SGK Vật Lí 10 - Tổng kết chương II - Động lực học chất điểm

  • Tổng kết chương II - Động lực học chất điểm trang 1
  • Tổng kết chương II - Động lực học chất điểm trang 2
ỔNG KÉT CHƯGNC II
Động lực học chất điểm
- CÂN BẰNG CỦA CHẤT ĐIỂM
Điều kiện cân bằng
Muốn cho một chất điểm đứng cân bằng thì hợp lực của các lực tác dụng lên nó phải bằng không.
F = F] + F2 + ... = ổ
Quy tắc hình bình hành
Nếu hai lực đồng quy làm thành hai cạnh của một hình bình hành, thì đường chéo kẻ từ điểm đồng quy biểu diễn hợp lực của chúng.
- BA ĐỊNH LUẬT NIU-TƠN
Định luật I
Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
Định luật II
Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
- F a = — nì
Định luật III
Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều.
^BA - AB
- Lực VÀ KHỐI LƯỢNG
. Lực là đại lượng vectơ đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác mà kết quả là gây ra gia tốc cho vật hay làm vật biến dạng.
. Khối lượng là đại lượng vô hướng, đặc trưng cho mức quán tính của mỗi vật.
- CÁC LỰC CO
Lực hấp dẫn - Định luật vạn vật hấp dẫn
Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kì tỉ lệ thuận với tích hai
khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng
cách giữa chúng.	MiZ?b
Fhd = G~^2 r
Hệ số tỉ lệ G = 6,67.10_11N.m2/kg2 được gọi là hằng số hấp dẫn.
Trọng lực là lực của Trái Đất tác dụng vào các vật, gây ra cho chúng gia tốc rơì tự do. Trọng lượng là độ lớn của trọng lực.
Lực đàn hồi - Định luật Húc
Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi của lò xo có độ lớn tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.
Hệ số tỉ lệ k gọi là độ cứng của lò xo.
Lực ma sát
Có ba loại lực ma sát:
Lực ma sát trượt luôn ngược chiều với vận tốc của vật trượt
trên một bề mặt;	r	*7
^ũist =
Lực ma sát lăn cản trở chuyển động lăn của một vật trên một bề mặt. Lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt rất nhiều.
Lực ma sát nghỉ có một giá trị cực đại. Lực ma sát nghỉ cực đại lớn hơn lực ma sát trượt.
Lực (hay hợp lực của các lực) tác dụng vào một vật chuyển động tròn đều và gây ra cho vật gia tốc hướng tàm gọi là lực hướng tâm.
r _ rmr	2,.
Fht =	= ma> r