SGK Âm Nhạc và Mĩ Thuật 9 - Bài 6. Thưởng thức mĩ thuật Chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam

  • Bài 6. Thưởng thức mĩ thuật Chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam trang 1
  • Bài 6. Thưởng thức mĩ thuật Chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam trang 2
  • Bài 6. Thưởng thức mĩ thuật Chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam trang 3
  • Bài 6. Thưởng thức mĩ thuật Chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam trang 4
  • Bài 6. Thưởng thức mĩ thuật Chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam trang 5
CHẠMKHACGỎ
ĐÌNH LÀNG VIỆT NAM
- VÀI NÉT KHÁI QUÁT
Đình làng là thành tựu đặc sắc trong nghệ thuật kiến trúc và trang trí truyền thống của nước ta. Đình là nơi thờ Thành hoàng làng, đồng thời cũng là nơi bàn bạc, giải quyết việc làng và tổ chức lễ hội hằng năm.
Kiến trúc đình làng mộc mạc và duyên dáng. Ngôi đình là niềm tự hào và luôn gần gũi, gắn bó với tình yêu quê hương của mỗi người dân.
Các ngôi đình như Đình Bảng (Bắc Ninh), Thổ Hà, Lồ Hạnh (Bắc Giang), Tây Đằng, Chu Quyến (Hà Tây),... được coi là tiêu biểu cho đình làng Việt Nam.
- NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC Gỗ ĐÌNH LÀNG
Chạm khắc trang trí gắn bó chặt chẽ với kiến trúc đình làng. Các đầu đao, đầu cột của đình làng thường được chạm hình đầu rồng và các hoa văn. Dọc theo các trục, các bức vách gồ của đình phần lớn được trang trí bằng các bức chạm khắc với nội dung sinh hoạt xã hội phong phú và giàu tính hiện thực.
Chạm khắc gỗ đình làng thuộc dòng nghệ thuật dân gian, do những nghệ nhân là nông dân sáng tạo nên. Chạm khắc gỗ đình làng chủ yếu phản ánh sinh hoạt của nhân dân ở làng xã. Các cảnh : gánh con, trai gái vui đùa, uống rượu, đánh cờ, tấu nhạc, các trò chơi dân gian,... được các nghệ nhân mô tả rất sinh động. Cách chạm khắc dứt khoát, chắc tay nhưng phóng khoáng, tạo nên chồ nông, chỗ sâu khiên cho bức chạm khắc có độ tối sáng lung linh huyền ảo khi nằm trong không gian kiên trúc.
Chạm khắc đình làng có vẻ đẹp tự nhiên, mộc mạc, giản dị. Nghệ nhân xưa không bị lệ thuộc vào các khuôn mẫu có sẵn mà sáng tác theo cảm hứng từ cuộc sông diễn ra hằng ngày đã in sâu vào tâm trí họ. Vì vậy, nghệ thuật chạm khắc đình làng hoàn toàn thoát khỏi những quan niệm của giai cấp phong kiên thống trị, mang đậm tính dân gian và bản sắc dân tộc.
Đầu đao đình Phù Lãng (Bắc Giang)
Cấu trúc bên trong đình Chu Quyến (Hà Tây)
uống rượu. Đình Chu Quyến (Hà Tây)
Cảnh sinh hoạt của ngưòí dân. Đình Thổ Tang (Vĩnh Phúc)
Bàn thờ Trần Lựu, vị tướng đời Trần, đình Thanh Hà (Hà Nội)
Rồng chầu. Đình Chu Quyến (Hà Tây)
ôm gà chọi. Đình Liên Hiệp (Hà Tây)
- MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM CỦA CHẠM KHẮC Gỗ ĐÌNH LÀNG
Các bức chạm khắc đình làng chủ yếu phản ánh những sinh hoạt trong cuộc sống đời thường của nhân dân.
Nghệ thuật chạm khắc mộc mạc, khoẻ khoắn và phóng khoáng, bộc lộ tâm hồn của những người sáng tạo ra nó.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Hãy kể tên và địa điểm của những ngôi đình làng mà em biết.
Hãy nêu nội dung và tính nghệ thuật của chạm khắc gồ đình làng.
Sưu tầm tranh ảnh về đình làng và chạm khắc đình làng.