SGK Vật Lí 8 - Bài 23. Đối lưu - Bức xạ nhiệt

  • Bài 23. Đối lưu - Bức xạ nhiệt trang 1
  • Bài 23. Đối lưu - Bức xạ nhiệt trang 2
  • Bài 23. Đối lưu - Bức xạ nhiệt trang 3
Bài 23
ĐỐI LUU - BỨC XẠ NHIỆT
I - ĐỐI LƯU
Trong thí nghiệm về sụ dần nhiệt của nước, nếu ta không gán miếng sáp ỏ đáy ống nghiệm mà đề miếng sáp ở miệng ống nghiệm và đun nóng đáy ống nghiệm (H.23.1), thì chi ưong một thời gian ngán sáp đã nóng cháy. Trong trường hợp này nước đã truyển nhiệt bằng cách nào ?
■ 1. Thí nghiệm
Đặt một gói nhó đựng các hạt thuốc tím vào đáy của một cốc thuý tinh đựng nước rồi dùng đèn cồn đun nóng cốc nước ó phía có đặt thuốc tím (H.23.2).
Quan sát hiện tượng xảy ra.
• 2. Trá lời câu hói
Nước màu tím di chuyền thành dòng tù dưới lên rồi từ trên xuống hay di chuyến hỗn độn theo mọi phưong ?
Tại sao lóp nước ở dưới được đun nóng lại đi lên phía trên, còn lớp nước lạnh ở phía trên lại đi xuống dưới ? (Hãy nhó lại điểu kiện đề vật nổi lên, chìm xuống đã học trong phân Co học).
Tại sao biết được nước trong cốc đã nóng lên ?
Hình 23.1
Hình 23.2
Sự truyền nhiệt năng nhò tạo thành các dòng như trong thí nghiệm trên gọi là sự đối lưu. Sự đối lưu cũng xảy ra trong chất khí.
▼ 3. Vận dụng
Trong thí nghiệm ỏ hình 23.3, khi đốt nến và hương ta thấy dòng khói hưong đi tù trên xuống vòng qua khe hở giữa miếng bìa ngăn và đáy cốc rồi đi lên phía ngọn nến. Hãy gỉái thích hiện tượng trên.
Tại sao muốn đun nóng chất lóng và chất khí phải đun từ phía dưới ?
Trong chân không và trong chất rán có xảy ra đối lưu không ? Tại sao ?
II - BỨC XẠ NHIỆT
Ngoài lớp khí quyến hao quanh Trái Đất, khoảng không gian còn lại giũa Trái Đất và Mặt Trời là khoảng chân không. Trong khoáng chân không này không có sụ dẫn nhiệt và đối lưu. Vậy năng lượng của Mặt Trời đã truyền xuống Trái Đất băng cách nào ?
Thí nghiệm	v
- Một bình câu đã phú muội đèn, trên nút có gán một ống thuỷ tinh, trong ống thuý tinh có giọt nước màu. Bình được đặt gần một nguồn nhiệt như ngọn lửa đèn cồn (H.23.4).
Quan sát và mô tả hiện tượng xáy ra VỚI giọt nước màu.
- Lấy miếng gỗ chán giữa nguổn nhiệt và bình cầu (H.23.5). Quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra với giọt nước màu.
• 2. Trá lời càu hòi
ằSỂ Giọt nước màu dịch chuyến vể đâu B chứng tỏ điểu gì ?
Hình 23.3
Hình 23.4
Hình 23.5
KSỈỉl Giọt nước màu dịch chuyển trớ lại đâu A chứng tó điểu gì ? Miếng gỗ đã có tác dụng gì ?
Êmỉ Sự truyền nhiệt từ nguồn nhiệt tới bình có phàỉ là dẩn nhiệt và đối luu không ? Tại sao ?
Trong thí nghiệm trên, nhiệt đã đuợc truyển bàng các tỉa nhỉệt đi thảng. Hình thức truyền nhiệt này gọi là bức xạ nhiệt. Bức xạ nhiệt có thế xáy ra ngay cả trong chân không.
▼ III - VẬN DỰNG
Tại sao trong thí nghiệm ớ hình 23.4 bình chứa không khí lại đuợc phủ muội đèn ?
Thí nghiệm cho thấy khá năng hẩp thụ tia nhiệt của một vật phụ thuộc vào tính chất của bể mặt. Vật có bể mặt càng xù xì và màu càng sảm thì hấp thụ tia nhiệt càng nhiều.
Tại sao vể mùa hè ta thuờng mặc áo màu tráng mà không mạc áo màu đen ?
Hãy chọn tù thích hợp cho các ô trống ở báng 23.1.
Bảng 23.1
Chất
Rán
Lỏng
Khí
Chân không
Hình thức truyén nhiệt chủ yếu
...
...
...
...
Đối luu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thúc truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.
Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Đúc xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không.
6-VẬT LÍ 8-B
Có thế em chưa biết
Phích (bình thuỷ) là một bình thuỷ tinh hai lớp. Giữa hai lớp thuỷ tinh này là chân không để ngăn cản sự dẫn nhiệt. Hai mặt đối diện của hai lớp thuỷ tinh được tráng bạc để phản xạ các tia nhiệt trở lại nước đựng trong phích. Phích được đậy nút thật kín để ngăn cản sự truyền nhiệt bằng đối lưu ra bên ngoài. Nhờ đó mà phích giữ được nước nóng lâu dài (H.23.6).
Đèn kéo quân quay được là nhờ dòng đối lưu của không khí.