SGK Ngữ Văn 6 - Con Rồng cháu Tiên

  • Con Rồng cháu Tiên trang 1
  • Con Rồng cháu Tiên trang 2
  • Con Rồng cháu Tiên trang 3
  • Con Rồng cháu Tiên trang 4
  • Con Rồng cháu Tiên trang 5
BÀI1
Kết quả cần đạt
Bước đầu nắm được định nghĩa truyền thuyết. Hiểu nội dung, ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện Con Rông cháu Tiên và Bánh chưng, bánh giầy. Kể được hai truyện này.
Nắm được định nghĩa về từ và ôn lại các kiểu cấu tạo từ tiêng Việt đã học ở bậc Tiểu học.
Hiểu được thế nào là mục đích giao tiếp và các dạng thức của văn bản.
VĂN BẢN
CON RỒNG CHÁU TIÊN
(Truyền thuyết^)
Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sông trên cạn, sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh/4) - những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành. Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Xong việc, thần thường về thuỷ cụng(2) với mẹ, khi có việc cần, thần mới hiện lên.
Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông(3), xinh đẹp tuyệt trần. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống trên cạn ở cung điện Long Trang.
ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Đến kì sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô(4\ khoẻ mạnh như thần.
Thê rồi một hôm, Lạc Long Quân vốn quen ở nước cảm thây mình không thể sông mãi trên cạn được, đành từ biệt Âu Cơ và đàn con để trở về thuỷ cung. Âu Cơ ở lại một mình nuôi con, tháng ngày chờ mong, buồn tủi. Cuối cùng nàng gọi chồng lên và than thở :
Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con ?
Lạc Long Quân nói:
Ta vôn nòi rồng ỏ' miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình, tập quán(5) khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.
Âu Cơ và trăm con nghe theo, rồi chia tay nhau lên đường.
Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lây hiệu là Hùng Vương, đóng đô(6) ở đất Phong Châu^)z đặt tên nước là Văn Lang. Triều đình có tướng văn, tướng võ; con trai vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương; khi cha chết
thì ngôi được truyền cho con trưởng, mười mây đời truyền nối ngôi vua đều lay hiệu là Hùng Vương, không hề thay đổi.
Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta - con cháu vua Hùng - khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng cháu Tiên.
(Theo Nguyễn Đổng Chi)
Chú thích
(★) Truyền thụyết: loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
Trong năm truyền thuyết ở sách này, bốn truyện đầu là những truyền thuyết về thời đại Hùng Vương - thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam. Những truyền thuyết này gắn với nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nước, giữ nước thời các vua Hùng. Truyện thứ năm - Sự tích Hồ Gươm - là truyền thuyết về thời Hậu Lê. So với những truyền thuyết về thời kì đầu dựng nước, những truyền thuyết về thời sau ít yếu tố hoang đường hơn và theo sát lịch sử hơn.
Truyền thuyết Việt Nam có môi quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Nhiều truyền thuyết, đặc biệt truyền thuyết về thời các vua Hùng, là những thần thoại đã được lịch sử hoá.
Ngư Tinh : con cá sống lâu năm thành yêu quái; Hồ Tinh : con cáo sống lâu năm thành yêu quái; Mộc Tinh : cây sống lâu năm thành yêu quái {ngư: cá ; tinh : yêu quái, như trong "cáo thành tinh” hoặc thần linh, như trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh').
Thuỷ cung: cung điện dưới nước {thuỷ: nước ; cung: nơi ở của vua hoặc toà nhà, công trình kiến trúc lớn).
Thần Nông: nhân vật trong thần thoại và truyền thuyết đã dạy loài người trồng trọt và cày cây.
Khôi ngô : (vẻ mặt) sáng sủa, thông minh.
Tập quán : thói quen của một cộng đồng (địa phương, dân tộc, v.v...) hình thành từ lâu trong đời sống, được mọi người làm theo.
Đóng đô : lập kinh đô.
Phong Châu : tên gọi một vùng đất cổ, nay chủ yếu thuộc địa bàn tỉnh Phú Thọ, mà Việt Trì và Bạch Hạc là trung tâm.
ĐỌC - HlỂu VĂN BẢN
Hãy tìm những chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kì lạ, cao quý về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có gì kì lạ ? Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào và để làm gì ? Theo truyện này thì người Việt là con cháu của ai ?
Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo ? Hãy nói rõ vai trò của các chi tiết này trong truyện.
Thảo luận ở lớp : Ý nghĩa của truyện Con Rồng cháu Tiên. Hãy đọc phần Đọc thêm để hiểu đầy đủ hơn ý nghĩa đó.
Ghi nhớ
Định nghĩa truyền thuyết (như chú thích (★) trang 7).
Truyện Con Rông cháu Tiên có nhiều chí tiết tưởng tượng kì ảo (như hình tượng các nhân vật thần có nhiều phép lạ và hình tượng bọc trăm trứng, v.v...) nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giông nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhát cộng đồng của người Việt.
LUYỆN TẬP
1*. Em biết những truyện nào của các dân tộc khác ở Việt Nam cũng giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện Con Rồng cháu Tiên ? Sự giống nhau ây khắng định điều gì ?
Hãy kê’ diễn cảm truyện Con Rồng cháu Tiên.
ĐỌC THÊM
- Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ TỔ mùng mười tháng ba(a\
(a) Ngày mùng mười tháng ba âm lịch hằng năm là ngày giỗ Tô’ Hùng Vương, tức là ngày tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước.
Bầu ơi thương lây bí cùng
Tuy rằng khác giôhg nhưng chung một giàn.
(Ca dao)
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Những ai đã khuât
Những ai bây giờ
Yêu nhầu và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ TỔ.
(Nguyễn Khoa Điềm, Mặt đường khát vọng')