SGK Vật Lí 8 - Bài 19. Các chất được cấu tạo như thế nào?

  • Bài 19. Các chất được cấu tạo như thế nào? trang 1
  • Bài 19. Các chất được cấu tạo như thế nào? trang 2
  • Bài 19. Các chất được cấu tạo như thế nào? trang 3
Bài 19
CÁC CHẤT ĐƯỢC CẪU TẠO NHU THẾ NÀO ?
ĐỔ 50cm3 rượu vào 50cm3 nước ta không thu được 100cm3 hỗn hợp rượu và nước, mà chi thu được khoảng 95cm3 !
Vậy khoảng 5cm3 hỗn hợp còn lại đã biến đi đâu (H.19.1) ?
■ I - CÁC CHẤT CÓ ĐƯỢC CẤU TẠO TÙ CÁC HẠT RIÊNG BIỆT KHÔNG ?
Các chất nhìn có vẻ như liền một khối, nhưng có thực chúng liển một khối hay không ?
Cách đây trên hai nghìn năm, người ta đã nghĩ ràng vật chẫt không liền một khối mà được cẩu tạo từ các hạt riêng biệt rất nhỏ, mát thường không thể nhìn thấy được. Tuy nhiên, người ta không làm cách nào chứng minh được ý nghĩ cứa mình là đúng.
Mải đến đâu thê' ki XX, con ngưòi mới chứng minh được bàng thí nghiệm sự tồn tại của các hạt riêng biệt cấu tạo nên mọi vật mà người ta gọi là nguyên tử và phân tứ.
- 100 <
- 100
í I
-100 .
— 80 ;
— 80
3S
-80
— 60
— 60 -
-60
40
20
-40 Si
20 3
2	
Hình ĩ 9.1
Hình 19.2. Kính hiến vi hiện đại.
Nguyên tú là hạt chất nhỏ nhất, còn phân tứ là một nhóm các nguyên tử kết họp lại. Vì nguyên tử và phân tử đểu vô cùng nhó bé nên các chãt nhìn có vẻ như líển một khối.
Ngày nay, các kính hiến vỉ hiện đại (H.19.2) đã chụp được ánh cúa nguyên tử, phân tử một số chất và không ai còn nghi ngờ vể sự tổn tại của những hạt này (H.19.3).
Hình 19.3. Ánh chụp các nguyên tủ silic qua kính hiển vi hiện đại.
II - GIỮA CÁC PHÂN TỬ CÓ KHOẢNG CÁCH HAY KHÔNG ?
«
1. Thí nghiệm mô hình
Chúng ta tìm cách giải đáp câu hói nêu ra ở đầu bài bàng cách dùng một thí nghiệm tương tự như thí nghiệm trộn rượu với nước, được gọi là thí nghiệm mô hình.
S-'i Hãy lây 50cm3 cát đố vào 50cm3 ngô rồi lác nhẹ xem có được lOOcm3 hỗn hợp ngô và cát không ? Hãy giái thích tại sao ?
2. Giũa các nguyên tứ, phàn tứ có khoáng cách
Hãy cố gắng dùng cách giải thích sự hụt thế tích trong thí nghiệm trộn cát vào ngô để giải thích sự hụt thế tích trong thí nghiệm trộn rượu với nước. Chi khỉ nào không giải thích được mói đọc đoạn sau đây :
Giữa các hạt ngô có khoảng cách nên khi đổ cát vào ngô, các hạt cát đã xen vào những khoảng cách này làm cho thế tích cứa hỗn hợp nhỏ hơn tổng thề tích của ngô và cát.
■MR
Giữa các phân tử nước cũng như giữa các phân tử rượu đểu có khoảng cách. Khỉ trộn rượu với nước, các phân tử rượu đã xen vào khoảng cách giữa các phân tứ nước và ngược lại. Vì thế mà thề tích của hỗn hợp rượu và nước giảm. Các ánh chụp nguyên tử, phân tử qua kính hiến vi hiện đại cũng cho thấy giữa chúng có khoảng cách CH. 19.3).
▼ in - VẬN DỤNG
Hãy vận dụng những điểu đã học ớ trên đế giải thích các hiện tượng sau đây.
Thà một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt.
Quả bóng cao su hoặc quà bóng bay bom căng, dù có buộc thật chặt cũng cứ ngày một xẹp dân.
Cá muốn sống được phải có không khí, nhưng ta thấy cá vân sống được trong nước.
* Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử. « Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
Có thẽ em chưa biết
« Khối lượng của Trái Đất lớn hơn khối lượng của quả cam bao nhiêu lần thì khối lượng của quả cam lớn hơn khối lượng của phân tử hiđrô bấy nhiêu lần.
- Nếu xếp một trăm triệu phân tử nước nối liền nhau thành một hàng thì cũng chưa dài đến 2cm.
• Nếu tưởng tượng mỗi vật đều lớn lên gấp một triệu lần, nghĩa là một con muỗi sẽ trở thành một con vật khổng lồ dài tới 10km thì kích thước của mỗi phân tử vẫn chưa lớn bằng một dấu chấm (.).