SGK Âm Nhạc và Mĩ Thuật 9 - Bài 16. Thưởng thức mĩ thuật Sơ lược về một số nền mĩ thuật châu Á

  • Bài 16. Thưởng thức mĩ thuật Sơ lược về một số nền mĩ thuật châu Á trang 1
  • Bài 16. Thưởng thức mĩ thuật Sơ lược về một số nền mĩ thuật châu Á trang 2
  • Bài 16. Thưởng thức mĩ thuật Sơ lược về một số nền mĩ thuật châu Á trang 3
  • Bài 16. Thưởng thức mĩ thuật Sơ lược về một số nền mĩ thuật châu Á trang 4
  • Bài 16. Thưởng thức mĩ thuật Sơ lược về một số nền mĩ thuật châu Á trang 5
  • Bài 16. Thưởng thức mĩ thuật Sơ lược về một số nền mĩ thuật châu Á trang 6
  • Bài 16. Thưởng thức mĩ thuật Sơ lược về một số nền mĩ thuật châu Á trang 7
  • Bài 16. Thưởng thức mĩ thuật Sơ lược về một số nền mĩ thuật châu Á trang 8
  • Bài 16. Thưởng thức mĩ thuật Sơ lược về một số nền mĩ thuật châu Á trang 9
sơ Lược VỂ MỘT SỐ NỂN MĨ THUẬT
CHÂU Á
- VÀI NÉT KHÁI QUÁT
Trung Quốc, Ấn Độ cùng với một sô quốc gia châu Á lân cận được coi là hai trong sô những cái nôi cùa văn minh thế giới.
Bài này chỉ giới thiệu sơ lược một vài nét về mĩ thuật của Ấn Độ,
Trung Quốc, Nhật Bản và một sô công trình kiên trúc tiêu biêu của hai nước : Lào và Cam-pu-chia.
- VÀI NÉT VỀ Mĩ THUẬT CỦA MỘT số NUỚC CHÂU Á
1. Mĩ thuật Ấn Độ
An Độ là một quôc gia rộng lớn ở Nam A, có quá trình lịch sử trên 5000 năm. Nền văn minh cổ An Độ (trong đó có mĩ thuật) đã hình thành và phát triển rực rỡ từ 3000 năm trước Công nguyên.
Ấn Độ là quốc gia có nhiều tôn giáo, song chi phối đời sống văn hoá, tư tưởng mạnh nhất là An Độ giáo (đạo Hin-đu). Các công trình mĩ thuật ở các loại hình như kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ,... đều phát triển trên cơ sở đó.
Miền Nam Ai Độ có nhiều công trình tuyệt đẹp như đền thờ Thần Mặt trời, Thần Si-va (Shiva),... Ở tất cả các ngôi đền, điêu khắc trang trí là bộ phận không thể thiếu được trong tống thê kiến trúc. Ma-ha-ba-li Pu-ram là cụm Thánh tích nổi tiếng được xây dựng vào khoảng những năm 630 đến 715 sau Công nguyên, bao gồm những ngôi đền lớn, nhò khác nhau được tạo dựng trực tiếp từ những tảng đá lớn liền khôi và một đền thờ thần Si-va có tên là Đền Ven Biển cũng được xây dựng bằng đá. Khu di tích này là niềm tự hào của người dân An Độ và là di sản văn hoá của nhân loại.
Lăng Tát Ma-ha (Ấn Độ)
Mĩ thuật Trung Quốc
Trung Quốc là đất nước có nền văn hoá phát triển rất sớm, trong đó mĩ thuật chiếm vị trí quan trọng, thê hiện ở nhiều phưong diện, phong phú, đa dạng và độc đáo.
Ba luồng tư tưởng lớn đã ảnh hưởng đến cách nhìn, cách nghĩ, lôi sống của người Trung Quốc và được thể hiện rõ nét ở nghệ thuật (trong đó có mĩ thuật) là : Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo.
Kiến trúc
Công trình kì vĩ có một không hai là Vạn Lí Trường Thành được xây dựng từ thê kỉ III trước Công nguyên, ở Bắc Kinh cũng có rất nhiều công trình nổi tiêng, trong đó có cố Cung, Thiên An Môn, Di Hoà Viên,... còn tồn tại đến ngày nay.
Vạn Lí Trường Thành (Trung Quốc)
Hội hoạ
Từ thời cổ xưa người Trung Quốc đã có các bức bích hod Bích hoạ là tranh tường. 112
'1 tuyệt đẹp vẽ trên vách đá, tiêu biểu là khu chùa hang Mạc Cao ở Đôn Hoàng. Các bức vẽ chiếm khoảng 45000m2, là hệ thông bích hoạ lớn nhất thế giới và có 
giá trị nghệ thuật rất cao. Ngoài ra, tranh ìụa được vẽ tù’ thời Chiến quốc (thế kỉ V - III trước Công nguyên) và đặc biệt là tranh thuỷ mặc (mực nho) sau này được đề cao gọi là quốc hoạ của Trung Quốc. Tranh thuỷ mặc có lối vẽ công bút( Công bút là lối vẽ kĩ từng chi tiết.
'> và lối vẽ nhanh, phóng khoáng, gây được mĩ cảm và mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Đến thế kỉ XX, danh hoạ Tề Bạch Thạch (1863 - 1957) đã kế thừa và phát triển phép tả ý và lối vẽ công bút lên tuyệt đỉnh, đưa hội hoạ thuỷ mặc đến với đông đảo quần chúng nhân dân (năm 1993, hoạ sĩ Tề Bạch Thạch được UNESCO công nhận là “Danh nhân văn hoá thế giới”) .
Tôm. Tranh của hoạ sĩ Tề Bạch Thạch (Trung Quốc)
Núi rùng rục đỏ. Tranh của hoạ sĩ Lý Khả Nhiễm (Trung Quốc)
Mĩ thuật Nhật Bản
Nhật Bản là một quần đảo hình cánh cung ở ngoài khơi phía đông bắc của lục địa châu Á. Do hoàn cảnh địa lí, Nhật Bản ít giao tiếp với bên ngoài. Tuy có chịu ảnh hưởng phần nào của tư tưởng và nghệ thuật Phật giáo Trung Quốc, Ân Độ, nhưng nghệ thuật Nhật Bản vẫn phát triển chủ yêu dựa vào truyền thông và những tiềm năng trong nước. Nhờ vậy, các di sản văn hoá của Nhật Bản (trong đó có mĩ thuật) giữ được bản sắc riêng, độc đáo.
Kiến trúc
Khoảng giữa thế kỉ V, đạo Phật từ Trung Quốc du nhập vào Nhật Bản. Nhiều đền chùa được xây dựng với những tầng mái gỗ đồ sộ, kết cấu bằng kĩ thuật riêng rất hoàn hảo. Các công trình kiến trúc truyền thống của Nhật Bản hài hoà với cảnh trí thiên nhiên và bền vừng với thời gian.
Hội hoạ và đồ hoạ
Hội hoạ Nhật Bản hình thành và khởi sắc từ cuối thế kỉ VI theo sự du nhập của đạo Phật. Trên cơ sở tiếp thu nghệ thuật bích hoạ của Trung Quốc, Ân Độ, hội hoạ Nhật Bản đã dần dần tạo được bản sắc riêng.
Đặc biệt, nghệ thuật tranh khắc gồ nhiều màu của Nhật Bản được thế giới biết đến và đánh giá cao. Các hoạ sĩ Nhật Bản đã phát triển được tranh khắc gồ, vốn chỉ dành để minh hoạ sách, trở thành các tác phẩm độc lập, đáp ứng nhu cầu thưởng thức mĩ thuật cùa nhiều tầng lớp trong xã hội. Rất nhiều hoạ sĩ làm tranh khắc gỗ màu của Nhật Bản trở nên nổi tiếng ở cả trong nước và thế giới, như : U-ta-ma-rô, Hô-ku-sai, Hi-rô-si-ghê,...
Chùa Tô-đai-di (Nhật Bản)
Gió nam khi bình minh (trong bộ tranh vẽ núi Phú Sĩ). Tranh khắc gỗ màu của hoạ sĩ Hô-ku-sai (Nhật Bản)
Các công trình kiến trúc của Lào và Cam-pu-chia
That Luổng (Lào)
That Luổng được xây dựng lại vào năm 1566, là công trình kiến trúc Phật giáo tiêu biểu của nước Lào. Trong đó, tháp That Luồng là kiến trúc chính, trung tâm tháp là một khôi lớn vưon cao, xung quanh là các tháp nhỏ. Toàn bộ khôi trung tâm đều được dát vàng, tạo nên vẻ uy nghi, rực rỡ.
Thạt Luồng (Lào)
Ảng-coThom (Cam-pu-chia)
Nếu Ãng-co Vát là ngôi sao nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc sáng chói giữa thế kỉ XII, thì Ảng-co Thom là ngọn lửa nghệ thuật kì vĩ giữa thế kỉ XIII của nhân dân Cam-pu-chia.
Ăng-co Thom thuộc loại “đền núi” nhưng được xây dựng với quy mô hoành tráng, là sự kết họp độc đáo giữa nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc tinh tế, hoàn mĩ.
cổng Thắng lợi, Ăng-co Thom (Cam-pu-chia)
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Hãy nêu vài nét về mĩ thuật Ân Độ, Trung Quốc và tranh khắc gồ Nhật Bản
Sưu tầm tranh, ảnh có liên quan tới nội dung bài học.