SGK Âm Nhạc và Mĩ Thuật 9 - Bài 12. Thường thức mĩ thuật Sơ lược về mĩ thuật các dân tộc ít người ở Việt Nam

  • Bài 12. Thường thức mĩ thuật Sơ lược về mĩ thuật các dân tộc	ít người ở Việt Nam trang 1
  • Bài 12. Thường thức mĩ thuật Sơ lược về mĩ thuật các dân tộc	ít người ở Việt Nam trang 2
  • Bài 12. Thường thức mĩ thuật Sơ lược về mĩ thuật các dân tộc	ít người ở Việt Nam trang 3
  • Bài 12. Thường thức mĩ thuật Sơ lược về mĩ thuật các dân tộc	ít người ở Việt Nam trang 4
  • Bài 12. Thường thức mĩ thuật Sơ lược về mĩ thuật các dân tộc	ít người ở Việt Nam trang 5
  • Bài 12. Thường thức mĩ thuật Sơ lược về mĩ thuật các dân tộc	ít người ở Việt Nam trang 6
  • Bài 12. Thường thức mĩ thuật Sơ lược về mĩ thuật các dân tộc	ít người ở Việt Nam trang 7
BÀI 12
THƯỜNG THỨC Mỉ THUẬT
Sơ Lược VỀ MĨ THUẬT
Ác DÁN TỘC ÍT NGƯỜI ở VIỆT NAM
I - VÀI NÉT KHÁI QUÁT
- Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời. Trên mảnh đất trải dài từ Bắc tới Nam, từ Đông sang Tây có 54 cộng đồng các dân tộc sinh sông. Hàng ngàn năm nay, các dân tộc trên đất nước Việt Nam đã cùng nhau kề vai sát cánh đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chê ngự thiên nhiên khắc nghiệt để bảo vệ và xây dựng đất nước.
Bên cạnh những đặc điểm chung về kinh tế và xã hội, mồi cộng đồng các dân tộc trên đất nước Việt Nam lại có những nét đặc sắc riêng về văn hoá. Chính những nét đặc sắc đó đã tạo nên sự phong phú, đa dạng cho nền văn hoá Việt Nam.
II - MỘT SỐ LOẠI HÌNH VÀ ĐẶC DIEM CUA Mĩ THUẬT CÁC DÂN TỘC ÍT NGƯỜI Ở VỆT NAM
Tranh thờ và thổ cẩm
a)Tranh thờ
Tranh thờ cổ của đồng bào Dao, Hmông, Sán Chay, Tày, Nùng,... ở phía bắc nước ta phản ánh ý thức hệ lâu đời của họ : hướng thiện, răn đe cái ác và cầu may mắn, phúc lành cho mọi người. Những tranh thờ này có thể là tranh vẽ hoặc được in nét và vẽ bằng các màu tự tạo như nhựa cây sung, cây son,...
Hình 1. Tranh thờ của dân tộc Dao
Ngoài việc phục vụ cho thờ cúng, tranh thờ của các dân tộc ít người còn có giá trị lịch sử và nghệ thuật, có vị trí đáng kể trong nền mĩ thuật dân gian Việt Nam.
b) Thổ cẩm
Đồng bào các dân tộc ít người (Tày, Nùng, Thái, Dao, Sán Chay, Hmông, Gia-rai, Ê-đê, Chăm,...) rất chú ý đến trang trí trên y phục. Dù là trên chiếc khăn “piêu”, vỏ chăn, cạp váy hay những phần thêu ở áo dài, dây lưng,... đều có những mẫu trang trí vừa thanh nhã, vừa đẹp, phù hợp với từng vật dụng.
Nét đặc sắc của nghệ thuật trang trí trên vải (còn gọi là thổ cầm) của đồng bào các dân tộc ít người là chắt lọc nhũng đường nét khái quát điển hình của các sự vật: cách điệu và đon giản hoá từ những hình mẫu thực ngoài thiên nhiên thành những hoạ tiết, rồi sắp xếp, thể hiện, tạo nên những tác phẩm mang tính trang trí và có giá trị thẩm mĩ cao.
Hình 2. Gấu áo, thêu thoáng ghép vải có hình chó của dân tộc Dao
Hình 3. Thổ cẩm của dân tộc Hmông
Nhà rông và tượng nhà mồ Tây Nguyên
a) Nhà rông
Vùng Tây Nguyên rộng lớn kéo dài suốt dải đất miền tây nam Trung Bộ là nơi sinh sông của cộng đồng các dân tộc như Ba-na, Gia-rai, Ê-đê, Xơ-đăng,... Nét đặc sắc trong kiến trúc của đồng bào Tây Nguyên thể hiện rất rõ ở nhà rông.
Nhà rông to và cao hơn các nhà khác trong buôn, là nơi sinh hoạt chung của buôn làng (có vị trí như đình làng của người Kinh ở miền xuôi). Nhà rông có hình dáng đặc biệt, với nóc nhà rất cao, đứng sừng sừng và được trang trí công phu.
về mặt mĩ thuật, tuy cũng làm bằng chất liệu gồ, tre, lá (hay cỏ gianh lợp mái), song nhà rông được chú trọng đặc biệt về kiến trúc và trang trí nên có vẻ đẹp vừa hoành tráng vừa giản dị, gần gũi.
Hình 4. Nhà ròng (Tây Nguyên)
b)Tượng nhà mồ
Ngoài ngôi nhà để sinh sống, người Tây Nguyên còn làm nhà mồ rất đẹp cho người chết. Tinh hoa nghệ thuật của nhà mồ thể hiện ở kiến trúc, trang trí và đặc biệt là điêu khắc gỗ.
Tục làm tượng nhà mồ rất phổ biến, thể hiện mong muốn của người sông là làm vui lòng người đã chết, là sự tưởng niệm của người sông với người đã ra đi. Chỉ với cái rìu, khúc gồ, bằng sự khéo léo và những tình cảm dành cho người đã khuất, người dân Tây Nguyên đã đẽo thành nhiều bức tượng rất phong phú, sinh động với đề tài về người và các con vật trong cuộc sông thường ngày. Điêu khắc nhà mồ Tây Nguyên là pho sử thi về cuộc sống xã hội và tự nhiên của rừng núi, vừa cổ sơ, vừa hiện đại với ngôn ngữ hình khôi đơn giản và tính cách điệu cao.
Hình 5. Tượng nhà mồ của dân tộc Ba-na (Gia Lai, Tây Nguyên)
Hình 7. Nhà mồ của dân tộc Ba-na (Gia Lai, Tây Nguyên)
Hình 6. Tượng nhà mồ (Gia Lai, Tây Nguyên)
Tháp và điêu khắc Chăm (Chàm)
a) Tháp Chăm
Dọc theo mảnh đất duyên hải miền Trung và Nam Trung Bộ là nơi người Chăm sinh sống. Họ đã tạo nên một nền yăn hoá độc đáo từ hàng ngàn đời nay. Văn hoá Chăm chịu ảnh hưởng của Ân Độ giáo và Phật giáo.
Tháp Chăm là công trình kiến trúc độc đáo có nhiều tầng, các tầng thu nhỏ dần lên đến đỉnh. Tháp được xây bằng gạch rất cứng. Các nghệ nhân Chăm có thể chạm khắc trang trí ngay vào những khối tường đã xây. Trang trí cho kiên trúc là các hình hoa, lá xen kẽ với hình người hay thú vật,...
Mĩ Sơn là quần thể kiến trúc Chăm gồm trên 60 di tích đền tháp lớn nhỏ, có những ngôi đền dựa vào sườn núi bao quanh như hình vòng cung. Mặc dù đã bị huỷ hoại qua thời gian nhưng những gì còn lại cho thấy đây là một quần thể kiên trúc rất đẹp. Mĩ Sơn đã được UNESCO công nhận là “Di sản văn hoá thế giới”. Ngoài ra, còn có nhiều tháp Chăm nổi tiếng khác như Pô Na-ga (Khánh Hoà), Pô Hài (Bình Thuận),...
Hình 8 Tháp Chăm (Ninh Thuận)
b) Điêu khắc Chăm
Tượng tròn và phù điêu là một phần gắn bó chặt chẽ với các công trình kiến trúc Chăm. Ở Thánh địa Mĩ Sơn có rất nhiều tượng đá và phù điêu tuyệt đẹp.
Nghệ thuật tạc tượng của các nghệ nhân Chăm có cách tạo khối tròn, căng ; nhịp điệu uyển chuyển, đầy gợi cảm ; bô cục chặt chẽ.
Điêu khắc Chăm như một bản hợp ca về cuộc sống xã hội và tâm linh, tràn trề sức sông với ngôn ngữ tạo hình giản dị, có tính khái quát cao. Hiện tại, một sô lớn tượng và phù điêu Chăm được lưu giữ tại Bảo tàng Chăm ở Đà Nằng.
CẨU HOI VÀ BÀI TẶP
Hãy nêu đặc điểm của tranh thờ, thổ cẩm, nhà rông và tượng nhà mồ.
Hãy nêu một số nét tiêu biểu về tháp Chăm và điêu khắc Chăm.
Em biết gì thêm về mĩ thuật của các dân tộc ít người ở Việt Nam ?
Sưu tầm tranh, ảnh về mĩ thuật của các dân tộc ít người ở Việt Nam.
Hình 10. Vũ nữ Trà Kiệu, thế kỉ X (Quảng Nam)