SGK Âm Nhạc và Mĩ Thuật 9 - Bài 10. Vẽ tranh Đề tài Lễ hội

  • Bài 10. Vẽ tranh Đề tài Lễ hội trang 1
  • Bài 10. Vẽ tranh Đề tài Lễ hội trang 2
  • Bài 10. Vẽ tranh Đề tài Lễ hội trang 3
BÀI 10
ĐẾTMLẾHỘI
I - TÌM VÀ CHỌN NỘI DUNG ĐỀ tài
Hằng năm, nước ta có những lễ hội chung và nhiều lễ hội riêng của từng vùng, miền với nội dung, ý nghĩa khác nhau. Lề hội dù lớn hay nhỏ đều tưng bừng, nhộn nhịp và gây ấn tượng đôi với đông đảo mọi người.
Lễ hội thường có các hình thức tổ chức như : mít tinh, duyệt binh, diễu hành, rước cờ, rước kiệu, tế lễ, múa lân, múa rồng, ca hát,... và các hoạt động thể thao, văn hoá sôi nổi, vui tươi, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia (thi bơi thuyền, thổi cơm, đấu vật, chọi gà, đâm trâu, ném còn, đánh cờ người, đánh đu và nhiều trò chơi hấp dẫn khác).
cảnh rước Rồng trong ngày hội (Ảnh)
II - CÁCH VẼ TRANH
Xác định nội dung cụ thể để vẽ tranh. Có thể vẽ toàn cảnh hay vẽ một hoạt động tiêu biểu nào đó trong lễ hội, tuỳ theo cảm xúc và khả năng thể hiện của mỗi người.
Cách vẽ cũng như ở các bài trước.
Chú ỷ :
+ Tìm bô cục đẹp, chặt chẽ, thê hiện rõ nội dung ;
+ Hình vẽ sinh động, tiêu biểu cho từng hoạt động ;
+ Màu sắc trong sáng, rực rỡ, thê hiện được nét đặc trưng của lễ hội.
Hội làng. Tranh bút dạ và sáp màu của học sinh
Đấu vật Tranh bút dạ và sáp màu của học sinh
Hội trăng rằm. Tranh sáp màu của học sinh
Tây Nguyên ngày hội. Tranh màu bột của học sinh
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Vẽ một bức tranh về đề tài lễ hội.