SGK GDCD 10 - Bài 11 - Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học

  • Bài 11 - Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học trang 1
  • Bài 11 - Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học trang 2
  • Bài 11 - Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học trang 3
  • Bài 11 - Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học trang 4
  • Bài 11 - Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học trang 5
  • Bài 11 - Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học trang 6
  • Bài 11 - Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học trang 7
  • Bài 11 - Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học trang 8
  • Bài 11 - Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học trang 9
Bài 11
MỘT SỐ PHẠM TRỪ cơ BAN
CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC
- MỞ ĐẦU BÀI HỌC
Bài này giới thiệu một số phạm trù cơ bản của đạo đức học, qua nội dung bài chúng ta cần :
Hiểu được thế nào là nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc.
Biết được nghĩa vụ của bản thân và thực hiện tốt các nghĩa vụ đó.
Biết giữ gìn danh dự, nhân phẩm, lương tâm của mình, biết phấn đấu cho hạnh phúc của bản thân, gia đình và xã hội.
- NỘI DUNG BÀI HỌC
Nghĩa vụ
a) Nghĩa vụ là gì ?
Nghĩa vụ là sự phản ánh những mối quan hệ đạo đức, đặc biệt, giữa cá nhân với cá nhân và giữa cá nhân với xã hội. Nghĩa vụ là một trong những nét đặc trưng của đời sống con người, khác với con vật chỉ quan hệ với nhau trên cơ sở bản năng.
Sói mẹ nuôi con. Khi sói con ctã [ớn, sói mẹ xua ấìiôi con đỉ nơi [hác sông tự [ập. Khi ấy quan hệ giữa sói mẹ và sói con chỉ còn [à quan hệ hình thường giữa những con sói. Ta nói, hoạt đọng nuôi con của sói mẹ [à hoạt động thê'hiện hản năng của hoài sói
Cha mẹ nuôi con đền tuổi trương thành. (Bên cạnh việc hhuyêh [hích và tạo điều hịện Tể con cái hiêỉ tự [ập, cha mẹ [uốn [uôn yêu thương, quan tâm, giúp ấỡ con mình cho Tèh hhi nhắm mắt, xuôi tay. Ta nói, cha mẹ thực hiện nghĩa vụ với con cái
Trong cuộc sống, mỗi cá nhân luôn có những nhu cầu và lợi ích nhất định cần được thoả mãn để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của bản thân. Tuy nhiên, mỗi cá nhân dù cố gắng đến đâu cũng không thể tự thoả mãn được các nhu cầu và lợi ích đó nếu không có sự kết hợp với các cá nhân khác và toàn xã hội.
Ví dụ :
Trẻ em cần được di học, muốn vậy phởi có trường học và dội ngũ thầy, cô giáo. Do đó, cha mẹ học sinh và tất cà người lao động phải đóng thuế và dùng một phần tiền đó xây dụng trưòng, trà lưong cho các thầy, cô giáo.
Để bảo đảm hài hoà những nhu cầu và lợi ích của các thành viên, xã hội đặt ra các yêu cầu chung áp dụng cho tất cả mọi người. Khi các cá nhân ý thức được và biến những yêu cầu đó thành trách nhiệm của bản thân thì những trách nhiệm này được gọi là nghĩa vụ của cá nhân.
Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội. •
Cần chú ý, trong thực tế không phải khi nào nhu cầu và lợi ích của cá nhân cũng phù hợp với nhu cầu, lợi ích của xã hội, thậm chí có khi còn mâu thuẫn. Trong những trường hợp này, cá nhân phải biết đặt nhu cầu, lợi ích của xã hội lên trên. Không những thế, còn phải biết hi sinh quyền lợi của mình vì quyền lợi chung. Tuy nhiên, xã hội cũng phải có trách nhiệm bảo đảm cho sự thoả mãn nhu cầu và lợi ích chính đáng của các cá nhân, bởi vì, suy cho đến cùng, xã hội chỉ có thể phát triển lành mạnh trên cơ sở bảo đảm được những nhu cầu và lợi ích của mỗi cá nhân.
b) Nghĩa vụ của người thanh niên Việt Nam hiện nay
Một là, chăm lo rèn luyện đạo đức bản thân. Có ý thức quan tâm đến những người xung quanh, dám đấu tranh chống lại cái ác, bảo vệ cái thiện, góp phần xây dựng một xã hội mới dân chủ, công bằng, vãn minh.
Hai là, không ngừng học tập để nâng cao trình độ vãn hoá, tiếp thu khoa học và công nghệ hiện đại, nâng cao nhận thức về chính trị, xã hội để làm chủ đất nước và đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Ba là, tích cực lao động sản xuất để tạo ra của cải vật chất, văn hoá tinh thần, góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh ; môi người phải lao động cần cù, sáng tạo, trung thực và có trách nhiệm ; phê phán nhũng hiện tượng lười biếng, làm bừa, làm ẩu, gây ra nhiều hậu quả xấu cho xã hội và cho chính những người đó.
Bốn là, sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Là học sinh Hrung Học, em thấy mình có những nghĩa vụ nào ?
Lương tâm
Bà ýĩ mất một con gà mái. Him mãi hỊiông thấy nên hà có ý nghi ngờ nhà hàng xóm hắt trộm, dã nói hóng gió sự nghi ngờ của mình. Mây tuần trôi qua, một hôm con gà mái trồ về nhà và dẫn theo gần chục gà con. Nod ra, con gà đẻ trứng trong hụi cây dến ngày ấp nó nằm ỏ đó. Nay trứng nỏ, gà mẹ dẫn con về nhà. Nhìn dàn gà nằm sưởi nắng trước sân, hà dL thấy hối hận vì dã nghi ngờ nhà hên cạnh. Bà tự nhủ : Nếu sau này có mất gì thì mình cẩn phải hình tĩnh xem xét, hhông nên phẩn ứng vội vừng, Càm tổn hại dêh tình hàng, nghĩa xóm !
cảm giác hối hận của hà Hd còn dược gọi [à gì ? Nó có tdc dộng thế nào dêh hà ấy ?
Lương tâm là gì ?
Trong cuộc sống, những người có đạo đức luôn tự xem xét, đánh giá các mối quan hệ giữa bản thân với.những người xung quanh, với xã hội. Trên cơ sở đánh giá hành vi của mình, cá nhân tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức... Đó là lương tâm.
Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội.
Lương tâm tồn tại ở hai trạng thái.
Khi thực hiện những hành vi phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực đạo đức của xã hội, thì cá nhân cảm thấy hài lòng, thoả mãn với chính mình. Đó là trạng thái thanh thản của lương tâm.
Ví dụ :
Anh K là thợ xây, đã hết giò làm việc nhưng còn một số vữa, anh xây thêm hai hàng gạch để sủ dụng hết số vữa đó. Tuy về muộn lũ phút, nhưng anh. cảm thấy rốt vui vì đã không bỏ phí chút vữa nào.
Khi cá nhân có các hành vi sai lầm. vi phạm các chuẩn mực đạo đức, họ cảm thấy ăn năn và hối hận. Đó là trạng thái cắn rứt lương tâm.
Jfãy tìm một vài ví dụ về trạng thái cắn rứt của [ương tâm mà em 6iết.
Lương tâm dù tồn tại ở trạng thái nào cũng có ý nghĩa tích cực đối với cá nhân. Trạng thái thanh thản của lương tâm giúp con người tự tin hơn vào bản thân và phát huy được tính tích cực trong hành vi của mình. Trạng thái cắn rứt lương tâm giúp cá nhân điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu của xã hội. Một cá nhân thường làm điều ác nhưng lại không biết ăn năn, hối hận hay xấu hổ, không cắn rứt lương tâm thì bị coi là kẻ vô lương tâm.
Lầm thế nào để trở thành người có lương tâm ?
Lương tâm là đặc trưng của đời sống đạo đức, là yếu tố nội tâm làm nên giá trị của đạo đức con người. Nhờ có lương tâm mà những cái tốt đẹp trong đời sống được duy trì và phát triển, do đó trong cuộc sống không chỉ đòi hỏi mỗi cá nhân phải có lương tâm mà còn phải biết giữ gìn lương tâm. Muốn vậy, mỗi người cần phải :
Thường xuyên rèn luyện tư tưởng, đạo đức theo quan điểm tiến bộ, cách mạng và tự giác thực hiện các hành vi đạo đức hằng ngày để biến ý thức đạo đức thành thói quen đạo đức.
Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bản thân một cách tự nguyện, phấn đấu trở thành một công dân tốt, người có ích cho xã hội.
Bồi dưỡng những tình cảm trong sáng, đẹp đẽ trong quan hệ giữa người với người. Hướng nhận thức con người đến sự cao thượng, không chỉ biết yêu thương con người mà còn biết sống vì người khác.
Nhân phẩm và danh dự
a) Nhân phẩm
Mỗi con người luôn có những phẩm chất nhất định. Những phẩm chất này làm nên giá trị của cá nhân. Đó là nhân phẩm.
Nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất mà mỗi con người có được. Nói cách khác, nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi con người.
Ví dụ :
Bạn M là học sinh lớp 10. Một hôm, trên đường đến lớp, M nhặt dược chiếc túi xách trong dó có nhiều giấy tà và tiền. Bạn đã mang túi xách đó nộp cho các chú công an phường, được các chú khen là học sinh tốt. Ta nói bạn M là ngưòi có nhân phẩm.
Nhìn chung, mọi người đều có ý thức quan tâm và giữ gìn nhân phẩm của mình, trừ một số kẻ xấu xa, coi thường nhân phẩm của chính mình để đạt được một mục đích thấp hèn nào đó.
Ví dụ :
Những kẻ bán hàng giở cố tình lùa dối những ngưòi mua để trục lợi.
Người có nhân phẩm là người được xã hội đánh giá cao và được kính trọng. Người thiếu nhân phẩm hoặc tự đánh mất nhân phẩm sẽ bị xã hội đánh giá thấp, bị coi thường và khinh rẻ.
íEm nghĩ gỉ về câu tục ngữ: "(Đói cho sạch, rách cho thơm"?
Người có nhân phẩm là người có lương tâm, có nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh, luôn thực hiện tốt các nghĩa vụ đạo đức đối với xã hội và người khác, biết tôn trọng các quy tắc, chuẩn mực đạo đức tiến bộ.
b) Danh dự
Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá tri tinh thần, đạo đức của người dó.
Khi con người tạo ra được cho mình những giá trị tinh thần, đạo đức và những giá trị đó được xã hội đánh giá, công nhận thì người đó có danh dự.
Ví dụ :
Danh dụ đoàn' viên thanh niên, danh dụ nhà giáo...
Như vậy, danh dự là nhân phẩm đã được đánh giá và công nhận.
Danh dự có cơ sở từ những cống hiến thực tế của con người đối với xã hội, với người khác. Là con người, ai cũng đóng góp ít nhiều cho cuộc sống, cho xã hội, do đó, ai cũng có danh dự. Mỗi người cần phải luôn giữ gìn và bảo vệ danh dự của mình, tôn trọng danh dự của người khác. Khi biết giữ gìn danh dự của mình, các cá nhân có được một sức mạnh tinh thần để làm điều tốt và không làm điều xấu.
(Bạn dL dang hàm 6ài tập ở nhà. Bạn B học cùng hóp thấy vậy, mang vỏ 6di tập mà mình dã hàm yong 6ảo ý? chép hại cho nhanh rồi cùng di chơi, dt từ chối vì cho rằng, dây hà nhiệm vụ mà hản thân phải hoàn thành, vỉ thê'dã hhông di chơi dược.
(Em nhận xẹt gì về sự việc trên ?
Khi một cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình thì người đó được coi là có lòng tự trọng. Người có lòng tự trọng biết làm chủ các nhu cầu bản thân, kiềm chế được các nhu cầu, ham muốn không chính đáng và cố gắng tuân theo các quy tắc, chuẩn mực đạo đức tiến bộ của xã hội, đồng thời biết quý trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.
Tự trọng khác với tự ái. Tự ái là việc do quá nghĩ đến bản thân, đề cao cái tôi nên có thái độ bực tức, khó chịu, giận dỗi khi cho rằng mình bị đánh giá thấp hoặc bị coi thường. Người hay tự ái thường không muốn ai phê phán cũng như khuyên bảo mình ; khi tự ái họ hay có những phản ứng thiếu sáng suốt và dễ rơi vào sai lầm.
íEm đà tự ái 6ao giờ cdưa ?
Sự tự di ấy có Cợi day có dại ?
Vì sao ?
Hạnh phúc
a) Hạnh phúc là gì ?
Trong lịch sử, từng tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về hạnh phúc, sở dĩ có những quan niệm khác nhau đó là vì hạnh phúc gắn với cảm nhận và đánh giá của cá nhân, xã hội về cuộc sống thực tại. Sự cảm nhận và đánh giá này lại phụ thuộc vào từng cá nhân, đồng thời, lại phụ thuộc vào những tiêu chuẩn, sự đánh giá và sự thừa nhận của xã hội... Điều đó làm cho quan niệm về hạnh phúc vừa mang nội dung khách quan, vừa mang nội dung chủ quan.
Nói đến hạnh phúc, là nói đến sự đáp ứng ở những mức độ nhất định những nhu cầu vật chất của cuộc sống con người. Tuy nhiên, thoả mãn nhu cầu vật chất đến mức độ nào còn tuỳ thuộc vào từng con người cụ thể, vào trình độ phát triển của xã hội cụ thể.
Bên cạnh các nhu cầu vật chất, con người còn có những nhu cầu về tinh thần. Nhu cầu tinh thần vô cùng đa dạng và không giới hạn, nó không chỉ đơn thuần là những nhu cầu hưởng thụ các giá trị tinh thần mà nhân loại đã sáng tạo ra mà còn là những mong muốn được cống hiến cho xã hội, khẳng định giá trị của bản thân đối với cuộc sống. Nhu cầu này làm cho cuộc sống con người trở nên đẹp đẽ, phát triển được tính sáng tạo và nhân cách cao đẹp của con người.
íEm dãy nêu một sô'ndu cầu vật cdất và tind tdần của con người.
Vậy, hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng, thoả mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh về vật chất và tinh thần.
Ví dụ :
Những đứa con khoẻ mạnh, chăm học và biết vâng lài làm cho cha mẹ vô cùng vui sướng. Đó là hạnh phúc của người làm cha, làm mẹ.
b) Hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội
Hạnh phúc là cảm xúc của con người nên nó luôn gắn với từng cá nhân. Vì vậy, khi nói đến hạnh phúc trước hết là nói đến hạnh phúc cá nhân. Không thể đề cập đến một thứ hạnh phúc chung chung mà không gắn với những cá nhân cụ thể trong xã hội.
(Em hãy tỉm một vài ví dụ về hạnh phúc cá nhân.
Con người sống trong xã hội nên hạnh phúc cá nhân không tách rời hạnh phúc xã hội. Giữa hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Trong xã hội chúng ta hiện nay, hạnh phúc xã hội là cuộc sống hạnh phúc của tất cả mọi người. Hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội luôn gắn bó với nhau : hạnh phúc từng cá nhân là cơ sở của hạnh phúc xã hội và khi được sống trong một xã hội hạnh phúc thì các cá nhân có đầy đủ điều kiện để phấn đấu cho hạnh phúc của mình. Do đó, khi các cá nhân phấn đấu cho hạnh phúc của bản thân mình, thì cũng đồng thời phải biết thực hiện nghĩa vụ đối với người khác, với cộng đồng ; chỉ như vậy, hạnh phúc của mỗi người mới trở nên trọn vẹn và có ý nghĩa xã hội. Hạnh phúc xã hội không thể có được nếu mỗi người chỉ biết thu vén cho hạnh phúc của riêng mình.
- TƯ LIỆU THAM KHẢO
Nhu cầu : đòi hỏi của đời sống về mật tự nhiên và xã hội.
Lợi ích : điều có ích, có lợi cho một đối tượng nào đó, trong mối quan hệ với đối tượng ấy.
Trách nhiệm : phần việc được giao cho hoặc coi như được giao cho, phải bảo đảm làm tròn, nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu phần hậu quả.
Thể chế', những quy định, luật lệ của một chế độ xã hội, buộc mọi người phải tuân theo.
Phẩm chất: cái làm nên giá trị của người hay vật.
"Nếu khi lợi ích của Đảng và lợi ích của cá nhân mâu thuẫn với nhau, thì lợi ích của cá nhân phải tuyệt đối phục tùng lợi ích của Đảng." Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t.9, tr.289.
- CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Trong xã hội ta hiện nay, có một số người sống theo kiểu "Đèn nhà ai nhà nấy rạng", em có nhận xét gì về cách sống này ?
Vì sao người có lương tấm được xã hội đánh giá cao ?
Nhân phẩm và danh dự có vai ưò như thế nào đối với đạo đức cá nhân ? Vì sao những người nghiện ma tuý khó giữ được nhân phẩm và danh dự của mình ?
Hãy phân biệt tự trọng với tự ái.
Có người cho rằng hạnh phúc là "Cầu được, ước thấy". Em có đồng ý không ? Vì sao ?
Theo em, hạnh phúc của một học sinh Trung học là gì ?
Em hãy nêu một vài nghĩa vụ đạo đức cụ thể của công dân đối với xã hội.