SGK Ngữ Văn 6 - Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

  • Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng trang 1
  • Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng trang 2
  • Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng trang 3
  • Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng trang 4
BÀI 11
Kết quẩ cần đạt
Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng; biết ứng dụng nội dung truyện vào thực tế đời sống.
Hiểu cụm danh từ là gì và nắm được câu tạo của cụm danh từ.
Nắm được yêu cầu của các bước trong việc xây dựng bài văn kể chuyện đời thường.
VĂN BẢN
CHÂN, TAY, TAI, MAT, MIỆNG
(Truyện ngụ ngôn)
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng từ xưa vẫn sông với nhau rất thân thiết. Bỗng một hôm, cô Mắt đến than thở với cậu Chân, cậu Tay rằng :
Bác Tai, hai anh và tôi làm việc mệt nhọc quanh năm, còn lão Miệng chẳng làm gì cả, chỉ ngồi ăn không. Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng
(có sống được không.
Cậu Chân, cậu Tay cũng nói:
Phải đấy ! Chúng ta phải đi nói cho lão Miệng biết để lão tự lo lấy. Chúng ta vất vả nhiều rồi. Nay đã đến lúc lão phải tự mình tìm lây thức ăn, xem lão có làm nổi không.
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cùng kéo đến nhà lão Miệng. Đi qua nhà bác Tai, họ thấy bác ta đang ngồi im lặng như nghe ngóng điều gì. cả ba cùng chạy vào nói:
Bác Tai ơi, bác có đi với chúng cháu đến nhà lão Miệng không ? Chúng cháu đến nói cho lão biết từ nay chúng cháu không.làm cho lão ăn nữa. Chúng cháu cũng như bác, lâu nay vat vả nhiều rồi, nay phải nghỉ ngơi mới được.
Bác Tai gật đầu lia lịa :
Phải, phải... Bác sẽ đi với các cháu !
Bôn người hăm hở^1) đến nhà lão Miệng. Đến nơi họ không chào hỏi gì cả, cậu Chân, cậu Tay nói thẳng(2) với lão :
— Chúng tôi hôm nay đến không phải để thăm hỏi, trò chuyện gì với ông, mà đê’ nói cho ông biết: Từ nay chúng tôi không làm đê’ nuôi ông nữa. Lâu nay, chúng tôi đã cực khổ, vất vả vì ông nhiều rồi.
Lão Miệng nghe nói, rất lây làm ngạc nhiên. Lão nói:
Có chuyện gì muôn bàn với nhau thì hãy vào nhà đã, làm gì mà nóng thế ?
Bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay đều lắc đầu mà rằng :
Không, không phải bàn bạc gì nữa, từ nay trở đi, ông phải lo lấy mà sống. Còn chúng tôi, chúng tôi sẽ không làm gì cả. Xưa nay, chúng tôi có biết cái gì rigọt bùi ngon lành mà làm cho cực !
Nói rồi, cả bọn kéo nhau về.
Từ hôm đó, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay không làm gì nữa. Một ngày, hai ngày, rồi ba ngày, cả bọn thấy mệt mỏi, rã rời. Cậu Chân, cậu Tay không còn muốn cất mình lên để chạy nhảy, vui đùa như trước nữa ; cô Mắt thì ngày cũng như đêm lúc nào cũng lờ đờ thây hai mi nặng trĩu như buồn ngủ mà ngủ không được. Bác Tai trước kia hay đi nghe hò nghe hát, nghe tiếng gì cũng rõ, nay bỗng thây lúc nào cũng ù ù như xay lúa ở trong, cả bọn lừ đừ(4) mệt mỏi như thế, cho đến ngày thứ bảy thì không thể chịu được nữa, đành họp nhau lại để bàn. Bác Tai nói với cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay :
Chúng ta lầm rồi các cháu ạ. Chúng ta nếu không làm cho lão Miệng có cái ăn thì chúng ta sẽ bị tê liệt(5) cả. Lão Miệng không đi làm, nhưng lão có công việc là nhai. Như vậy cũng là làm việc chứ không phải là ăn không ngồi rồi(6). Trước kia sông với nhau thân thiết như thế, nay tự dưng chúng ta gây nên chuyện. Lão Miệng có ăn thì chúng ta mới khoẻ khoắn được. Chúng ta nên đến nói lại với lão, các cháu có đi không ?
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cố gượng dậy đi theo bác Tai đến nhà lão Miệng. Đến nơi, họ thấy lão Miệng cũng nhợt nhạt cả hai môi, hai hàm thì khô như rang, không buồn nhếch mép. Bác Tai, cô Mắt vực lão Miệng dậy. Còn cậu Chân> cậu Tay thì đi tìm thức ăn. Lão Miệng ăn xong, dần dần tỉnh lại. Bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay tự nhiên thây đỡ mệt nhọc, rồi thấy trong mình khoan khoáinhư trước. Từ,đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị(8) ai cả.
(Theo Truyện cổ dân gian Việt Nam)
Chú thích
Hăm hở: dáng bộ hăng hái, muôn thực hiện nhanh ý định.
Nói thẳng: nói trực tiếp, không giấu giếm những điều muôn nói.
Lờ đờ: chậm chạp, thiếu tinh nhanh.
Lừ đừ: chậm chạp, mệt mỏi.
Tê liệt: mất cảm giác và khả năng cử động.
Ăn không ngồi rồi : chỉ ăn, không làm, sông hưởng thụ mà không lao động.
Khoan khoái: có cảm giác dễ chịu, thoải mái.
Tị : so tính, không bằng lòng trước những gì người khác được hưởng.
ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Vì sao cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng ?
Truyện mượn các bộ phận của cơ thể người để nói chuyện con người. Có thê’ ví cơ thể người như một tổ chức, một cộng đồng, v.v... mà Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là những cá nhân trong tổ chức, cộng đồng đó. Từ mốì quan hệ này, truyện nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người điều gì ?
Ghi nhớ
Từ câu chuyện của Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng, truyện nêu ra bài học : Trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sôhg tách biệt mà phải nương tựạ vào nhau, gắn bó với nhau dể cùng tồn tại ; do đó phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.
LUYỆN TẬP
Hãy nhắc lại định nghĩa truyện ngụ ngôn và tên gọi những truyện ngụ ngôn đã học.