SGK Vật Lí 8 - Bài 6. Lực ma sát

  • Bài 6. Lực ma sát trang 1
  • Bài 6. Lực ma sát trang 2
  • Bài 6. Lực ma sát trang 3
  • Bài 6. Lực ma sát trang 4
Bài 6
LỰC MA SÁT
Sụ khác nhau co bản giữa trục bánh xe bò ngậy xưa vả trục bánh xe đạp, trục bánh xe ôtô bây giờ là ò chỗ trục bánh xe bò không có ổ bi còn trục bánh xe đạp, bánh xe ôtô thì có ố bi. Thế mà con người đã phải mất hàng chục thế ki mới tạo nên được sụ khác nhau đó.
Bài này giúp các em phân nào hiểu được ý nghĩa của việc phát minh ra ổ bt
I - KHI NÀO CÓ LỰC MA SÁT ?
Lực ma sát trượt
■ Khi bánh xe đạp đang quay, nếu bóp nhẹ phanh thì vành bánh chuyến động chậm lại. Lực sinh ra do má phanh ép sát lên vành bánh, ngăn càn chuyến động cùa vành được gọi là lục ma sát trượt. Nếu bóp phanh mạnh thì bánh xe ngừng quay và trượt trên mật đường, khi đó có lực ma sát trượt giữa bánh xe và mặt đường.
• B Hãy tìm ví dụ vể lực ma sát trượt trong đòi sống và kĩ thuật.
Lực ma sát lăn
■ Khi ta búng hòn bi trên mặt sàn, hòn bi lăn chậm dần rổi dừng lại. Lực do mặt bàn tác dụng lên hòn bi, ngăn càn chuyến động lăn cúa hòn bi là lực ma sát lăn.
• BE Hãy tìm thêm ví dụ về lực ma sát lăn trong đời sống và kĩ thuật.
Trong các trường hợp vẽ ỏ hình 6.1, trường hợp nào có lực ma sát trượt, trường hợp nào có lực ma sát lăn ?
Từ hai trưòng họp trên em có nhận xét gì vé cường độ của lực ma sát trượt và lực ma sát lăn.
Lực ma sát nghi
Móc lực kế vào một vật nặng đặt trên mặt bàn rồi kéo từ tù lực kế theo phưong nàm ngang (H.6.2). Đọc số chi của lực kế khi vật nặng còn chưa chuyến động.
Hình 6.2
Tại sao trong thí nghiệm trên, mặc dù có lực kéo tác dụng lên vật nặng nhưng vật vân đứng yên ?
■ Lực cân bàng với lực kéo ở thí nghiệm trên được gọi là lực ma sát nghỉ.
dB Hãy tìm ví dụ về lực ma sát nghi trong đời sống và kĩ thuật.
u - LỰC MA SÁT TRONG ĐOI SỐNG VÀ Kĩ THUẬT
Lực ma sát có thể có hại
Hãy nêu tác hại của lực ma sát và các biện pháp làm giám lực ma sát trong các trường hợp vẽ ở hình 6.3.
Xích xe đạp
ạ?
Trục quay có ổ bi
b)
Đẩy thùng đồ
Hình 6.3
c)
Lực ma sát có thế có ích
Hãy quan sát các trường hợp vê ở hình 6.4 và tưởng tượng xem nếu không có lục ma sát thì sẽ xảy ra hiện tượng gì ? Hãy tìm cách làm tăng lực ma sát trong những trường hợp này.
Ôtô phanh gấp
▼ ra - VẬN DỰNG
Hãy giái thích các hiện tượng sau và cho biết trong các hiện tượng này ma sát có ích hay có hại :
Khi đi trên sàn đá hoa mới lau dẻ bị ngã.
Ôtô đi vào chỗ bùn lây, có khi bánh quay tít mà xe không tiến lên được.
Giày đi mãi đế bị mòn.
d ) Phái bôi nhựa thông vào dây cung ớ cần kéo nhị (đàn cò).
KẺ1 Ổ bi có tác dụng gì ? Tại sao việc phát minh ra ó bi lại có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triến của khoa học và công nghệ ?
♦ Lực ma sát truọt sinh ra khi một vật truọt trân bề mặt của vật khác. Lục ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.
« Lục ma sát nghỉ giữ cho vật không truọt khi vật bị tác dụng của lục khác.
« Lục ma sát có thể có hại hoặc có ích.
Có thế em chưa biết
Ma sát có ý nghĩa quan trọng trong thực tế. Nó có thể có hại nhưng cũng có thể có ích. Do đó, ta cần biết cách làm giảm cũng như làm tăng ma sát. Nhờ dầu mỡ bôi trơn, ma sát trượt giảm từ 8 đến 10 lần. Tuy nhiên trong nhiều trường họp lực ma sát vẫn còn lớn và cần có giải pháp giảm lực này. Để giảm ma sát người ta phát minh ra các ổ trục, ổ bi lăn, chúng có tác dụng giảm ma sát từ 20 đến 30 lần.
Hãy thử hình dung bỗng nhiên ma sát biến mất thì hiện tượng gì sẽ xảy ra ? Ta không đứng vững, cũng không ngồi vững được. Sách vở, đồ đạc rất khó nằm yên trên bàn. Ta không cầm nổi vật gì trên tay vì mọi cái đều trơn tuột. Đinh rời khỏi tường. Sợi không kết thành vải. Người và động vật không đi lại được. Xe không chạy được. Vật nào đang chuyển động thì sẽ chuyển động mãi không dừng được...