nhận thức bắt nguồn từ thực tiễn, quá trình nhận thức diễn ra rất phức tạp, gồm hai giai đoạn : nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính.
Nhận thức cảm tính : là giai đoạn nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng, đem lại cho con người hiểu biết về các đặc điểm bên ngoài của chúng.
Ví dụ :
Khi muối ân tác động vào các cơ quan cảm giác, mát sẽ cho ta biết muối có màu trắng, dạng tinh thể ; mũi cho ta biết muối không có mùi; lưỡi cho ta biết muối có vị mặn.
Nhận thức lí tính : Ịà giai đoạn nhận thức tiếp theo, dựa trên các tài liệu do nhận thức cảm tính đem lại, nhờ các thao táC' của tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá,... tìm ra bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ :
Nhò đi sâu phân tích, người ta tìm ra cấu trúc tinh thể của muối, công thúc hoá học của muối, điều chế được muối.,,
Như vậy, nhận thức là quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào hộ óc của con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng.
Thực tiễn là gì ?
Triết học duy vật biện chứng cho rằng : Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.
Hoạt động thực tiễn rất đa dạng và ngày càng phong phú, chúng ta có thể khái quát thành ba hình thức cơ bản là : hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị - xã hội, hoạt động thực nghiệm khoa học.
Trong những hoạt động kể trên, hoạt động sản xuất vật chất là cơ bản nhất vì nó quyết định các hoạt động khác, và xét cho cùng, các hoạt động khác đều nhằm phục vụ hoạt động cơ bản này.
Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
Có bần một sinh viên hỏi chốt (Réc-na (1813 — 1878), nhà sinh Cí học người (Pháp :
— Thưa thầy, ấiều gỉ quan trọng nhất trong y học ?
— (Những sự hiện thực tiễn ! — Ông rành rọt trả Cời.
(Dựa vào hiếu hiết của mình em hãy cho biết:
а)	(Ýhiêh của chót (Béc-na đùng hay sai ?
б)	‘Thực tiên có những vai trò gì (Cối với nhận thức ?
*
Triết học duy vật biện chứng khẳng định : Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lí.
Thực tiễn là cơ ỖỞ của nhận thức
Mỗi người, mỗi thế hệ không chỉ có những nhận thức do thực tiễn và kinh nghiệm trực tiếp đem lại mà còn kế thừa, tiếp thu những tri thức của các thế hệ trước, của người khác đem lại. Song, suy cho cùng, mọi sự hiểu biết của con người đều trực tiếp nảy sinh từ thực tiễn. Nhờ có sự tiếp xúc, tác động vào sự vật, hiện tượng mà con người phát hiện ra các thuộc tính, hiểu được bản chất, quy luật của chúng.
Ví dụ :
Những tri thức về thiên văn, toán học, trồng trọt... của ngưài xưa đều dược hình thành từ việc quan sát thòi tiết, tính toán chu kì vận động của Mặt Tròi, của tuần trăng, sụ đo dạc ruộng đốt, sụ đúc kết kinh nghiệm tù thục tế gieo trồng hồng năm...
Quá trình hoạt động thực tiễn cũng đồng thời là quá trình phát triển và hoàn thiện các giác quan của con người. Nhờ đó, khả năng nhận thức của con người ngày càng sâu sắc, đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng.
Ví dụ :
Khi biết chế tạo vò sử dụng công cụ lao động, bàn tay con người trở nên khéo léo hơn, tư duy phát triển hơn...
Thực tiễn \ằ động lực của nhận thức
Thực tiễn là động lực thúc đẩy nhận thức phát triển vì thực tiễn luôn luôn vận động, luôn luôn đặt ra những yêu cầu mới cho nhận thức và tạo ra những tiền đề vật chất cần thiết thúc đẩy nhận thức phát triển.
Ví dụ :
Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thục dân Pháp, bác sĩ Đặng Văn Ngữ (1910- 1967) đã điều chế dược nước lọc pê-ni-xi-lin tù giống nấm
pê-ni-xi-lin mà ông đưa tù Nhật về. Lúc đó, thứ thuốc này dược coi là thần dược, đã làm lành vết thương cứu sống bao người, nhưng lại không chữa dược những vết thương mãn tính đã mưng mủ. Thực tế đó đặt ra yêu cầu y học phải nghiên cứu tìm ra loại kháng sinh mới. Năm 1952, Wát-man tìm ra strép-tô-mi-xin. Là người luôn theo dõi tình hình y học thế giới, bác sĩ Ngữ liền bắt tay nghiên cứu loại nấm mối này trong các mẫu đốt. Sau ba tháng, ông đã tìm ra 18 loại strép-tô-mi-xin. Trong đó, có nhiều loại điều trị được vết thương mãn tính đã mưng mủ.
Thực tiễn là mục đích của nhận thức
Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi nó được vận dụng vào thực tiễn. Mục đích cuối cùng của nhận thức là nhằm cải tạo hiện thực khách quan, đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần của con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói : "Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông", Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.8, tr.496. 42
Thực tiễn là tiều chuẩn của chân lí
Nhận thức ra đời từ thực tiễn, song nhận thức lại diễn ra ở từng người, từng thế hệ cụ thể với những điều kiện chủ quan, khách quan khác nhau. Bởi vậy, tri thức của con người về sự vật và hiện tượng có thể là đúng đắn hoặc sai lầm. Chỉ có đem những tri thức thu nhận được kiểm nghiệm qua thực tiễn mới đánh giá được tính đúng đắn hay sai lầm của chúng. Việc vân dụng tri thức vào thực tiễn còn có tác dụng bổ sung, hoàn thiện những nhận thức chưa đầy đủ.
Ví dụ :
Thuyết Nhật tâm của Cô-péc-níc cho rằng, Trái Đốt quay xung quanh Mặt Tròi. Nhò có kính viễn vọng tụ sáng chế và kiên trì quan sát bầu tròi, Ga-li-lê (1564- 1642) dã khẳng định Thuyết Nhật tâm của Cô-péc-níc là đúng và còn bổ sung : Mặt Trài còn tụ quay xung quanh trục của nó.
Tóm lại, thực tiễn là cơ sở củci nhận thức, là động lực của nhận thức, là mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra kết quả của nhận thức.
- Tư LIỆU THAM KHẢO
V. I. Lê-nin đã khẳng định : "Quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản về lí luận nhận thức". V.I. Lê-nin, Toàn tập, Sđd, 1.18, tr. 167.
Nhà bác học Ga-li-lê rất coi trọng thí nghiệm. Ông thường dùng thí nghiệm để chứng minh lập luận của mình. Một lần nghe người ta dạy cho học sinh : Các vật nặng bao giờ cũng rơi nhanh hơn vật nhẹ. Nhà bác học liền phản đối :
Làm gì có chuyện vô lí thê'! Chẳng lẽ một hòn đá nặng 1 kg lại rơi chậm gấp mười lần hòn đá nặng 10 kg ư ?
Chứ sao. - Mọi người đồng thanh nói - A-rít-xtốt đã nói như vậy !
Ga-li-lê đã làm một thí nghiệm thả hai hòn đá nặng, nhẹ khác nhau cùng từ trên một tháp cao xuống. Lẽ ra hai hòn đá phải rơi cùng một lúc. Song không hiểu vì sao hòn đá nặng lại rơi xuống trước hòn đá nhẹ một chút.
Không nản lòng, Ga-li-lê làm đi làm lại thí nghiệm. Kết quả ông đã phát hiện ra không khí có sức cản. Khi thả rơi những vật trong ống đã rút hết không khí thì quả nhiên các vật nặng, nhẹ đều rơi nhanh như nhau.
Thế là nhờ hoạt động thực nghiệm khoa học, Ga-li-lê không, những đã chứng minh được lập luận của mình, bác bỏ được sai lầm của A-rít-xtốt mà còn phát hiện ra định luật về sức cản của không khí/11
Chân lí : là những tri thức phù hợp với sự vật, hiện tượng mà nó phản ánh và đã được thực tiễn kiểm nghiệm.
- CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Dựa vào kiến thức đã học và thực tế cuộc sống, em hãy giải thích quan điểm : Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
Em hiểu như thế nào về nguyên lí giáo dục : Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội ?
Bản thân em đã có việc làm nào gắn học với hành ? Việc kết hợp giữa học với hành có tác dụng thế nào đối với quá trình học tập của em ?
Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết ý nghĩa của câu tục ngữ : Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
Trong khi chuẩn bị cho bài học Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, Hà nói với Hằng :
Chúng mình cố gắng thực hiện tốt các giờ thực hành, thí nghiệm của các môn học là vận dụng lí thuyết vào thực tiễn đấy.
Hằng liền bĩu môi :
Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn phải là những vấn đề lớn có giá trị cao cơ. Việc thực hành, thí nghiệm của bọn mình chỉ có tác dụng bổ sung cho giờ học lí thuyết thôi, đâu phải là vận dụng lí thuyết vào thực tiễn.
Em đồng ý với ý kiến nào ? Không đồng ý với ý kiến nào ? Vì sao ?
(1) Theo Cuộc sống và sự nghiệp, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1971, t.l.