SGK Ngữ Văn 6 - Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

  • Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ trang 1
  • Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ trang 2
  • Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ trang 3
  • Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ trang 4
TỪ NHIỀU NGHĨA
VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ
- TỪ NHIỀU NGHĨA
Đọc bài thơ sau :
NHỮNG CÁT CHÂN
Cái gậy có một chân Biết giúp bà khỏi ngã.
Chiếc com-pa bố vẽ Có chân dứng, chân quay.
Cái kiềng đun hằng ngày Ba chân xoè trong lửa.
Chẳng bạo giờ đi cả Là chiếc bàn bốn chân.
Riêng cái võng Trường Sơn Không chân, đi khắp nước.
(Vũ Quần Phương)
Tra từ điển để biết các nghĩa của từ chân.
Tìm thêm một số từ khác cũng có nhiều nghía như từ chân.
Tìm một sô" từ chỉ có một nghĩa, ví dụ : com-pa, kiềng, ...
Ghi nhớ
Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa.
- HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ
Tìm mối liên hệ giữa các nghĩa của từ chân.
Trong một câu cụ thể, một từ thường được dùng với mây nghĩa ?
3*. Trong bài thơ Những cái chân, từ chân được dùng với những nghĩa nào ?
Ghi nhớ
Chuyên nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.
Trong từ nhiều nghĩa có :
Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.
Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
Thông thường, trong câu, từ chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên trong một sô' trường hợp, từ có thể được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyên.
- LUYỆN TẬP
Hãy tìm ba từ chỉ bộ phận cơ thê’ người và kể ra một số ví dụ về sự chuyên nghĩa của chúng. Ví dụ :
chân : chân bần, chân giường, chân núi, chân đê, chân trời,...
Trong tiếng Việt, có một số từ chỉ bộ phận của cây cối được chuyên nghĩa để cấu tạo từ chỉ bộ phận cơ thê người. Hãy kê’ ra những trường hợp chuyên nghĩa đó.
Dưới đây là một số hiện tượng chuyển nghía của từ tiếng Việt. Hãy tìm thêm cho mỗi hiện tượng chuyên nghĩa đó ba ví dụ minh hoạ :
Chỉ sự vật chuyên thành chỉ hành động : cái cưa -» cưa gỗ.
Chỉ hành động chuyên thành chỉ đơn vị: gánh củi đi -> một gánh củi.
4*. Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi:
NGHĨA CỦA TỪ "BỤNG"
Thông thường, khi nói đến ăn uống hoặc những cảm giác về việc ăn uống, ta nghĩ đến bụng. Ta vẫn thường nói: đói bụng, no bụng, ăn cho chắc bụng, con mắt to hơn cái bụng, ... Bụng được dùng với nghĩa "bộ phận cơ thể người hoặc động vật chứa ruột, dạ dày".
Nhưng các cụm từ nghĩ bụng, trong bụng mừng thầm, bụng bảo dạ, định bụng,... thì sao ? Và hàng loạt cụm từ như thế nữa : suy bụng ta ra bụng người, đi guốc trong bụng, sôhg để bụng chét mang đi,... Trong những trường hợp này, từ bụng được hiểu theo cách khác : bụng là "biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ ra, đốì với người, với việc nói chung".
(Theo Hoàng Dĩ Đình)
Tác giả đoạn trích nêu lên mấy nghĩa của từ bụng ? Đó là những nghĩa nào ? Em có đồng ý với tác giả không ?
Trong các trường hợp sau đây, từ bụng có nghĩa gì:
Ăn cho ấm bụng.
Anh ấy tốt bụng.
Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc.
Chính tả (nghe - viết) : Sọ Dừa (từ Một hòm, cô út vừa mang cơm đến giàu đem cho chàng).
ĐỌC THÊM
VỀ TỪ "NGỌT"
Ngọt biểu thị một khái niệm không sao thiếu được trong đời sông vật châ't cũng như tình cảm của con người. Vừa mới ra đời, ta đã cần đến vị ngọt của dộng sữa mẹ. Lớn lên, ta càng cần hiểu thêm thế nào là lời nói ngọt. [...]
Đầu tiên, hãy nói đến cái nghĩa cơ bản, hoàn toàn vật chất của từ ngọt. [...]
Ngọt của mía, của đường phèn, mật ong hoặc của trái cây chín khác với cái ngọt của bát canh cua, của nước dùng nấu bằng thịt, xương. [...]
Trong dây chuyền phát triển nghĩa của ngọt, ta khó lòng mà bỏ qua được một nhận xét : khái niệm ngọt đã dược con người lần lượt nhận thức qua năm giác quan. Từ cái ngọt nếm dược bằng lưỡi, ta có cái ngọt ngửi thấy được nhờ mũi, do hai giác quan này rất gần nhau : thoảng qua một mùi gì ngọt ngọt, mùi thơm ngọt của dứa; Rồi cơ hồ ngọt có thể nhìn thây bằng mắt giữa ngày xuân ngọt nắng, cái nắng vàng ngọt như mật [...], hay phối hợp cảm giác để thấy dao bén ngọt, cắt cho ngọt taỵ liềm,. [...]. Từ đây, ngọt đã từ bỏ khá xa cái vị đường cụ thể ban đầu, và ngọt nghe được nhờ tai như dàn ngọt hát hay, ngọt giọng đã mang một ý nghĩa khá trừu tượng, tuy rằng lời nói ngọt chang qua cũng là lời đường mật mà ra, và trong lô'i so sánh ta vẫn dùng nói ngọt như mía lùi cứ y như là giữa hai cái ngọt này chưa bao giờ có sự chia tách về nghĩa vậy [...].
(Đào Thản, Từ ngôn ngữ chung đêh ngôn ngữ nghệ thuật,
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr. 16 - 18)